Loạn thị

Loạn thị

Loạn thị

Loạn thị không còn là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh loạn thị nếu không phát hiện và điều trị có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, suy giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Vậy, loạn thị là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Loạn thị

Tìm hiểu chung

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một vấn đề về mắt phổ biến, xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể bị khuyết tật về độ cong bề mặt. Điều này dẫn đến mắt nhìn mờ ở cả khoảng cách xa và gần.

Bình thường, giác mạc và thủy tinh thể nhẵn và cong như nhau theo mọi hướng. Điều này giúp tập trung các tia sáng mạnh vào võng mạc ở phía sau mắt của bạn. Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của bạn không nhẵn và không cong đều, các tia sáng không được khúc xạ (bị bẻ cong) đúng cách thì bạn đã bị tật loạn thị.

Loạn thị thường xuất hiện khi mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị.

Phân loại loạn thị

Khi giác mạc bị cong, bạn đã bị loạn thị giác mạc. Khi hình dạng của thủy tinh thể bị méo, bạn bị loạn thị dạng thấu kính. Trong cả hai trường hợp, tầm nhìn của bạn đối với các vật thể gần và xa đều bị mờ hoặc bị méo mó.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng loạn thị là gì?

Các triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

  • Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ
  • Khó chịu ở mắt
  • Khó nhìn vào ban đêm
  • Nhức đầu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm: Loạn thị có tăng độ không và cao nhất là bao nhiêu độ?

Loạn thị

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng loạn thị nêu trên hay có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Nhiều bác sĩ nhãn khoa cho biết rằng nguyên nhân gây loạn thị có thể là do di truyền và bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó về mắt hoặc phẫu thuật. Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó.

Loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:

  • Cận thị: giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa.
  • Viễn thị: giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.

Những ai thường mắc bệnh loạn thị?

Loạn thị là tình trạng phổ biến và độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Loạn thị thường là do bẩm sinh và có thể đi cùng với cận thị hoặc viễn thị.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Tìm hiểu thêm: Miếng Dán Giảm Đau Xương Khớp Kenshin Có Tốt Không?

Loạn thị

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị?

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loạn thị?

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực: Bạn cần phải đọc các chữ cái trên bảng để kiểm tra thị lực nhằm xác định rõ ràng tầm nhìn trong một khoảng cách nhất định;
  • Kiểm tra đo độ cong giác mạc: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ keratometer để đo độ cong và hình dạng bề mặt của giác mạc bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng vào giác mạc và đo độ phản chiếu của nó.
  • Kiểm tra đo độ tập trung ánh sáng: Bác sĩ sẽ dùng máy đo phoropter để đặt một loạt thấu kính trước mắt bạn và đo cách chúng hội tụ ánh sáng vào mắt. Dựa vào những phản ứng của mắc để xác định loại thấu kính phù hợp cho phép tầm nhìn của bạn được rõ ràng nhất.

Sau khi tiến hành một số các thủ tục chẩn, bác sĩ có thể xác định được bệnh nhân có bị loạn thị hay không. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định cách điều trị phù hợp nhất hoặc đề xuất bạn chọn loại thấu kính phù hợp để có tầm nhìn rõ ràng, thoải mái nhất.

Bạn có thể quan tâm: Loạn thị có chữa được không?

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh loạn thị?

Phương pháp điều trị tật loạn thi bao gồm đeo kính loạn thị và phẫu thuật khúc xạ.

Người bị loạn thị chủ yếu chọn kính thuốc để cải thiện thị lực. Kính thuốc sẽ giúp trung hòa độ cong vốn không đồng đều của giác mạc. Kính thuốc có thể là kính đeo mắt hoặc kính áp tròng.

Bạn có thể quan tâm: Loạn thị có mổ được không và các phương pháp mổ phổ biến?

Loạn thị

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tiêm thuốc ngừa thai giá bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật khúc xạ sẽ giúp định hình lại các bề mặt của mắt. Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm:

  • Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK): là một phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ sử dụng keratome để cắt gọt, chỉnh sửa hình dáng của giác mạc;
  • Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK): bác sĩ sẽ lấy lớp biểu mô bảo vệ bên ngoài giác mạc trước khi sử dụng laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc;
  • Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK): là phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động thể lực gây ra cho mắt. Nếu bạn có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc khi chơi thể thao, LASEK có thể là một lựa chọn tốt.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa bệnh loạn thị?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác, bằng cách chớp mắt, nhìn vào cây cối, hoa lá hoặc bất cứ thứ gì ở bên ngoài.
  • Làm việc ở nơi có ánh sáng tốt.
  • Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *