Xuất huyết não là bệnh lý xảy ra đột ngột và có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn vượt qua cơn “thập tử nhất sinh”, hầu hết người bệnh vẫn phải đối diện với những di chứng khá nặng nề. Vì vậy, người thân cần phải đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não sau khi về nhà.
Bạn đang đọc: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não khi về nhà
Kế hoạch chăm sóc hiệu quả có thể giúp bệnh nhân mau chóng lấy lại sức khỏe và phục hồi phần nào các chức năng đã mất do não bị tổn thương; đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát lần sau.
Nội Dung
Xác định những vấn đề bệnh nhân phải đối mặt
Sau cơn xuất huyết não, phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải hai di chứng. Đó là:
- Liệt ở một chi, liệt nửa người hoặc toàn thân, khó hoặc mất chức năng vận động.
- Rối loạn về nhận thức, ngôn ngữ, nặng nề nhất là trở thành người thực vật.
Vì vậy, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não cũng sẽ thay đổi theo tình trạng của mỗi người. Bệnh nhẹ, phục hồi nhanh, sử dụng đúng phương pháp có thể chỉ cần 4 – 6 tháng nhưng đôi khi phải tới vài năm, thậm chí là cả đời. Người nhà nên xác định trước khó khăn này để chuẩn bị tâm lý, luôn kiên trì đồng hành cùng người bệnh.
Các bước chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não trong thời kỳ phục hồi
Mục đích của chăm sóc là giúp người bệnh lấy lại được tối đa chức năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Gồm có:
-
Vật lý trị liệu
Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện bài tập phục hồi khả năng vận động và nhận thức theo lời dặn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sau đây:
-
Liệu pháp ngôn ngữ hoặc các hình thức giao tiếp thay thế
Trong giai đoạn phục hồi, nhiều người bị khó phát âm, ghép các từ không có nghĩa với nhau hoặc không thể tìm được từ phù hợp để diễn đạt ý muốn. Đây là hậu quả của việc vùng não phụ trách ngôn ngữ bị tổn thường và/hoặc các cơ tại thanh quản bị cứng.
Người thân trong gia đình nên kiên nhẫn nghe người bệnh nói hết, không hiểu có thể yêu cầu diễn đạt lại. Sau đó, bạn hãy trao đổi lại với bệnh nhân xem liệu bạn có đang hiểu đúng ý họ không và có thể giúp họ điều chỉnh lại cách diễn đạt sao cho thật ngắn gọn hoặc theo cách khác rõ ràng hơn. Có thể tập giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ tay, viết ra giấy, dùng bảng chữ cái hoặc gõ vào máy tính/điện thoại. Bạn nên ghi nhận, động viên khích lệ những nỗ lực của họ. Trong quá trình giao tiếp với người bệnh, bạn nên giảm hết mức các tiếng ồn bên ngoài để nghe họ nói chuyện được rõ hơn, đồng thời nên nhìn vào mắt người bệnh để biểu đạt rằng bạn đang lắng nghe.
Trong thời gian chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não, hãy dành thời gian trò chuyện mỗi ngày bằng thái độ vui vẻ, tích cực dù họ còn nhận thức được hay không. Như vậy, bệnh nhân sẽ duy trì được tinh thần thoải mái, tránh bực bội thất vọng khi nhận ra người khác không hiểu ý mình.
-
Thuốc men
Trong thời kỳ này, một số người bệnh cần phải sử dụng thuốc kiểm soát tình trạng xuất huyết, kiểm soát mỡ máu, điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết và/hoặc ngăn ngừa co giật. Bạn nên nhắc nhở và giúp đỡ họ uống thuốc đủ, đúng, tái khám theo lịch. Nếu muốn dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ hay vitamin, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.
-
Chăm sóc bệnh nhân sau xuất huyết não để giảm nguy cơ tái phát
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não hàng đầu mà chúng ta có thể phòng ngừa được. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị máy đo huyết áp tại nhà, theo dõi hằng ngày và thông báo với bác sĩ nếu thấy huyết áp của bệnh nhân cao bất thường. Hãy giữ cho họ tinh thần thoải mái nhất, vì căng thẳng sẽ khiến huyết áp tăng lên. Bạn có thể cho người bệnh nghe nhạc, hướng dẫn tập hít sâu thở chậm cũng rất hữu ích.
Bên cạnh đó, đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, cần sử dụng thuốc đúng giờ và kiểm tra lượng đường tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ (nếu có).
Một số bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý này hiệu quả, tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn.
Bệnh nhân xuất huyết não nên ăn gì?
Vì chức năng cơ thể, khả năng vận động của người bệnh không còn được như bình thường, do vậy cần có một số thay đổi như:
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh tình trạng ăn quá no sẽ khiến bệnh nhân khó chịu, mệt, khó thở.
- Nấu nướng thanh đạm, tốt nhất nên nấu dạng lỏng mềm, xay nhuyễn để bệnh nhân dễ hấp thu, dễ tiêu hóa.
- Chọn thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ, cụ thể là rau xanh, trái cây thanh mát, ngũ cốc nguyên cám, cá và các loại đậu; tăng thức ăn giàu vitamin K như chuối, khoai tây; hạn chế dầu mỡ, muối, đường
- Nếu bệnh nhân còn vận động được, hãy để họ tự ăn từ từ từng chút một nhằm tăng vận động, không hối thúc.
- Đối với người thực vật, hôn mê sâu sẽ phải nạp dinh dưỡng bằng cách truyền. Lúc này bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, truyền chậm và nhẹ nhàng nếu không sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Chạy bộ có tác dụng gì? 12 tác dụng của chạy bộ mỗi ngày
>>>>>Xem thêm: Nang gan
Lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não
Một số điều tưởng như rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh nhân xuất huyết não trong quá trình hồi phục. Người nhà nên lưu ý:
- Lau người, tắm rửa và thay quần áo cho họ mỗi ngày. Vệ sinh kỹ những vùng da kín hay có nếp gấp như xương cụt, háng, nách, xương bả vai, gót chân, mông, lưng, gáy. Trước khi ngồi hoặc nằm phải luôn đảm bảo đã lau khô da, tránh vi khuẩn, virus hay nấm có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và gây ra các bệnh về da.
- Đối với bệnh nhân liệt toàn thân, bạn nên thường xuyên xoay người, đổi tư thế để tránh lở loét do máu khó lưu thông. Khi có triệu chứng loét, hãy giúp họ vệ sinh sạch, khử trùng bằng cồn y tế và xoa bóp liên tục cho máu lưu thông thì vết thương sẽ nhanh hồi phục.
- Dọn dẹp ngay nếu bệnh nhân đi vệ sinh tại chỗ.
- Không nên sử dụng nệm cao su hoặc chiếu nhựa mà thay bằng nệm nước, chiếu cói, chiếu tre để thông thoáng lưng.
- Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá hay xì gà. Chất nicotine trong những sản phẩm này rất dễ khiến mạch máu bị tổn thương.
- Không cho bệnh nhân sử dụng rượu bia dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng sẽ khiến huyết áp tăng lên và làm loãng máu, tăng nguy cơ xuất huyết.
- Khuyến khích bệnh nhân hoạt động và giao tiếp
- Luôn theo dõi tình trạng của bệnh nhân để phát hiện các bất thường có thể xảy ra.
Sau cơn xuất huyết não, tinh thần của bệnh nhân có thể rất xấu, thậm chí là trầm cảm. Họ thất vọng, buồn bã vì nghĩ rằng mình trở thành gánh nặng cho người khác. Họ cũng có thể cáu gắt, khó ngủ vì tâm trạng không tốt. Bạn nên động viên nhiều hơn, duy trì không khí vui vẻ và thể hiện rằng bạn luôn quan tâm đến họ.
Có thể nói chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là cả một hành trình dài. Hãy luôn kiên nhẫn, yêu thương và cập nhật những kiến thức mới nhất về bệnh, giúp họ mau chóng phục hồi và có được chất lượng sống tốt nhất.