Mách mẹ bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm

Mách mẹ bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm

Bệnh chàm ở trẻ khá phổ biến và sẽ làm cho trẻ rất khó chịu. Mẹ hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu xem chăm sóc trẻ bị chàm thế nào là đúng để con mau được hết bệnh và không còn khó chịu nữa nhé.

Bạn đang đọc: Mách mẹ bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm

Bệnh chàm còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa. Chàm không gây nguy hiểm nhưng hầu hết các loại chàm đều gây sưng đỏ da và ngứa, khi bạn gãi sẽ khiến da bị tấy đỏ và viêm. Bệnh chàm thường ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ bị chàm, mẹ cần phải biết cách chăm sóc da để tránh cho trẻ gãi ngứa hoặc tiếp xúc hóa chất làm trầm trọng thêm bệnh của bé. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và giải pháp cho mẹ khi chăm sóc trẻ bị chàm.

Làm thế nào để tắm cho bé bị bệnh chàm?

Phụ huynh được khuyến nghị nên tắm rửa hàng ngày cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị chàm. Tắm bồn được khuyến khích nhiều hơn là tắm vòi sen. Bạn nên sử dụng nước ấm, không quá nóng và chỉ nên tắm trong khoảng 10 phút, tránh để bé ngâm nước quá lâu. Hạn chế sử dụng xà phòng, muối tắm và các hóa chất phụ gia khác bởi chúng có thể gây kích ứng da và làm tình trạng chàm trở nên trầm trọng hơn. Mẹ tránh sử dụng bàn chải và khăn lau cứng khi chăm sóc trẻ bị chàm. Và mẹ đừng quên thoa kem dưỡng ẩm lên da ngay khi con vừa tắm xong nhé!

Nước tẩy có thể chữa trị tình trạng chàm của bé hay không?

Các loại nước tẩy tắm rửa (bleach bath) có thể được các bác sĩ khuyên dùng nếu trẻ bị chàm ở mức độ vừa và nặng hoặc từng có tiền sử nhiễm trùng vì chúng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời duy trì việc kiểm soát tình trạng chàm tốt hơn. Các loại nước tẩy tắm rửa sẽ hạn chế gây nhiễm trùng da và hỗ trợ kiểm soát lượng vi khuẩn, như vi khuẩn Staphylococcal aureus – tồn tại trên da của trẻ bị chàm và đôi khi có thể làm tăng nhiễm trùng cũng như nổi chàm nhiều hơn. Những loại chất tẩy rửa này an toàn cho da và có tác dụng tương tự như khi tắm trong hồ bơi có chứa Clo. Thông thường, người ta sẽ cho khoảng 60ml nước tẩy vào nửa bồn tắm. Với những trẻ sơ sinh bị chàm, con số trên có thể giảm xuống còn 5ml đến 10 ml nước tẩy cho 4,5 lít nước. Hơn nữa, bạn nên luôn cẩn thận pha loãng nước tẩy trước khi tắm cho bé, tránh để nước tẩy tiếp xúc với mắt bé và lập tức thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Để chăm sóc cho trẻ bị chàm, mẹ chỉ nên sử dụng nước tẩy tắm rửa vài lần một tuần.

Bên cạnh dùng thuốc tắm, mẹ có thể tham khảo thêm những cách điều trị chàm cho bé để con không còn khó chịu và có thể mau hết bệnh.

Mẹ nên làm ẩm da cho trẻ như thế nào?

Đối với việc chăm sóc trẻ bị chàm thì thấm ướt cho bé đúng cách là điều mà mẹ cần nhớ và cực kỳ lưu ý. Mẹ nên làm ẩm da cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần một lớp dày. Nhìn chung, có hai sản phẩm dưỡng ẩm thường được khuyên dùng trong việc điều trị chàm: thuốc mỡ và kem. Bạn cũng nên dưỡng ẩm da trẻ ngay khi vừa tắm xong (trong vòng 3 phút) để ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da. Thuốc mỡ và kem sẽ giúp da giữ hơi ẩm, cũng tương tự như việc dùng các bọc nhựa để ủ hơi ẩm vào bánh vậy.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm 

1. Mẹ nên làm gì nếu bé bị đau khi tắm hoặc khi được thoa kem dưỡng ẩm?

Việc thay đổi từ kem sang thuốc mỡ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trên. Thuốc mỡ thường không gây bỏng rát cho da, thậm chí cả những vùng da hở bị xước.

2. Loại sữa tắm nào có thể được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chàm?

Phần lớn các loại sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ đều sử dụng được. Để chăm sóc trẻ bị chàm, các chuyên gia thường khuyên dùng những loại sữa tắm không mùi và không màu. Sữa tắm càng ít thành phần nguyên liệu càng tốt.

3. Bạn có cần dùng thuốc mỡ steroid cho bé hay không?

Những trường hợp chàm ở mức rất nhẹ có thể được kiểm soát chỉ bằng việc tắm rửa và dưỡng ẩm hàng ngày. Khi bị chàm nhẹ, thỉnh thoảng mẹ chỉ cần sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ. Tuy nhiên, để kiểm soát những trường hợp chàm ở mức độ vừa và nặng hơn ở phần lớn trẻ nhỏ đòi hỏi phải sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ và vừa thường xuyên. Mẹ nên lưu ý điều này khi chăm sóc trẻ bị chàm để lựa chọn loại thuốc thích hợp với tình trạng bệnh.

4. Loại kem chống nắng nào tốt cho da bị chàm?

Nhiều sản phẩm kem chống nắng có chứa các thành phần gây kích ứng sẽ không tốt cho da bị chàm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lựa chọn thích hợp để chăm sóc trẻ bị chàm. Mẹ hãy tìm những loại kem chuyên dùng cho da nhạy cảm hoặc các loại kem chứa các tác nhân giúp ngăn ngừa ánh nắng mặt trời (titan oxit hay kẽm oxit). Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khác như hạn chế thời gian tiếp xúc khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất (từ 10 – 16 giờ), cho bé đội mũ rộng vành, mặc quần áo bảo hộ thoáng mát, nhẹ nhàng.

Với những bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm từ Kenshin.vn, hi vọng mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chăm sóc làn da bé yêu.

>>>>>Xem thêm: Kiểm soát tình trạng lạm dụng ma túy amphetamine

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *