Khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần phải theo dõi công thức máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ số luôn nằm trong phạm vi an toàn. Điều đó khiến bạn tốn thời gian đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm định kỳ. Do đó, lên kế hoạch cho một chuyến đi du lịch khi mắc phải tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu là điều không hề dễ dàng.
Bạn đang đọc: Lên kế hoạch du lịch cho người bị xuất huyết giảm tiểu cầu
Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng cách, bạn vẫn có thể thực hiện được các chuyến đi để tận hưởng niềm vui dù mắc phải xuất huyết giảm tiểu cầu. Hãy cùng Kenshin.vn tham khảo những lời khuyên sau đây để có một chuyến đi vui vẻ nhé!
Nội Dung
- 1 1. Thông báo cho bác sĩ về kế hoạch của bạn
- 2 2. Đem theo bệnh án cá nhân
- 3 3. Dự trữ thêm thuốc điều trị
- 4 4. Xem xét tham gia bảo hiểm du lịch
- 5 5. Tìm kiếm thông tin về các trung tâm y tế khẩn cấp tại điểm đến
- 6 6. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi du lịch bằng máy bay
- 7 7. Đứng lên và di chuyển thường xuyên
- 8 8. Đảm bảo an toàn trong chuyến đi
- 9 9. Hãy tận hưởng thời gian nghỉ dưỡng
1. Thông báo cho bác sĩ về kế hoạch của bạn
Điều quan trọng đầu tiên là bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị về mong muốn của bản thân để nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Bác sĩ có thể thực hiện vài xét nghiệm để đánh giá tình hình và kê cho bạn thêm đơn thuốc giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn trong suốt chuyến đi.
Bạn cũng cần thông báo với bác sĩ nếu như có dự định du lịch nước ngoài và cần tiêm phòng một vài loại vắc xin như vắc xin sốt xuất huyết.
2. Đem theo bệnh án cá nhân
Bạn có thể yêu cầu bác sĩ cung cấp một bản tóm tắt tình trạng sức khỏe cá nhân để mang theo khi đi du lịch. Bạn hãy nhớ luôn đem theo chúng và sao lưu thêm vài bản cho người thân hoặc bạn bè đi chung.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo vòng tay có những thông tin về tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu để nhân viên y tế có thể biết về tình trạng sức khỏe của bạn khi có sự cố xảy ra. Có khi bạn không cần sử dụng đến những thứ này nhưng tốt nhất hãy cứ chuẩn bị để đề phòng mọi rủi ro.
3. Dự trữ thêm thuốc điều trị
Hãy chuẩn bị đầy đủ thuốc sử dụng trong khoảng thời gian đi du lịch và dự trữ thêm một vài liều để đề phòng chuyến đi kéo dài ngoài ý muốn. Bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bạn một số đơn thuốc bổ sung. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong trường hợp bạn uống hết thuốc điều trị hoặc làm mất thuốc trong chuyến đi.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Bạn nên chuẩn bị gì cho túi y tế du lịch0;.
4. Xem xét tham gia bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm du lịch là một bảo hiểm riêng biệt so với bảo hiểm y tế cá nhân. Nó giúp chi trả cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, tai nạn và những lúc lịch trình bị thay đổi khi bạn đi du lịch. Hãy tham khảo các công ty bảo hiểm và hỏi rõ về những quyền lợi bạn có thể nhận được khi đã có sẵn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
Bảo hiểm du lịch cũng bao gồm lợi ích hỗ trợ chi phí trong trường hợp bạn phải hủy bỏ hoặc hoãn chuyến đi vì lý do sức khỏe theo quy định. Chẳng hạn như bạn bị xuất huyết trước khi khởi hành và bảo hiểm có thể bồi hoàn lại một phần chi phí bạn đã trả cho chuyến đi.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư da: Phương pháp nào phù hợp với bạn?
>>>>>Xem thêm: Các cách phòng tránh u xơ tử cung tái phát sau mổ
5. Tìm kiếm thông tin về các trung tâm y tế khẩn cấp tại điểm đến
Trước khi bắt đầu chuyến đi, hãy tìm kiếm trước các thông tin về nhà thuốc, bệnh viện hay các cơ sở y tế cộng đồng tại nơi mà bạn sắp đặt chân đến. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu lại địa chỉ, số điện thoại của những địa điểm này trong sổ tay hoặc điện thoại để đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
6. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi du lịch bằng máy bay
Đi du lịch bằng máy bay vẫn có thể an toàn đối với một số người bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Mỗi cá nhân sẽ có những biến cố khác nhau nhưng hầu như đều được đánh giá dựa trên số lượng tiểu cầu trong máu trước khi đi du lịch. Thông thường, khi lượng tiểu cầu trên 100.000 được xem là ổn định và an toàn nếu bạn không gặp phải vấn đề xuất huyết gần đây. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên di chuyển bằng máy bay nếu như mức tiểu cầu trong máu quá thấp.
7. Đứng lên và di chuyển thường xuyên
Một trong những vấn đề thường xảy ra khi di chuyển bằng máy bay là nó thường gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu, cho dù bạn có mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hay không. Huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ hình thành khi bạn ngồi yên trong một thời gian đủ lâu. Bạn cũng có nguy cơ bị tình trạng này trong các chuyến đi đường dài.
Trái với những suy nghĩ phổ biến, bạn không nên dùng aspirin để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Tốt nhất là bạn nên đứng lên và đi lại nhiều nhất có thể. Nếu bạn phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, hãy gập duỗi chân hay xoay bàn chân. Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
8. Đảm bảo an toàn trong chuyến đi
Bên cạnh việc tìm kiếm những cơ sở y tế để dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, một vài việc bạn có thể làm để tránh gây tai nạn cho chính bản thân. Chẳng hạn như bạn nên đóng gói đồ đạc cẩn thận, dùng các dụng cụ che đậy những vật có cạnh nhọn trong hành lý và nơi ở để tránh làm tổn thương chính mình.
Nếu bạn muốn tham gia hoạt động ngoài trời nào như đạp xe, hãy luôn nhớ trang bị đầy đủ đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, đồ bảo vệ đầu gối, khuỷu tay. Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ băng, gạc để có thể kịp thời cầm máu khi chẳng may bị chấn thương.
9. Hãy tận hưởng thời gian nghỉ dưỡng
Mọi người đều cần thời gian để thư giãn và hồi phục cả về tinh thần lẫn thể chất. Mắc phải bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu không có nghĩa là bạn không được tận hưởng một kỳ nghỉ thoải mái, mặc dù điều đó đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cẩn thận hơn.
Nếu cứ mãi suy nghĩ căng thẳng về tình trạng sức khỏe của mình, bạn sẽ chẳng còn thời gian để cảm nhận kỳ nghỉ. Đó là lý do bạn nên chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và thực hiện đầy đủ các biện pháp để phòng ngừa bệnh diễn biến xấu trong chuyến đi.
Ngọc Anh Kenshin.vn