Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi

Bạn đang đọc: Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi là một tình trạng khá phổ biến và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu vách ngăn mũi bị lệch gây ra các vấn đề về hô hấp, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Vậy triệu chứng của lệch, vẹo vách ngăn mũi là gì và làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chung

Lệch vách ngăn mũi là bệnh gì?

Vách ngăn mũi là bức tường chia khoang mũi thành hai phần, gồm một bộ xương đệm trung tâm, được màng nhầy bao phủ ở mỗi bên. Các phần trước của vách ngăn mũi là một kết cấu vững chắc nhưng uốn cong, được cấu tạo chủ yếu bởi sụn, bao phủ bởi da và có nhiều mạch máu. Vách ngăn mũi lý tưởng phải nằm ở giữa, chia khoang mũi thành 2 phần bằng nhau.

Tuy nhiên, vách ngăn mũi có thể bị vẹo sang một bên và gây nên tình trạng lệch vách ngăn mũi. Đây là một tình trạng rất phổ biến, các nhà khoa học ước tính có đến 80% dân số bị lệch vách mũi ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp lệch nặng gây ra các vấn đề về hô hấp mới cần được theo dõi và điều trị.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lệch vách ngăn mũi là gì?

Hầu hết các dị tật vách ngăn mũi không gây triệu chứng và bạn thậm chí không nhận ra rằng mình bị lệch vách ngăn. Tuy nhiên, một số dị tật vách ngăn có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Tắc nghẽn một hoặc cả hai lỗ mũi. Tình trạng này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi thở bằng mũi, đặc biệt khi bị cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên) hoặc dị ứng.
  • Chảy máu cam. Bề mặt của vách ngăn mũi có thể trở nên khô, từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
  • Đau vùng da mặt xung quanh. Khi một phần vách ngăn mũi bị lệch nghiêm trọng, các bề mặt bên trong mũi sẽ cọ sát vào nhau và gây ra áp lực, từ đó khiến bạn bị đau dọc theo sống mũi.
  • Thở khò khè trong khi ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị vẹo vách ngăn mũi hoặc sưng ở các mô mũi.
  • Nhận thức chu kỳ mũi. Thông thường, mũi sẽ bị cương tụ ở một bên, sau đó chuyển qua bên còn lại, hiện tượng này được gọi là chu kỳ mũi. Đó là một hiện tượng bình thường nhưng bạn khó nhận biết được. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhận biết rõ được chu kỳ mũi thì đó là dấu hiệu cho thấy có một bên mũi bị tắc nghẽn bất thường.
  • Nằm ngủ theo một hướng nhất định. Một số người phải điều chỉnh tư thế ngủ nghiêng sang một bên nhất định để tối ưu hóa việc thở qua mũi vào ban đêm, điều này có thể là do vách ngăn bị lệch và làm thu hẹp một bên mũi.

Lệch vách ngăn mũi

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu gặp các tình trạng sau:

  • Lỗ mũi vẫn có cảm giác bị tắc dù đã điều trị
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Nhiễm trùng xoang tái phát

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lệch vách ngăn mũi?

Vách ngăn mũi có thể bị lệch do:

  • Dị tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp, lệch vách ngăn xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi và biểu hiện rõ ràng khi sinh.
  • Tổn thương mũi. Một số chấn thương có thể khiến vách ngăn mũi di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Ở trẻ sơ sinh, chấn thương này thường xảy ra trong quá trình sinh nở. Ở trẻ em và người lớn, một loạt các tai nạn có thể dẫn đến chấn thương mũi và lệch vách ngăn, chẳng hạn như vấp ngã hoặc va chạm với người khác. Chấn thương mũi cũng thường gặp trong các môn thể thao, trò chơi hoạt động, nô đùa hoặc tai nạn ô tô.
  • Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh lệch vách ngăn mũi?

    Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này có thể bao gồm:

  • Chơi thể thao
  • Không thắt dây an toàn khi lái các phương tiện cơ giới như xe ô tô.
  • Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh lệch vách ngăn mũi?

    Trong quá trình khám, trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng bạn gặp phải. Để kiểm tra toàn bộ bên trong mũi, bác sĩ sẽ sử dụng đèn và dụng cụ kiểm tra mũi hình mũi mỏ vịt để mở to lỗ mũi. Đôi khi bác sĩ sẽ kiểm tra sâu hơn trong mũi bằng một thiết bị hình ống dài có gắn đèn ở đầu ống. Các bác sĩ cũng có thể quan sát và đánh giá các mô mũi trước và sau khi sử dụng bình xịt thông mũi. Sau đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có bị lệch vách ngăn hay không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lệch vách ngăn mũi?

    Tìm hiểu thêm: Thimerosal và những điều bạn cần biết

    Lệch vách ngăn mũi

    >>>>>Xem thêm: Top 6 loại viên uống nội tiết tố nữ cải thiện sắc đẹp, sinh lý

    Bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp bạn kiểm soát triệu chứng và điều trị lệch vách ngăn mũi, bao gồm:

    Kiểm soát triệu chứng

    Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc để giúp giảm sưng ở màng nhầy mũi, tuy nhiên thuốc sẽ giúp điều trị triệt để tình trạng mũi bị lệch vách ngăn:

    • Thuốc thông mũi: Đây là loại thuốc làm giảm sưng mô mũi, giúp giữ cho đường thở ở cả hai bên lỗ mũi được thông thoáng.
    • Thuốc kháng histamine: Thuốc giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, bao gồm nghẹt mũi và sổ mũi.
    • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Các thuốc xịt mũi kê toa này có thể làm giảm sưng tấy bên trong đường thở và giúp đào thải nước.

    Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn

    Nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng của bệnh dù đã điều trị y tế, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để điều chỉnh lại vị trí của vách ngăn mũi bị lệch.

    Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn là phương pháp thường được sử dụng. Trong đó, bác sĩ có thể phải tách các phần của vách ngăn mũi ra, sau đó duỗi thẳng chúng và đặt lại vào vị trí ban đầu.

    Trong một số trường hợp, phẫu thuật tạo hình mũi có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh xương và sụn của mũi để thay đổi hình dạng hoặc kích thước của chúng.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn ngăn ngừa lệch vách ngăn mũi?

    Bạn có thể ngăn ngừa những chấn thương gây ra tình trạng lệch vách ngăn mũi bằng những biện pháp sau:

    • Đội mũ bảo hiểm hoặc mặt nạ bảo hiểm khi chơi các môn thể thao như bóng đá và bóng chuyền.
    • Đeo dây an toàn khi đi xe ô tô.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *