Nước chanh là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Nó rẻ, dễ kiếm, thơm, ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, đối với những người cần kiểm soát dinh dưỡng chặt chẽ như bệnh nhân tiểu đường thì nên biết sử dụng chanh cho phù hợp. Vậy, tiểu đường có uống nước chanh được không, cách pha nước chanh cho người tiểu đường như thế nào là đúng?
Bạn đang đọc: Mách bạn cách pha nước chanh cho người tiểu đường
Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hãy xem thử xem bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 không nhé! Click vào đây để làm bài kiểm tra
Nội Dung
Bệnh nhân tiểu đường uống nước chanh được không?
Trước khi tìm hiểu về cách pha nước chanh cho người tiểu đường thì bạn cần biết bệnh nhân tiểu đường uống nước chanh được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Có 9 lý do để người tiểu đường nên uống nước chanh:
- Nước chanh có pH thấp. Nhiều nghiên cứu từ trước đến nay đều cho thấy rằng việc giảm độ pH của bữa ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Điều này là do pH thấp ức chế sớm enzym α-amylase thủy phân tinh bột trong nước bọt. Uống nước chanh có hạ đường huyết sau khi ăn không thì câu trả lời là có. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp đồ uống có tính axit như nước chanh vào bữa ăn có tinh bột. Đây là một phương pháp ăn kiêng hiệu quả và dễ thực hiện đối với bệnh nhân tiểu đường giúp ngăn đường huyết tăng cao sau khi ăn.
- Nước trong trái chanh có chỉ số GI thấp, hầu như không ảnh hưởng tới đường huyết.
- Flavonoid từ phần cùi của quả chanh cũng được chứng minh giúp ngăn chặn quá trình stress oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Điều này sẽ làm giảm các tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể.
- Uống nước chanh và các loại nước ép từ trái cây họ cam quýt như bưởi, cam là cách cung cấp chất xơ, vitamin C, folate và kali lý tưởng mỗi ngày. Nguồn chất dinh dưỡng thực vật trong nước chanh, đặc biệt là vitamin C, có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa (xảy ra đặc biệt nhiều ở bệnh tiểu đường). Nước ép nửa trái chanh chỉ cung cấp 6 calo nhưng lại cho bạn ⅙ lượng vitamin C cần thiết hằng ngày.
- Biết cách pha nước chanh cho người tiểu đường sẽ giúp kích thích vị giác tốt hơn, rất thích hợp với những người muốn sử dụng đồ uống có hương vị.
- Nước chanh có hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa vì axit trong nó sẽ giúp phân hủy thức ăn. Đây có thể là nguồn bổ sung lượng axit cho dạ dày – yếu tố có xu hướng giảm khi chúng ta già đi.
- Uống nước chanh buổi sáng là cách giảm cân lành mạnh.
- Chanh cung cấp kali. Cơ thể chúng ta cần kali để giao tiếp thần kinh – cơ, vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải và điều hòa huyết áp.
- Nước chanh còn giúp ngăn ngừa sỏi thận gây đau ở những người thiếu citrate trong nước tiểu.
3 cách pha nước chanh cho người tiểu đường
- Cách 1. Đơn giản nhất là bạn thêm một chút nước cốt chanh vào nước lọc để uống thay nước lọc trong ngày
- Cách 2. Thêm những lát chanh vào ly nước đá
- Cách 3. Vắt chanh vào soda không đường.
Lưu ý trong cách pha nước chanh cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
- Hãy tận dụng giữ lại vỏ chanh để thêm vào bánh hoặc món salad vì vỏ chanh cũng rất tốt cho người tiểu đường.
- Axit trong chanh có thể gây hại cho men răng. Vì vậy, nếu muốn sử dụng chanh lâu dài, bạn không nên ngậm chanh liên tục mà nên pha loãng nước chanh ra để uống.
- Thận trọng khi sử dụng chanh nếu bị đau dạ dày.
- Người bệnh tiểu đường có uống được nước chanh mật ong không? Nhìn chung, không có lợi ích nào khi người bệnh tiểu đường dùng mật ong thay cho đường. Mật ong ngọt hơn đường, nhiều carbohydrate và calo hơn. Vì vậy, trong cách pha nước chanh cho người tiểu đường không hướng dẫn dùng mật ong. Tuy nhiên, bạn không cần kiêng nước chanh mật ong, vẫn có thể uống được nhưng chỉ nên dùng mật ong với lượng vừa phải và tính toán lượng carbohydrate của mật ong vào tổng lượng nạp vào hằng ngày, để tránh làm tăng đường huyết.
- Người bệnh tiểu đường có uống được nước chanh muối không? Muối không tác động đến đường huyết nên một ly nước chỉ gồm chanh và muối sẽ không gây hại. Thế nhưng, nếu bạn có thêm bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp, thì tốt nhất hãy hạn chế sử dụng muối.
- 70% cơ thể chúng ta là nước. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không thì câu trả lời là có. Hãy đảm bảo cung cấp đủ 2 lít chất lỏng cho cơ thể mỗi ngày. Chúng bao gồm: nước, trà, cà phê, sữa, nước ép trái cây, sinh tố, trái cây, nước canh,…
Cách pha nước chanh cho người tiểu đường rất đơn giản phải không? Bạn chỉ cần thêm nước cốt chanh và nước lọc là đủ. Tuy nhiên, tránh lạm dụng và hãy duy trì sử dụng chanh vừa phải mỗi ngày để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt hơn nhé!