Loét dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi đang phải sống chung với căn bệnh khó chịu này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày thì càng cần chú ý đến những thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày để giảm viêm loét, ngăn ngừa biến chứng.
Bạn đang đọc: Loét dạ dày nên ăn gì? 6 loại thực phẩm nên bổ sung
Cùng Kenshin.vn tìm hiểu 6 loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên bổ sung hàng ngày trong bài viết sau đây nhé!
Nội Dung
1/ Loét dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất xơ
Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm lượng axit trong dạ dày, làm dịu chứng đầy hơi và đau bụng ở bệnh nhân bị loét dạ dày hiệu quả. Vậy, loét dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời là một số các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như khoai lang, bột yến mạch, các loại đậu, hạt lanh, lúa mạch, các loại hạt…
Ngoài ra, một số rau củ quả và trái cây có hàm lượng chất xơ cao như cam, táo, lê, cà rốt…cũng rất tốt cho người bị loét dạ dày. Nếu trước đây, bạn từng ăn uống vô tội vạ, không ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ thì hãy thay đổi ngay thói quen này. Hãy duy trì một chế độ ăn uống giàu chất xơ để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, cũng như ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
2/ Trà xanh và thực phẩm giàu flavonoid
Trà xanh được biết đến là một “siêu thực phẩm’ rất tốt cho sức khỏe nói chung. Một nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, trà xanh và các loại thực phẩm giàu flavonoid khác có tác dụng chống lại bệnh viêm dạ dày mãn tính, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh trà xanh, một số các loại thực phẩm giàu flavonoid khác có thể kể đến bao gồm: tỏi, hành tây, hay một số loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như: nam việt quất, dâu tây, việt quất, bông cải xanh, táo, cần tây, cà rốt và đậu Hà Lan…
Hãy uống 250ml trà xanh hoặc nước ép nam việt quất mỗi ngày. Thói quen này có thể làm giảm nguy cơ vi khuẩn H. pylori phát triển quá mức trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày gây nên những biến chứng nguy hiểm.
3/ Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Nhiều loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ loét dạ dày và giảm các triệu chứng khi vết loét đã phát triển. Chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ vi khuẩn H. pylori, chống lại các gốc tự do gây hại hình thành trong cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng của viêm loét dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Chất chống oxy hóa phổ biến và cần thiết nhất cho cơ thể phải kể đến là vitamin C. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C với một liều lượng hợp lý trong thời gian dài có thể cải thiện tình trạng loét dạ dày. Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung như dâu tây, kiwi, bông cải xanh và khoai tây.
4/ Thực phẩm giàu vitamin A
Từ lâu, vitamin A được biết đến là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin A giúp tăng quá trình hình thành chất nhầy trong hệ tiêu hóa, tăng khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác hại bào mòn của axit.
Người bị loét dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời là một số loại thực phẩm giàu vitamin A (hoặc giàu beta-carotene, mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A) bao gồm: trứng, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang và các loại rau lá xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina. Gan và các sản phẩm từ gan cũng rất giàu vitamin A. Tuy nhiên, hãy bổ sung với một lượng vừa đủ, tránh ăn gan nhiều hơn 1 lần/tuần sẽ khiến xương yếu đi theo thời gian.
5/ Thực phẩm giàu protein lành mạnh
Loét dạ dày nên ăn gì? Người bệnh viêm loét dạ dày cần bổ sung protein trong chế độ ăn uống của mình. Thay vì bổ sung protein từ các loại thịt đỏ khó tiêu và khiến vết loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân viêm loét dạ dày hãy bổ sung protein lành mạnh từ các loại thịt trắng như thịt gà hoặc cá.
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích có chứa nhiều acid béo omega-3. Chúng giúp giảm nguy cơ loét dạ dày bằng cách sản xuất các hợp chất có tên là prostaglandin, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột.
Prostaglandin là một chất thuộc nhóm acid béo hiện diện tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng bảo vệ lớp nhầy của dạ dày và tá tràng, chống loét dạ dày, đồng thời điều trị dư thừa axit trong dạ dày, mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cũng có thể sử dụng phô mai ít béo, bơ đậu phộng, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành khác giàu protein lành mạnh để ngăn ngừa triệu chứng của bệnh.
6/ Thực phẩm có chứa lợi khuẩn probiotics
Probiotics là một lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những người bị viêm loét dạ dày hay bị nhiễm vi khuẩn H. pylori và gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn probiotics bằng cách uống men vi sinh hoặc thông qua thực phẩm để có thể giúp khôi phục sự cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Loét dạ dày nên ăn gì? Đó là các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn probiotics như sữa chua, sữa chứa thành phần probiotics, súp miso,..sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn probiotics còn có thể giúp chữa loét bằng cách chống lại nhiễm trùng H. pylori, tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột.
>>>>>Xem thêm: Tứ chứng Fallot và những thông tin toàn diện về bệnh
Chỉ có bạn mới hiểu rõ hệ tiêu hóa của mình có thể dung nạp tốt và không dung nạp được những loại thực phẩm gì. Hy vọng bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi loét dạ dày nên ăn gì? Hãy cân nhắc, lựa chọn và lên thực đơn dinh dưỡng cụ thể nhằm giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng viêm loét dạ dày để luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!