Táo bón sau sinh mổ là hiện tượng khá phổ biến và gây ra nhiều khó chịu cho mẹ mới sinh. Tin vui là hầu hết tình trạng táo bón sau sinh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh chóng, bạn có thể áp dụng 8 cách trị táo bón sau sinh mổ mà Kenshin giới thiệu trong bài viết này!
Bạn đang đọc: Mách mẹ 8 cách phòng ngừa và chữa táo bón sau sinh mổ tại nhà
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể phải chỉ định ngưng hoặc thay đổi một số loại thuốc nhất định để điều trị tình trạng bị táo bón sau sinh mổ. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm!
Nội Dung
- 1 Mách mẹ 8 cách phòng ngừa và trị táo bón sau sinh mổ
- 1.1 1. Bổ sung đủ nước và chất lỏng cho cơ thể
- 1.2 2. Chế độ ăn lành mạnh, bổ sung chất xơ trong thực đơn hằng ngày
- 1.3 3. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
- 1.4 4. Vận động nhiều hơn
- 1.5 5. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Rèn thói quen đi tiêu đúng cách, đúng giờ
- 1.6 6. Suy nghĩ tích cực ngừa táo bón sau sinh mổ
- 1.7 7. Thư giãn
- 1.8 8. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Dùng thuốc không kê đơn
- 2 Bị táo bón sau sinh mổ: Khi nào nên đi khám?
Mách mẹ 8 cách phòng ngừa và trị táo bón sau sinh mổ
Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm do tình trạng táo bón, mẹ có thể áp dụng một số cách phòng ngừa và chữa táo bón sau sinh mổ dưới đây. Những mẹo trị táo bón sau sinh mổ này vừa giúp ngăn ngừa táo bón sau khi sinh, vừa phòng ngừa tình trạng táo bón kéo dài trong những tháng sau này. Cụ thể:
1. Bổ sung đủ nước và chất lỏng cho cơ thể
Sau khi thuốc gây mê, gây tê hết tác dụng, mẹ hãy uống ngay một ly nước ấm. Kinh nghiệm của nhiều phụ nữ cho thấy, uống nước ấm ngay sau khi sinh sẽ giúp các cơ quan bên trong cơ thể bắt đầu vận động trở lại. Mẹ mới sinh cần chú ý uống đủ 8 – 10 ly chất lỏng mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước ép.
Mẹ sau sinh cần uống nhiều nước hơn trong giai đoạn cho con bú. Việc tiêu thụ một ly nước ép trái cây hàng ngày, đặc biệt là nước ép mận, cũng có thể hữu ích.
Bên cạnh đó, nếu đang cho con bú, mẹ cần tránh xa những thức uống chứa caffeine như cà phê, trà đậm. Caffeine có đặc tính lợi tiểu, có thể làm mất nước của cơ thể.
2. Chế độ ăn lành mạnh, bổ sung chất xơ trong thực đơn hằng ngày
Những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây và rau quả có tác dụng thúc đẩy phân di chuyển. Việc cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể sẽ phòng ngừa được tình trạng táo bón sau sinh mổ kéo dài.
Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Điều này giúp thúc đẩy nhu động ruột làm việc đều đặn nhưng không bị quá tải.
3. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
Những loại thuốc giảm đau Opioid và viên uống bổ sung sắt đều có tác dụng phụ phổ biến là gây táo bón. Việc dùng thuốc kháng sinh cũng gây ra vấn đề tương tự ở một số phụ nữ sau sinh. Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế dùng những loại thuốc này. Thay thế thuốc sắt bằng những thực phẩm giàu chất sắt cũng giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh mổ.
4. Vận động nhiều hơn
Hỏi bác sĩ về thời điểm có thể vận động thể chất. Ngay khi có thể, hãy tập thể dục mỗi ngày, dù chỉ là những bước đi ngắn. Bạn hãy di chuyển quanh nhà càng nhiều càng tốt và tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách ngồi xổm nếu không thấy đau. Những bài tập sau thời gian ở cữ có thể ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bị táo bón lâu ngày.
Ngoài ra, việc ra ngoài vận động thể chất cũng rất giúp ích trong việc thúc đẩy máu huyết lưn thông, giải tỏa tâm lý bức bối sau sinh hiệu quả.
5. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Rèn thói quen đi tiêu đúng cách, đúng giờ
Sau ca sinh, bạn nên tập đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày và một khung giờ nhất định để báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc đi tiêu. Thời điểm tốt nhất nên đi tiêu là vào buổi sáng. Lưu ý, không nên vì sợ đau, sợ đứt chỉ mà nhịn đi tiêu. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, không nên rặn quá mạnh hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Khi đi tiêu, bạn có thể dùng 1 chiếc ghế để kê cao chân trong tư thế ngồi xổm khi ngồi trên bồn cầu nhằm giúp bạn rặn dễ dàng hơn.
6. Suy nghĩ tích cực ngừa táo bón sau sinh mổ
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày là gì? Khi nào nguy hiểm?
Hãy hạn chế lo lắng và căng thẳng sau sinh để giúp giảm nguy cơ bị táo bón do hormone thay đổi. Việc duy trì lối suy nghĩ tích cực và thiền định có thể giúp điều hòa hoạt động cơ thể, làm giảm tình trạng táo bón sau sinh mổ.
7. Thư giãn
Lo lắng có thể dẫn đến táo bón. Do đó, mẹ sau sinh hãy dành thời gian trong ngày để hít thở sâu và thiền định, tắm nước ấm để đối phó với tình trạng căng thẳng sau sinh.
Noài ra, bạn hãy nhờ người thân trong gia đình hay bạn bè giúp đỡ trong việc chăm em bé để có thời gian tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
8. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Dùng thuốc không kê đơn
Sau sinh, mẹ có thể dùng các thuốc nhuận tràng và chất làm mềm phân không kê đơn như psyllium và methylcellulose, bisacodyl, senna hoặc dầu thầu dầu để giảm nhẹ các triêu chứng táo bón.
Bị táo bón sau sinh mổ: Khi nào nên đi khám?
>>>>>Xem thêm: Điện di Vitamin C là gì? Có tác dụng gì với da?
Tình trạng táo bón sau sinh mổ thường xảy ra khá phổ biến và triệu chứng này thường giảm dần theo thời gian. Thế nhưng đôi khi, việc mẹ bị táo bón sau sinh mổ cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu sau khi đẻ mổ, mẹ bị táo bón kèm một số dấu hiệu dưới đây, thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm:
- Không thể đi tiêu
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Đi tiêu phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
- Chảy máu trực tràng quá mức
- Đau đớn ở âm đạo, đáy chậu
- Đau trực tràng dữ dội
- Đau bụng dữ dội
Một điều cần lưu ý là táo bón sau sinh mổ kéo dài còn có thể gây ra bệnh trĩ, sa tử cung. Vì vậy, mẹ cần tham khảo những cách phòng ngừa và điều trị táo bón trên đây để hạn chế những biến chứng này.