Lây nhiễm chéo đã làm bùng phát rất nhiều dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới, thậm chí là dẫn đến việc xuất hiện những chủng vi sinh vật kháng thuốc và khó điều trị. Vậy, lây nhiễm chéo là gì và cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Lây nhiễm chéo là gì? Hiểu rõ để phòng ngừa
Nội Dung
Lây nhiễm chéo là gì?
Lây nhiễm chéo là gì? Lây nhiễm chéo hay nhiễm trùng chéo là sự lây truyền vi sinh vật, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây bệnh giữa người với người, thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hay qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra giữa bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ thể, giống như nhiễm trùng đường hô hấp có thể lan đến tai hoặc mắt.
Lây nhiễm chéo xảy ra như thế nào?
Lây nhiễm chéo là gì và xảy ra như thế nào? Lây nhiễm có thể lây truyền như sau:
Những sinh vật nào có thể lây nhiễm chéo?
Trong môi trường, các sinh vật lây nhiễm chéo phổ biến hoặc có nguy cơ cao bao gồm:
- Acinetobacter baumannii (A. baumannii) là một loại vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng da (nhiễm trùng vết mổ và vết thương) và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mycobacterium tuberculosis là loại vi khuẩn gây bệnh lao.
- Nhiễm Norovirus và Clostridium difficile thường dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính, kèm theo buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp như virus parainfluenza, adenovirus, coronavirus, enterovirus…gây bệnh cảm lạnh, cúm
- Pseudomonas aeruginosa là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng phổi (viêm phổi) hoặc các bộ phận khác của cơ thể sau khi phẫu thuật.
- Burkholderia cepacia (B.cepacia) là một nhóm phức hợp vi khuẩn gây ra vấn đề sức khỏe cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là bệnh xơ nang.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm chéo
Tìm hiểu thêm: 8 cách giúp bạn không bị kiểm soát trong giao tiếp
Hiểu lây nhiễm chéo là gì thì bạn sẽ biết rằng ai cũng đều có nguy cơ bị bệnh do lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
- Người lớn tuổi trên 65 tuổi
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân tiểu đường, người mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh phổi, bệnh tim hoặc bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra, một số môi trường có thể dễ dàng phát sinh tình trạng lây nhiễm chéo do tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh như: lây nhiễm chéo trong bệnh viện, các trung tâm y tế, viện dưỡng lão, nơi tập trung đông dân cư, nơi kém vệ sinh,…
Những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo là gì?
>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách khử mùi hôi giày cực đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Việc hiểu lây nhiễm chéo là gì để có cách ngăn ngừa lây nhiễm chéo là rất quan trọng. Việc ngăn ngừa lây nhiễm chéo sẽ giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và ngăn ngừa chủng vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện.
Một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa có cồn.
- Giữ khoảng cách an toàn nếu nghi ngờ người xung quanh mắc bệnh.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Mang găng tay, đặc biệt là với những nhân viên y tế.
- Vệ sinh không gian sinh hoạt và mở cửa sổ cho thông thoáng.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm,…
Hiểu lây nhiễm chéo là gì sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa vi sinh vật gây bệnh lây truyền sang bản thân mình và những người xung quanh. Cách điều trị thông thường cho các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số chủng vi sinh vật kháng thuốc có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy, hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mình mắc bệnh nhé!