Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương là một trong những địa chỉ điều trị trĩ chỉ uy tín. Nếu bạn đang có ý định chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, xem ngay những chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin về các phương pháp điều trị hiện có, thời gian, chi phí cũng như quy trình khám.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
Trĩ hay bệnh lòi dom là bệnh lý rất thường gặp, nhất là với những người trong độ tuổi từ 45 – 65 hoặc những người làm công việc ngồi nhiều, ít vận động như dân văn phòng, tài xế… Ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, tuy nhiên ở giai đoạn nặng sẽ cần can thiệp bằng thuốc hoặc điều trị trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Nội Dung
Tại sao nên chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương?
Tọa lại tại địa chỉ số 22 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương chuyên khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền hạng I ở nước ta.
Hiện Bệnh viện có 34 khoa lâm sàng và cận lâm sàng phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ:
- Áp dụng nhiều phương pháp điều trị trĩ khác nhau như dùng thuốc thảo dược, thuốc Tây và các phương pháp ngoại khoa hiện đại như thắt trĩ bằng vòng cao su, tiêm gây xơ búi trĩ, phẫu thuật trĩ…
- Sở hữu đầy đủ máy móc phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị trĩ như thiết bị nội soi trực tràng, máy xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, phòng châm cứu, công nghệ longo cắt trĩ, công nghệ siêu âm Doppler…
- Bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao. Nhiều bác sĩ được cử đi học tập tại nước ngoài, áp dụng triển khai phẫu thuật mỗ trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler.
- Tiếp nhận điều trị trĩ cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và dịch vụ.
Các phương pháp chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
- Trường hợp trĩ độ 1 và độ 2 hoặc không có chỉ định đặc biệt: Có thể thực hiện các phương pháp điều trị bảo tồn như bài thuốc y học cổ truyền, bột ngâm trĩ hoặc kê toa các loại thuốc chống suy giãn tĩnh mạch, làm mềm phân như Dafflon500mg, Forlax…
- Trĩ độ 1, 2 đã điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc trĩ độ 3 búi đơn nhỏ: Can thiệp bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu như thắt trĩ bằng vòng cao su, tiêm gây xơ búi trĩ
- Trĩ độ 3, 4 hoặc trĩ độ 2 điều trị bằng thủ thuật không hiệu quả: Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Milligan-Morgan, Ferguson, phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới siêu âm Doppler (THD), phẫu thuật Longo.
Quy trình khám bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
Quy trình khám chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương có thể khác nhau giữa người khám BHYT và người khám dịch vụ:
– Trường hợp khám dịch vụ:
- Đến quầy tiếp đón đăng ký khám bệnh trĩ, đóng tiền khám và mua sổ khám bệnh
- Đến phòng khám chuyên khoa theo hướng dẫn của cán bộ y tế và ngồi chờ đến lượt
- Bác sĩ khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và khám trực tràng bằng tay
- Nếu chỉ định làm xét nghiệm, đóng phí tại quầy thu và đến các khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán để thực hiện
- Lấy kết quả xét nghiệm và quay lại phòng khám chuyên khoa. Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp
- Tùy vào phương pháp chữa bệnh trị ở bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương mà bạn có thể thanh toán và lấy thuốc tại nhà thuốc hoặc đóng tạm ứng và làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn.
– Trường hợp khám BHYT:
- Lấy số thứ tự tại quầy, mua sổ khám bệnh và điền đầy đủ thông tin
- Khi đến số thứ tự, nộp sổ và xuất trình thẻ BHYT, giấy CMND hoặc căn cước công dân, giấy chuyển viện
- Nhận lại sổ khám có in số phòng khám chuyên khoa và chờ đến lượt
- Bác sĩ thăm khám, nếu được chỉ định xét nghiệm, bạn phải đi đóng phí chênh lệch nếu có. Sau đó cầm phiếu đi xét nghiệm theo yêu cầu
- Lấy kết quả và quay lại phòng khám chuyên khoa. Tùy thuộc vào kết quả bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị
- Nếu được kê toa thuốc, bạn thanh toán phí chênh lệch nếu có tại quầy thu phí BHYT và lãnh thuốc tại nhà thuốc. Còn nếu nhập viện, bạn sẽ đóng phí tạm ứng và làm thủ tục nhập viện.
Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 4 cách dùng hoa đu đủ đực chữa ho trẻ em và những lưu ý cần nhớ
>>>>>Xem thêm: Người bị suy thận nên ăn hoa quả gì? 6 loại trái cây gợi ý
Thời gian khám bệnh
Lịch khám chữa bệnh cụ thể tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương để bạn dễ sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp:
– Khoa khám bệnh: khám từ thứ 2 đến thứ 6, từ 7h – 16h (nên đăng ký trước 15h)
– Khoa khám bệnh tự nguyện chất lượng cao: Khám từ thứ 2 đến thứ 6, từ 7h – 16h
– Khám theo yêu cầu: Khám từ thứ 2 đến thứ 6
- Phó Giáo sư, Ban Giám đốc: Khám các buổi sáng
- Trưởng phòng, khoa: Khám buổi sáng và chiều
Chi phí khám chữa bệnh trĩ ở bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Chi phí tham khảo đối với dịch vụ khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương:
- Khám giáo sư: 400.000 đồng
- Khám phó giáo sư: 300.000 đồng
- Khám Tiến sĩ, BS CKII, Trưởng, phó khoa: 250.000 đồng
- Khám Thạc sĩ, BS CKI: 200.000 đồng
- Khám bác sĩ: 150.000 đồng
Sau khi khám bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị. Chi phí tiếp theo phụ thuộc vào phương pháp được chỉ định, thời gian nằm viện nếu có…
Nếu có tham gia BHYT, tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân mà có thể được hỗ trợ 40 – 100% chi phí khám chữa bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ trực tiếp tại bệnh viện.
Kinh nghiệm khi đi khám
- Đăng ký khám sớm để không phải chờ đợi, xếp hàng quá lâu. Bình thường, các buổi sáng đầu tuần thứ 2, thứ 3 sẽ đông hơn những ngày khác trong tuần
- Nếu không đăng ký BHYT tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương thì cần khám ở bệnh viện tuyến dưới và xin giấy chuyển viện
- Khi đi khám cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, lịch sự, giữ tâm lý thoải mái để việc khám bệnh diễn ra dễ dàng
- Nếu được phẫu thuật trĩ thì nên đi cùng người thân để được chăm sóc và hỗ trợ.