Lời khuyên dành cho gia đình có trẻ bị tự kỷ

Lời khuyên dành cho gia đình có trẻ bị tự kỷ

Bạn đang đọc: Lời khuyên dành cho gia đình có trẻ bị tự kỷ

Nếu con bạn bị tự kỷ, bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn những bậc cha mẹ khác trong việc chăm sóc và giáo dục con. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những bí quyết giúp chăm sóc trẻ tự kỉ nhé.

Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về tự kỷ

Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, chưa có thống kê chính xác về số lượng trẻ tự kỷ .Tuy nhiên, con số thống kê vừa được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Trường học nào cho trẻ tự kỷ?” được tổ chức tại TP. HCM cho thấy, chỉ tính riêng tại BV Nhi Đồng 1, năm 2003 chỉ điều trị 2 trẻ, năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 350 trẻ. Còn ở bệnh viện Nhi Trung Ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm, năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ, năm 2009 là 1.752 trẻ.

Theo các bác sĩ, số liệu trên chỉ là “phần nổi của tảng băng”, vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ chưa được đưa đến thăm khám và can thiệp kịp thời. Như vậy, số lượng trẻ tự kỷ đang có xu hướng ngày càng tăng qua các năm và đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Và đã đến lúc bạn nên chủ động tìm kiếm thông tin để phòng ngừa cho con hơn là đợi đến khi phát hiện ra rồi mới đi khám chữa bệnh.

Hãy đoàn kết cùng các bố mẹ khác để giúp con chống lại bệnh tự kỷ

Nuôi dạy trẻ tự kỷ có thể khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy khó khăn và căng thẳng trong cuộc sống do không có nhiều tương tác giữa cha mẹ và con cái. Bạn hãy kết nối mình với cộng đồng những ông bố bà mẹ có con mắc bệnh tự kỷ, đó sẽ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, hay đơn giản chỉ là nơi để kể về những câu chuyện của mỗi người. Hãy tham gia các hội nhóm như câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ TP. Hà Nội hay câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ của bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang – Bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc nhiều câu lạc bộ khác gần nơi bạn sinh sống để cùng các ông bố bà mẹ khác chung tay chống lại bệnh tự kỷ.

Hãy để tất cả thành viên trong gia đình hiểu về tự kỷ

Nhiều bà mẹ cảm thấy mình đơn độc trong cuộc chiến chống lại tự kỷ. Đừng để điều đó xảy ra! Hãy chia sẻ điều đó với các thành viên khác trong gia đình. Hãy cho mọi người cơ hội để chia sẻ với bạn. Hãy cho các thành viên khác biết những thông tin về tự kỷ, triệu chứng cũng như cách để tiếp xúc và giáo dục bé. Hãy tạo điều kiện để trẻ tự kỷ cùng các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, du lịch hoặc chơi thể thao.

Tham khảo những lựa chọn điều trị tự kỷ

Các chuyên gia về tự kỷ đều đồng thuận rằng điều trị sớm ngay khi trẻ được chẩn đoán bị tự kỷ là tốt nhất. Hiện chưa có một giải pháp hiệu quả để điều trị tự kỷ, nhưng những can thiệp sớm bằng cách rèn luyện kỹ năng và thay đổi hành vi sẽ đem lại những kết quả khả quan. Những phương pháp trị liệu hành vi sẽ cải thiện các mối quan hệ xã hội, các vấn đề giao tiếp và hành vi của bé, giúp bé tự kỷ có cơ hội tới trường và tham gia các hoạt động như trẻ bình thường.

Cân nhắc giữa lợi và hại của việc dùng thuốc với trẻ tự kỷ

Liệu pháp giáo dục hành vi là hình thức điều trị chính cho trẻ tự kỷ. Thuốc men không thể chữa được bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp bé trong những trường hợp bị tăng động, khả năng chú ý kém, bốc đồng (nói gì đó mà không bao giờ suy nghĩ trước), dễ cáu gắt, hung hăng, tự làm đau mình, giận dữ vô cớ, lặp đi lặp lại một hành vi hoặc một suy nghĩ nào đó, co giật nhẹ, hay lo lắng nhiều thứ và trầm cảm. Quan trọng là bạn cần phải quan sát hành vi của bé để tìm được loại thuốc thích hợp.

Một số trường hợp bé tự kỷ cần phải uống thuốc là:

  • Bé có nguy cơ tự gây hại cho bản thân
  • Hành vi của bé gây khó khăn và áp lực cho gia đình
  • Hành vi của bé ảnh hưởng đến học tập
  • Hành vi của bé gây ảnh hưởng đến bạn bè của bé
  • Bé không thể hòa nhập xã hội vì các hành vi của mình.

Bố mẹ cũng cần phải tìm hiểu về các tác dụng phụ của các loại thuốc mà bé sẽ uống. Bạn hãy cùng bác sĩ thảo luận cân nhắc rõ ràng giữa lợi và hại khi cho bé uống thuốc.

Tuy nhiên cũng có những hành vi và triệu chứng mà thuốc không thể điều chỉnh được là trẻ không nghe lời, có hành vi đối lập, khả năng học chậm, không nói chuyện, kỹ năng giao tiếp xã hội kém.

Ngoài thuốc ra, còn những lựa chọn điều trị nào khác?

Bên cạnh thuốc, vẫn còn những liệu pháp khác có thể điều chỉnh được hành vi của bé. Một vài liệu pháp mà bạn và con có thể tự làm được.

Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến các hành vi đó. Một số hành vi có thể thay đổi được nếu tìm ra nguyên nhân.

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm và điều trị vấn đề. Ví dụ, bé bị đau răng hoặc đau dạ dày sẽ dễ cáu gắt. Bé dị ứng hoặc tiêu chảy cũng vậy. Bé mất ngủ hoặc khó ngủ sẽ có vấn đề với khả năng tập trung vào buổi sáng. Hãy tìm và giải quyết nguyên nhân, hành vi của bé sẽ trở về bình thường.

Một vài bé hay cáu gắt khi gặp một việc gì đó khó khăn. Một số khác thì thích bạo hành người khác vì không thể nói chuyện. Đôi khi, người lớn cũng vô tình tạo ra những hành vi sai lệch của bé, chẳng hạn như luôn so sánh bé với “con nhà người ta” là điều không nên.

Liệu pháp nhận thức hành vi đang là một xu hướng trong điều trị tự kỷ hiện nay. Liệu pháp này có hiệu quả tốt đối với các trường hợp lo âu, trầm cảm, kỹ năng giao tiếp xã hội kém và các vấn đề khác. Chuyên gia tâm lý có thể giúp cha mẹ học cách giúp đỡ bé. Nhiều gia đình đã có thể cải thiện được tình hình của mình sau khi thực hiện liệu pháp này.

Hãy lập ra một thời gian biểu. Bé sẽ hành động đúng đắn hơn khi biết rõ mình sẽ làm gì vào mỗi ngày. Bạn cần sử dụng các hình ảnh để bé dễ hiểu và nhận ra thay vì dùng chữ.

Chăm sóc bé bị tự kỷ có thể là một thách thức và đôi khi rất mệt mỏi, nhưng Kenshin.vn tin rằng, với tình thương của bạn dành cho bé và những thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin để cùng bé đối mặt với căn bệnh tự kỷ này.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Thực trạng hội chứng tự kỷ ở Việt Nam
  • Trẻ tự kỷ: triệu chứng và các dấu hiệu cảnh báo

>>>>>Xem thêm: Top 11 tác dụng của đu đủ: Ăn vào da sáng dáng đẹp, tăng cường sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *