Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

Hiện nay, việc sử dụng chiết xuất thảo dược để điều trị phì đại tuyến tiền liệt đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á [3], [4]. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ về tác dụng, tính an toàn, hiệu quả, cũng như đâu là dạng chiết xuất thảo dược đang được một số tổ chức y tế khuyến cáo sử dụng.

Bạn đang đọc: Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

Theo ước tính có khoảng 50-70% nam giới trên 50 tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sinh tiền liệt lành tính (BPH). Giống như tên bệnh, đây không phải một dạng ung thư mà là một chứng tăng sinh không ác tính của cơ trơn và các tế bào trong biểu mô ở tuyến tiền liệt. Tình trạng này cũng thường liên quan đến hội chứng đường tiểu dưới (LUTs) với các triệu chứng như dòng tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu đêm, tiểu gấp… [1], [2].

Thực phẩm chức năng chứa chiết xuất thảo dược: Liệu có hiệu quả trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính?

Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

Nếu được chẩn đoán mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc để điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có thể e ngại việc dùng thuốc do lo sợ tác dụng phụ hoặc đơn giản là do không muốn uống thuốc quá thường xuyên [7].

Lúc này, một số người bệnh sẽ có xu hướng lựa chọn các thực phẩm chức năng chứa chiết xuất thảo dược. Nếu bạn cũng có ý định này thì cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ bởi các loại thực phẩm chức năng thường không được quy định chặt chẽ như các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Điều đó có nghĩa là chất lượng, độ an toàn và tác dụng của chúng có thể khác nhau [7]. 

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng thực phẩm chức năng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là thực phẩm, không phải là thuốc. Vì vậy không giống như thuốc, thực phẩm chức năng không có khả năng điều trị, chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật [15]. 

Bên cạnh đó, thực tế, việc nghiên cứu về việc dùng các thực phẩm chức năng vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Tác dụng của chúng đối với việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt là khá khả quan, nhưng đa số những phát hiện thường mang tính quan sát và cần mất thời gian nghiên cứu lâu hơn mới có thể có kết luận rõ ràng [13]

Do đó, tốt nhất là bạn nên hỏi ý bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng bất cứ sản phẩm thực phẩm chức năng nào để hỗ trợ điều trị. Bởi nếu dùng không đúng không những không mang lại hiệu quả mà một số loại thảo dược còn có thể tương tác với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị đang sử dụng [7].

Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt như thế nào? Liệu các liệu pháp thảo dược đều có hiệu quả như nhau?

Tìm hiểu thêm: Hút thuốc lá có hại cho răng miệng ra sao? Cách bỏ thuốc lá hiệu quả

Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Có phải hiệu quả đều như nhau?

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm xoang và những điều bạn cần biết

Nhìn chung, nếu có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu đêm, tiểu gấp… thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là đi thăm khám để xác định nguyên nhân và can thiệp bằng các biện pháp phù hợp như theo dõi điều trị, dùng thuốc hay phẫu thuật [14]. 

Đối với việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt, đối với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình thì điều trị nội khoa vẫn là phương pháp phổ biến, trong đó 2 nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc chẹn alpha (tác dụng làm giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt, giúp đi tiểu dễ dàng hơn) và thuốc ức chế 5-alpha reductase (giúp thu nhỏ tuyến tiền liệt bằng cách ngăn chặn những thay đổi nội tiết tố gây ra sự phát triển của tuyến tiền liệt) [14].  

Hiện một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến tình dục như vấn đề về xuất tinh, giảm ham muốn, rối loạn cương dương… [5], [6]. Do đó, nếu bạn e ngại vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm về liệu pháp thảo dược (phytotherapy) và hỏi ý thêm ý kiến bác sĩ.

Phytotherapy là phương pháp sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc thảo dược để điều trị hoặc ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe. Trong đó, một số chiết xuất từ thực vật được sử dụng phổ biến là:

  • Chiết xuất từ dầu hạt bí ngô: Thường được sử dụng trong y học dân gian ở châu Âu nhằm điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Cơ chế hoạt động của loại chiết xuất thực vật này được cho là khá giống với nhóm thuốc ức chế 5α-reductase – một nhóm thuốc phổ biến điều trị phì đại tuyến tiền liệt [6]. 
  • Chiết xuất từ cây mận châu phi: Được cho là có khả năng điều chỉnh sự co bóp của bàng quang, chống viêm và phục hồi hoạt động bài tiết của biểu mô tuyến tiền liệt [11].
  • Chiết xuất cây tầm ma: Nhờ vào các hợp chất như phytosterol, lignan và polysaccarit, chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng chống viêm, chống khối u, kháng virus, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính [12].

Trong các chiết xuất từ thảo dược, chiết xuất từ cây cọ lùn là hoạt chất phổ biến nhất được dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Theo một đánh giá thực nghiệm từ năm 2018, hoạt chất này có khả năng giảm tiểu đêm và cải thiện lưu lượng nước tiểu. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu ngẫu nhiên cũng cho thấy việc sử dụng chiết xuất từ cây cọ lùn 2 tháng trước phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cũng giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật và hỗ trợ quá trình hậu phẫu [10].

Tuy nhiên, dù các chiết xuất thảo dược này đã được nghiên cứu ngày càng phổ biến trên toàn thế giới nhưng hiệu quả của chúng vẫn chưa hoàn toàn được hiểu hết. Hiện trong số các dịch chiết từ thực vật, chỉ có chiết xuất n-hexane Serenoa repens từ cây cọ lùn là dịch chiết duy được Hiệp hội Tiết niệu châu Âu (EAU) và Hiệp hội Thận – Tiết niệu Việt Nam (VUNA) khuyến cáo sử dụng. Đặc biệt, dịch chiết này cũng đã được nghiên cứu chứng minh lâm sàng có tác dụng làm giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp mà không gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới [8]. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài dùng thuốc, một số trường hợp phì đại tuyến tiền liệt cũng được chỉ định phẫu thuật nếu có triệu chứng nặng mà điều trị nội khoa không thể cải thiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống. Hiện phẫu thuật tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (TURP) vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của phì đại tuyến tiền liệt [5], [9]. 

Tóm lại, nếu có các triệu chứng bất thường về tiểu tiện, tốt nhất bạn nên đi khám để được xác định nguyên nhân chính xác. Trong trường hợp được chẩn đoán là do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng [7]. Nếu e ngại việc dùng thuốc hoặc có ý định dùng thêm các sản phẩm chứa chiết xuất thảo dược, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *