Giày cao gót được xem như là biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của phụ nữ. Thế nhưng, mang giày cao gót thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến bàn chân bạn sưng phồng, đau nhức và chai sạn. Vậy nên, bạn cần biết cách đi giày cao gót không đau chân để tự tin sải bước mà không sợ những biến chứng về cơ, xương sau này.
Bạn đang đọc: Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân
Các vấn đề xảy ra khi mang giày cao gót có thể là chứng vẹo ngón chân cái, mụn cóc ở bàn chân hay xuất hiện vết chai chân. Thậm chí, bạn còn gặp nhiều tình trạng phức tạp hơn như ngón chân bị biến dạng hoặc cảm thấy đau dữ dội, kéo dài ở phần xương khớp ngón chân.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn không thể từ bỏ niềm yêu thích đối với giày cao gót cho dù họ thừa nhận đã có nhiều vấn đề về chân xảy ra. Vậy nên, để giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng, bạn cần biết cách đi giày cao gót không đau chân. Hãy cùng Kenshin.vn tham khảo 10 gợi ý sau đây nhé!
Nội Dung
- 1 1. Lựa chọn đúng size giày
- 2 2. Đầu tư cho một đôi giày chất lượng cao
- 3 3. Đi giày cao gót không đau chân: Chọn những đôi gót to
- 4 4. Mua thêm đế lót khi mang giày cao gót
- 5 5. Dành thời gian thư giãn bàn chân
- 6 6. Chọn những đôi giày có quai hay giày cao gót hở mũi
- 7 7. Đi giày cao gót không đau chân: mua giày vào buổi tối
- 8 8. Áp dụng một vài mẹo nhỏ để đi giày cao gót không đau chân
- 9 9. Tìm kiếm điểm tựa khi di chuyển
- 10 10. Luyện tập đi bộ trên giày cao gót
1. Lựa chọn đúng size giày
Bạn hãy đo chiều dài và chiều rộng của bàn chân ngay tại cửa hàng giày rồi yêu cầu nhân viên hỗ trợ chọn size giày cao gót phù hợp nhất. Lưu ý rằng hai bàn chân có thể có kích thước khác nhau. Nếu có điều kiện, bạn nên mua những đôi giày được đóng thủ công theo đúng kích thước từng bàn chân hoặc ít nhất là mua được đôi giày vừa vặn với kích cỡ của bàn chân lớn hơn.
Các thương hiệu khác nhau cũng có khi quy định về size giày hơi chênh lệch với nhau. Để đảm bảo có được một đôi giày cao gót hoàn hảo, hãy đến cửa tiệm và thử trực tiếp nhiều kích cỡ khác nhau.
Một đôi giày cao gót vừa vặn sẽ ít gây cọ xát xung quanh bàn chân, giảm nguy cơ tạo thành những vết chai ở gót chân. Lựa chọn đúng size giày là một trong những cách mang giày cao gót không đau chân hiệu quả.
2. Đầu tư cho một đôi giày chất lượng cao
Việc mua một đôi giày từ thương hiệu nổi tiếng hoặc làm từ chất liệu tốt chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn khi đi, đứng. Hãy để ý đến các đường may, chỗ ráp nối giữa phần thân và đế giày. Đồng thời, cảm nhận độ êm của vật liệu bằng cách mang thử vào chân và đi một vài vòng. Hơn nữa, bạn còn có thể lắc nhẹ phần gót giày để kiểm tra độ chắc chắn, đảm bảo an toàn khi dùng.
3. Đi giày cao gót không đau chân: Chọn những đôi gót to
Gót giày càng nhọn càng dễ khiến cho bạn mất thăng bằng và khiến chân dễ bị đau hơn. Do đó, bạn nên chọn những đôi giày có gót hơi to một chút chẳng hạn như gót hình vuông, tam giác… để có điểm tựa chắc chắn. Khi đó, bạn sẽ bớt dồn sức vào mũi chân, hạn chế cảm giác đau, mỏi bàn chân.
Trường hợp bạn không muốn chênh vênh trên những đôi giày cao gót, hãy lựa chọn một đôi giày đế xuồng.
4. Mua thêm đế lót khi mang giày cao gót
Hãy mua thêm đế lót cho gót chân khi mang giày cao gót, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và êm ái. Lưu ý, bạn cần mua những miếng lót sau hoặc ngay thời điểm mua giày để đảm bảo chúng sẽ vừa vặn với đôi giày. Nếu không, chúng sẽ làm đôi giày trở nên mất thẩm mỹ, thậm chí còn phản tác dụng khiến chân đau hơn.
Nhiều nhà sản xuất rất biết nắm bắt tâm lý chị em để đưa ra cách đi giày cao gót không đau chân. Họ tặng kèm những miếng lót silicon để giúp giữ bàn chân ổn định hơn, tránh các ngón chân bị trượt về phía trước và ma sát vào mũi giày gây đau.
5. Dành thời gian thư giãn bàn chân
Những khoảng thời gian bạn không cần phải đi lại như trong lúc ngồi tại bàn làm việc, hãy để giày cao gót sang một bên và thư giãn bàn chân thật thoải mái. Co, duỗi các ngón chân hay xoay nhẹ cổ chân để các cơ bàn chân được giải phóng sau khi chúng bị “gò bó” trong không gian chật hẹp của đôi giày.
Sau một ngày làm việc, bạn cũng nên thực hiện vài động tác massage nhẹ nhàng cho bàn chân để giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng tê và đau chân khi mang giày liên tục.
6. Chọn những đôi giày có quai hay giày cao gót hở mũi
Tìm hiểu thêm: Dùng aspirin khi mang thai – Lưu ý gì để đảm bảo thai kỳ an toàn?
Chọn những đôi giày có quai hoặc hở mũi là một gợi ý khác cho cách đi giày cao gót không đau chân. Những đôi giày cao gót có quai hỗ trợ không những đem lại cảm giác chắc chắn hơn mà còn giúp giảm bớt tình trạng đau chân. Sự hỗ trợ từ quai hậu giúp chân bạn không mất quá nhiều sức để giữ chặt đôi giày không bị tuột ra khi đi lại.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những đôi giày cao gót hở mũi để giảm áp lực lên các vết chai sần ở bàn chân. Những đôi giày cao gót này cũng giúp bạn thay đổi phong cách, khiến tủ giày trông đa dạng hơn.
7. Đi giày cao gót không đau chân: mua giày vào buổi tối
Thời điểm thích hợp để mua giày là vào cuối ngày, khi bạn đã di chuyển cả một ngày dài và bàn chân lúc ấy nở to ra một chút. Việc này giúp bạn chọn được một đôi giày vừa vặn và thoải mái khi đi làm nguyên ngày.
8. Áp dụng một vài mẹo nhỏ để đi giày cao gót không đau chân
Những vị trí dễ ma sát với thân giày như gót chân thường hay bị phồng rộp, chảy máu, lâu dần sẽ trở nên chai sạn, đặc biệt khi bạn mang những đôi giày mới còn khá cứng. Hãy thử áp dụng một vài mẹo nhỏ như dán băng keo cá nhân vào gót chân, dùng nến, sáp xà phòng bôi vào những vùng da bị chai sạn… Những “thủ thuật” này có thể giảm bớt đau rát khá hiệu quả.
9. Tìm kiếm điểm tựa khi di chuyển
Khi di chuyển trên những địa hình dễ té ngã, bạn nên tìm kiếm những điểm tựa chắc chắn. Chẳng hạn như vịn vào tay cầm hoặc chạm vào tường khi leo cầu thang, tránh trường hợp bị hụt gót chân hay trật mắt cá gây chấn thương.
Nếu không có điểm tựa, hãy đi thật cẩn thận, từ tốn hoặc tốt hơn là đi chung với nhiều người để dễ dàng giữ thăng bằng cho cơ thể.
10. Luyện tập đi bộ trên giày cao gót
>>>>>Xem thêm: Mắt bị khô khi mang thai: Thủ phạm và cách cải thiện
Tư thế đi, đứng cũng ảnh hưởng đến xương bàn chân. Nếu bạn dồn hết trọng lượng lên mũi chân, một thời gian xương chân có thể biến dạng và gây đau nhức. Hãy để cơ bụng cùng tham gia khi bước đi, giữ vai cố định và đầu ngẩng cao. Tiếp đất bằng gót chân trước khi bước rồi hạ mũi chân để đi bước tiếp theo.
Bạn sẽ phải giữ lưng hơi cong và đưa ngực cùng xương chậu hướng về phía trước. Khi đó, trọng tâm cơ thể sẽ được phân bố đều. Bạn có thể mất một khoảng thời gian để làm quen và duy trì được tư thế đúng khi đi giày cao gót.
Bạn có thể đọc thêm bài viết: 6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được cách đi giày cao gót không đau chân phù hợp với mình. Chúc bạn luôn tự tin, xinh đẹp và khỏe mạnh cùng những đôi giày cao gót yêu thích nhé!