Kể từ suy thận độ 3b, độ 4 và độ 5 hoặc trong suy thận cấp, người bệnh phải được hỗ trợ để lọc máu vì thận không còn đảm nhận được nhiệm vụ này nữa. Hai kỹ thuật được sử dụng gồm lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo.
Bạn đang đọc: Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)
Bài viết này đề cập đến phương pháp lọc màng bụng, ưu nhược điểm, quy trình thực hiện và kết quả mà người bệnh nhận được. Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu chung
Lọc màng bụng là gì?
Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là một kỹ thuật y tế dùng để loại bỏ các chất thải từ máu khi chức năng lọc của thận không còn hoạt động. Phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế, giúp lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh, cân bằng nội môi. Kỹ thuật này có quy trình khác với lọc máu bằng chạy thận nhân tạo.
Lọc màng bụng có thể được thực hiện tại nhà, tại nơi làm việc hoặc cả trong khi đi du lịch. Tuy nhiên kỹ thuật này không thể áp dụng cho tất cả những người bị suy thận.
Khi nào bạn cần thực hiện lọc màng bụng?
Người bệnh có thể sử dụng kỹ thuật này khi chức năng thận không còn hoạt động đủ tốt. Các tổn thương thận thường tiến triển qua nhiều năm như là kết quả từ những bệnh lý lâu ngày, chẳng hạn như:
- Đái tháo đường
- Cao huyết áp
- Viêm thận (viêm cầu thận)
- Bệnh thận đa nang
Ưu điểm của lọc màng bụng
Mặc dù đều có thể lọc máu hiệu quả, nhưng phương pháp này có nhiều lợi ích hơn so với chạy thận nhân tạo, cụ thể là:
- Lối sống linh hoạt và độc lập hơn. Nếu đang làm việc, đi du lịch hoặc sống xa các trung tâm chạy thận thì lọc thẩm phân màng bụng sẽ là phương án có ưu thế hơn.
- Chế độ ăn ít hạn chế hơn. Lọc màng bụng được thực hiện liên tục hơn chạy thận nhân tạo, khiến việc tích lũy kali, natri và chất lỏng trong thận giảm đi. Điều này cho phép người bệnh có một chế độ ăn uống đa dạng hơn.
- Bảo tồn chức năng của thận còn lại lâu hơn. Những người áp dụng kỹ thuật thẩm phân màng bụng có thể bảo tồn chức năng thận tốt hơn so với những người chạy thận nhân tạo.
Người bệnh có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn kỹ thuật phù hợp tùy theo những yếu tố như chức năng thận, sức khỏe tổng thể, nhu cầu cá nhân, lối sống hiện tại, hoàn cảnh gia đình.
Cần lưu ý, kỹ thuật lọc màng bụng có thể không phù hợp và chống chỉ định đối với người bệnh có:
- Khối u trong ổ bụng
- Xơ hóa phúc mạc, nhiễm khuẩn phúc mạc, dính phúc mạc do chấn thương hoặc vết mổ cũ
- Bất thường về màng bụng và thành bụng không thể khắc phục (thoát vị rốn, sa ruột, thoát vị hoành, rò bàng quang…).
- Khả năng tự chăm sóc bản thân hạn chế hoặc thiếu sự hỗ trợ chăm sóc
- Bệnh viêm ruột hoặc viêm ruột thừa thường xuyên
Điều cần thận trọng
Lọc màng bụng có nguy hiểm không?
Những biến chứng của kỹ thuật này có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng. Nhiễm trùng niêm mạc bụng (viêm phúc mạc) là một biến chứng phổ biến của lọc màng bụng. Nhiễm trùng cũng có thể phát triển tại vị trí đặt ống thông mang dịch lọc thẩm tách vào và ra khỏi bụng của người bệnh. Nguy cơ nhiễm trùng thận sẽ cao hơn nếu chuyên viên y tế không được đào tạo đầy đủ hoặc người bệnh không tuân thủ đúng quy trình tại nhà.
- Tăng cân. Chất thẩm tách có chứa đường (dextrose). Hấp thụ một lượng chất thẩm tách có thể khiến người bệnh nạp thêm hàng trăm calo mỗi ngày, dẫn đến tăng cân. Lượng calo dư thừa cũng có thể gây ra lượng đường trong máu cao, đặc biệt là nếu người bệnh bị đái tháo đường.
- Thoát vị. Giữ dịch lọc trong bụng một thời gian dài có thể làm căng các cơ vùng bụng, dẫn đến thoát vị.
- Giảm tác dụng. Kỹ thuật lọc màng bụng có thể không còn hiệu quả sau vài năm áp dụng. Người bệnh có thể cần phải chuyển sang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các nguy cơ như: rò rỉ dịch từ ổ bụng, tắc ống thông, tụt ống thông vào trong hoặc ra ngoài ổ bụng, chảy máu vị trí đặt ống thông hoặc vào khoang phúc mạc.
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để đưa ống thông mang dịch lọc thẩm tách vào và ra khỏi bụng. Người bệnh có thể được gây mê hoặc gây tê cục bộ.
Sau khi đặt ống, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên đợi 1 tháng trước khi bắt đầu thẩm phân màng bụng. Đây là thời gian chờ cho phẫu thuật đặt ống lành lại. Người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng thiết bị lọc tại nhà. Cần lưu ý đảm bảo vấn đề vệ sinh nghiêm ngặt.
Tìm hiểu thêm: Những thắc mắc về chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng
Trong khi thực hiện
1. Những bước trong quá trình thực hiện lọc màng bụng
- Cho chảy dịch lọc vào bụng của người bệnh và lưu ở đó trong 1 khoảng thời gian quy định (thời gian ngâm), thường là từ 4–6 giờ.
- Dextrose trong chất thẩm tách giúp lọc chất thải, hóa chất,… từ các mạch máu nhỏ trong niêm mạc khoang bụng.
- Khi thời gian ngâm kết thúc, dung dịch cùng với các sản phẩm thải từ máu của người bệnh sẽ được cho chảy vào túi thu gom vô trùng.
2. Các phương pháp thẩm phân phúc mạc là gì?
Có 3 phương pháp thẩm phân màng bụng gồm:
– Lọc màng bụng cấp
Trong lọc màng bụng cấp, một ống thông tạm thời được đặt vào khoang bụng người bệnh. Cứ mỗi lần, 2 lít dịch lọc được đưa vào, 2 giờ sau dịch được tháo ra và tiếp tục đưa vào 2 lít dịch lọc mới. Thực hiện liên tục đến khi hết rối loạn điện giải, nội môi được cân bằng và chức năng thận được phục hồi.
Lọc màng bụng cấp được chỉ định trong suy thận cấp hoặc các đợt tiến triển nặng của suy thận mạn, khi pH máu ≥ 7,2; kali máu ≥ 6,5 mmol/l; ure máu ≥ 30 mmol/l cùng với quá tải thể tích tuần hoàn đe dọa phù phổi cấp,… hoặc khi không có thận nhân tạo, người bệnh chống chỉ định với thận nhân tạo.
– Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD)
Một ống thông cố định được luồn qua một đường dưới da thành bụng vào khoang bụng tới vị trí sát túi cùng Douglas.
Trong phương pháp này, dịch lọc luôn hiện diện trong khoang bụng của người bệnh. Dịch được thay khoảng 4 lần trong ngày. Quá trình thay và xả dịch được thực hiện bằng tay, có thể thực hiện tại nhà. Các giai đoạn trao đổi dịch diễn ra như sau:
Với lọc màng bụng liên tục ngoại trú, người bệnh có thể thực hiện các trao đổi dịch tại nhà, nơi làm việc hoặc bất kỳ nơi nào có vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh có thể tự do đi lại và hoạt động bình thường trong giai đoạn ngâm dịch.
– Lọc màng bụng bằng máy (ADP)
Phương pháp này được chia thành: Lọc màng bụng liên tục chu kỳ (Continuous Cycling Peritoneal Dialysis – CCPD), lọc màng bụng cách quãng ban đêm (Nocturnal Intermittent Peritoneal Dialysis – NIPD) và lọc màng bụng thủy triều (Tidal Peritoneal Dialysis – TPD).
Trong lọc màng bụng liên tục chu kỳ, mỗi đêm dịch lọc được đưa vào cơ thể qua một thiết bị trao đổi dịch chu kỳ tự động 3–10 lần. Vào ban ngày, người bệnh được lưu một thể tích dịch lọc trong ổ bụng và sẽ được xả ra trước chu kỳ lọc ban đêm. Áp dụng phương pháp này, nguy cơ viêm phúc mạc có thể thấp so với lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
Lọc màng bụng cách quãng ban đêm diễn ra tương tự lọc màng bụng liên tục chu kỳ, ngoại trừ việc không có dịch lọc trong cơ thể người bệnh vào ban ngày cũng như số chu kỳ lọc được tăng lên.
Lọc màng bụng thủy triều là phương pháp sử dụng thể tích dịch đưa vào ban đầu sau đó dẫn lưu một phần ở những khoảng nghỉ chu kỳ.
Để xác định phương pháp trao đổi dịch phù hợp nhất, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, lối sống và nhu cầu cá nhân của người bệnh. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú và bằng máy được sử dụng cho người bị suy thận mạn giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận
>>>>>Xem thêm: Loãng xương
Sau khi thực hiện
Sau khi thực hiện kỹ thuật lọc máu này, người bệnh cần tránh:
- Một số loại thuốc (kê đơn và không kê đơn) có thể gây hại cho thận, bao gồm cả các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Ngâm mình trong bồn tắm hoặc bồn tắm nước nóng, bơi trong hồ, ao, sông hoặc hồ bơi không chứa clo. Những hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh có thể tắm dưới vòi hoa sen hoặc bơi trong bể bơi có clo.
Kết quả
Kết quả của lọc màng bụng là gì?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trong việc loại bỏ chất thải và chất dịch dư thừa từ máu người bệnh, đó là:
Để kiểm tra hiệu quả của kỹ thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm cân bằng màng bụng (PET). Xét nghiệm này so sánh các mẫu máu và dịch lọc trong quá trình trao đổi. Kết quả sẽ cho biết tốc độ chất độc thải đi nhanh hay chậm từ máu vào dịch lọc. Thông tin này giúp xác định, cải thiện thời gian của giai đoạn ngâm dịch lọc.
- Xét nghiệm độ thanh thải creatinin. Một mẫu máu và một mẫu dịch lọc đã sử dụng được phân tích để định lượng chất thải (ure) đã lọc được khỏi máu. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu nước tiểu để thực hiện xét nghiệm ure máu.
Nếu kết quả xét nghiệm cho quá trình lọc máu không loại bỏ đủ lượng chất thải, bác sĩ có thể điều chỉnh những mục như:
- Tăng số lượng trao đổi dịch
- Tăng lượng dịch lọc sử dụng cho mỗi lần trao đổi
- Sử dụng dịch lọc có nồng độ dextrose cao hơn
Lưu ý
Rất khó để khẳng định lọc màng bụng sống được bao lâu. Người bệnh có thể cải thiện kết quả của kỹ thuật này cũng như sức khỏe tổng thể bằng cách ăn các thực phẩm ít natri và phốt-pho. Người bệnh còn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc. Các loại thuốc có thể được kê toa là thuốc kiểm soát huyết áp, kích thích sản xuất hồng cầu, kiểm soát mức độ của một số chất dinh dưỡng trong máu và ngăn ngừa sự tích tụ phốt pho trong máu. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thẩm phân phúc mạc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.