Mắc bệnh cường giáp có thai được không? Sự thật là các rối loạn tuyến giáp không chỉ xảy ra trước khi bạn mang thai mà còn có thể được phát hiện trong thai kỳ lẫn sau khi sinh.
Bạn đang đọc: Mắc bệnh cường giáp có thai được không? Phụ nữ cần biết gì về cường giáp?
Nếu bạn được chẩn đoán cường giáp trước khi mang thai, đây có thể không phải là điều tồi tệ. Mặc dù cường giáp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nhưng việc được chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn có thời gian điều trị và hạn chế rủi ro trong thai kỳ. Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề mắc bệnh cường giáp có thai được không cùng với đó là những điều cần biết nếu bạn bị cường giáp khi mang thai.
Nội Dung
Bệnh cường giáp là gì? Mắc bệnh cường giáp có thai được không?
Cường giáp là một hội chứng hay tình trạng xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Cường giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Triệu chứng cường giáp
Việc mắc phải cường giáp có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và gây ra những triệu chứng như:
- Kinh nguyệt không đều.
- Sụt cân ngay cả khi bạn không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thậm chí là ăn nhiều hơn.
- Tim đập mạnh, nhịp tim nhanh và không đều.
- Run nhẹ ở bàn tay và ngón tay.
- Đổ mồ hôi, sợ nóng.
- Khó ngủ, mệt mỏi, yếu cơ.
- Rối loạn thị giác, khô mắt, sưng đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
- Sưng cổ do tuyến giáp mở rộng, tình trạng này thường được biết đến là bướu cổ.
Mắc bệnh cường giáp có thai được không?
Đối với vấn đề mắc bệnh cường giáp có thai được không? Câu trả lời là cường giáp không phải là nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh nhưng lại có thể ngăn cản sự rụng trứng và làm cho bạn khó thụ thai hơn.
Nếu bị cường giáp nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và có thể khỏi hoàn toàn sau 1 đến 2 năm điều trị. Ngược lại, nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể quá cao, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai do kinh nguyệt không đều. Nếu muốn sinh con trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được bác sĩ tiến hành xét nghiệm và kiểm soát nồng độ hormone tuyến giáp trước khi lên kế hoạch mang thai.
Lưu ý là một số thuốc tuyến giáp không an toàn để dùng khi bạn đang cố gắng thụ thai hoặc trong khi mang thai. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm an toàn để sinh con sau khi nồng độ hormone tuyến giáp của bạn đã được kiểm soát.
Cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không, cần được điều trị như thế nào?
Nếu đang quan tâm đến vấn đề mắc bệnh cường giáp có thai được không? Chắc hẳn bạn nên biết thêm rằng tuy cường giáp gây khó thụ thai, nhưng bên cạnh đó thì bạn vẫn có thể được chẩn đoán mắc cường giáp ngay trong thai kỳ. Sau đây là những thông tin xoay quanh vấn đề này mà bạn cần tìm hiểu để kiểm soát tốt bệnh cường giáp và sinh con an toàn.
Mắc cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng
>>>>>Xem thêm: Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác
Cường giáp nếu được kiểm soát tốt trong thai kỳ có thể không gây nguy hiểm gì. Ngược lại, nếu tình trạng này không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì có thể gây ra một số vấn đề cho cả mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ, cường giáp trong thai kỳ có thể gây ra:
Đối với thai nhi, cường giáp có thể gây:
- Sinh non
- Sảy thai hoặc thai chết lưu
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Trẻ mắc các bệnh về tuyến giáp sau sinh.
Điều trị cường giáp trong thai kỳ như thế nào?
Nếu bị cường giáp nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Ngược lại, nếu cường giáp nghiêm trọng hơn thì bạn sẽ cần uống thuốc kháng giáp trong thai kỳ. Thuốc này sẽ kiểm soát làm cho tuyến giáp của bạn sản xuất ra ít hormone hơn. Trong đó, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu dùng thuốc kháng giáp propylthiouracil trong tam cá nguyệt đầu tiên và dùng methimazole trong tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3.
Việc dùng đúng loại thuốc điều trị cường giáp trong từng tam cá nguyệt là rất quan trọng để tránh rủi ro trong thai kỳ. Chẳng hạn như dùng propylthiouracil từ tháng thứ 4 trở đi có thể dẫn đến các vấn đề về gan hoặc dùng methimazole trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần phải cẩn thận và chỉ dùng thuốc kháng giáp được kê toa từ bác sĩ.
Nhìn chung, đối với vấn đề mắc bệnh cường giáp có thai được không thì bạn không cần quá lo lắng. Cường giáp không khiến bạn vô sinh, điều quan trọng là cần có sự can thiệp của bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn đang muốn thụ thai. Chỉ cần kiểm soát tốt nồng độ hormone tuyến giáp thì bạn vẫn có thể mang thai và sinh ra em bé khỏe mạnh.