Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

Việc chăm sóc trẻ sinh mổ đòi hỏi mẹ phải lưu ý nhiều hơn so với khi chăm sóc bé sinh thường. Bởi vì bé sinh mổ thường sẽ có một số bất lợi về sức khỏe và hệ miễn dịch mà nếu không tìm hiểu mẹ sẽ không biết được.

Bạn đang đọc: Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

Do đó, nếu đang mang thai hoặc mới sinh mổ, mẹ nên tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của bé. Chẳng hạn như trẻ sinh mổ có thể gặp phải những thách thức gì? Giải pháp nào giúp mẹ chăm sóc con một cách tốt nhất sau ca sinh mổ lấy thai? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này nhé!

Đặc điểm của trẻ sinh mổ

Nhiều người thường nghĩ sinh mổ là một quá trình sinh nở diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề phục hồi sau phẫu thuật và cách chăm sóc trẻ sinh mổ mới là thách thức thật sự cho các bà mẹ. Nguyên nhân chính là vì trẻ sinh mổ thường gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Các vấn đề hô hấp mà trẻ sinh mổ có thể gặp phải

Đối với các trẻ được sinh qua đường âm đạo, sự co thắt khi sinh sẽ giúp chất nhầy được đẩy ra khỏi phổi của bé và giúp bé thở dễ dàng sau khi chào đời. Trong khi đó thì trẻ sinh mổ sẽ không trải qua quá trình này nên phổi của bé vẫn tồn đọng dịch nhầy sau ca mổ. Tình trạng này có thể là nguyên nhân làm cho bé sau sinh mổ thở khò khè, thở khó, ho ra dịch đờm nhầy…, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa – thời điểm mà tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hô hấp tăng nhanh. Theo nghiên cứu, trẻ sinh mổ sẽ có khả năng nhiễm trùng đường hô hấp cấp 1,3 lần so với trẻ sinh thường [2].

Mặc dù chứng thở khò khè của bé có thể tự hết sau vài ngày nếu mẹ biết chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách. Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ sinh mổ vẫn có nguy cơ mắc chứng thở nhanh thoáng qua với những dấu hiệu như nhịp thở nhanh, thở nặng nhọc và da tím tái. Lúc này, mẹ cần cho bé đến bệnh viện thăm khám ngay nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý đối với mẹ đang mang thai, bạn nên thảo luận thêm với bác sĩ sản khoa về ca mổ bắt con để đảm bảo an toàn. Cách tốt nhất là bạn nên trải qua cơn đau đẻ một lúc trước khi phẫu thuật để chất nhầy được đẩy ra khỏi phổi của bé dễ dàng hơn.

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi ở đường ruột của trẻ nhỏ thường chứa từ 70% – 80% tế bào miễn dịch. Đây chính là trung tâm của hệ miễn dịch và cũng là nơi thường trú của hệ vi sinh đường ruột. Như vậy, việc sớm kích hoạt hệ vi sinh đường ruột chính là cơ sở để giúp hệ miễn dịch của bé phát triển và khỏe mạnh hơn.

Với trẻ sinh mổ, do không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong đường âm đạo của mẹ nên bé thường có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhiều hơn so với trẻ sinh thường. Từ đó dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường kém phát triển và tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện. Không những vậy, kết quả của 1 số nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường [1].

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ tại bệnh viện

Thực hiện da kề da

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ sớm nhất tại bệnh viện chính là hoạt động da kề da giữa mẹ và bé ngay sau ca sinh. Bé sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong đường âm đạo như khi sinh thường. Thế nhưng, hệ vi sinh đường ruột của bé vẫn có thể được kích hoạt để tăng khả năng miễn dịch khi da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời.

Theo dõi hơi thở của trẻ – Cách chăm sóc trẻ sinh mổ quan trọng

Hệ hô hấp của trẻ sinh mổ thường gặp nhiều vấn đề hơn so với trẻ sinh thường. Trong đó nghiêm trọng nhất là khi trẻ mắc chứng thở nhanh thoáng qua do dịch nhầy trong phổi không được đẩy ra ngoài. Lúc này, nhịp thở của bé thường không ổn định. Trẻ có thể thở nhanh hoặc chậm, thậm chí là thở nặng nhọc với khoảng 60 nhịp/phút.

Thông thường, sau ca sinh mổ, các bác sĩ sẽ quan sát để có thể chẩn đoán được bé có mắc chứng thở nhanh thoáng qua hay không trong vài giờ đầu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chủ động trong cách chăm sóc trẻ sinh mổ. Mẹ và người thân nên quan sát bé thường xuyên. Trường hợp trẻ có dấu hiệu thở gấp, khó thở, bú kém, lừ đừ và da tím tái thì phải báo ngay cho bác sĩ để có thể xử trí kịp thời.

Theo dõi các vấn đề sức khỏe khác

Quá trình sinh mổ có thể khiến bé cưng gặp một số rủi ro nhất định. Chẳng hạn như trẻ có thể bị thương vì dụng cụ phẫu thuật, nguy cơ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, chàm sữa, viêm da… cũng cao hơn do con không được tiếp xúc với các lợi khuẩn có trong đường sinh tự nhiên của mẹ.

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ: Cho bé bú càng sớm càng tốt

Trẻ sinh mổ có thể thiệt thòi hơn so với trẻ sinh thường nên mẹ cần cho con bú mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ là tiêu chuẩn vàng và được chứng minh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để giúp trẻ sinh mổ xây dựng và cải thiện hệ miễn dịch non nớt nhờ có chứa các kháng thể và các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp trẻ sinh mổ tăng cường sức đề kháng và phát triển hệ miễn dịch một cách toàn diện nhất.

Tiêu biểu nhất phải kể đến là HMO. Đây là dưỡng chất có hàm lượng phong phú nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose và được chia thành 3 phân nhóm chính [3], [4]:

  • HMO trung tính chứa fucose – Fucosylated HMOs
  • HMO có tính axit hoặc Sialylated
  • HMO trung tính chứa N-acetylglucosamine (acetylated HMOs)

Trong đó, 5 HMOs “đại diện” nổi bật nhất trong 3 phân nhóm này cần được quan tâm hàng đầu là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’-SL. Nghiên cứu khoa học cho thấy cả 5 HMOs này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ lên đến 66%. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiều mầm bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng [3], [4].

Đồng thời, trong sữa mẹ còn chứa một lượng lớn Nucleotides, một thành phần được chứng minh giúp hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất 5 loại kháng thể gồm IgA, IgE, IgD, IgM, IgG. Từ đó, giúp tăng khả năng đề kháng và xây dựng hệ miễn dịch vững vàng cho trẻ. Đặc biệt, dưỡng chất này còn có thể giúp cơ thể sản xuất kháng thể tốt hơn sau khi tiêm chủng lên đến 86% và còn có tác dụng giúp giảm 25-63% các đợt tiêu chảy (kết quả thu được khi thực hiện 3 nghiên cứu lâm sàng trên 3700 trẻ sơ sinh)[5], [6], [7].

Hơn nữa, sữa mẹ còn có thể cung cấp cho trẻ các vi sinh vật có lợi Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm 1.1 số ngày mắc bệnh tiêu chảy và giảm 46% nguy cơ tiêu chảy. Từ đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ mạnh khỏe hơn [8].

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc nếu sữa chưa kịp về, sữa về chậm thì mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy cho con bú thường xuyên hơn để kích thích sữa về nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu nguồn sữa mẹ vẫn chưa đủ đáp ứng cho bé, mẹ có thể sử dụng sữa tại ngân hàng sữa mẹ hoặc cân nhắc chọn các loại sữa công thức gần giống sữa mẹ như những loại sữa có chứa hàm lượng cao HMO (đặc biệt 5 loại HMOs được tìm thấy nhiều nhất trong sữa mẹ như 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL), Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12). Hoặc mẹ cũng có thể cân nhắc chọn sữa công thức được thiết kế cho trẻ có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như trẻ sinh mổ.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ tại nhà

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

Cho bé sinh mổ bú mẹ càng lâu càng tốt

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh mổ. Do đó, mẹ nên cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú kéo dài đến khi 2 tuổi hoặc lâu hơn. Trẻ bú mẹ càng lâu thì càng được bảo vệ tốt hơn khỏi một số bệnh lý nguy hiểm.

Tuân thủ lịch tiêm phòng và lịch khám sức khỏe định kỳ

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết: Mách mẹ bí quyết để bé nhanh khỏi?

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con phát triển tối ưu

>>>>>Xem thêm: Yêu không ngần ngại với 5 tư thế quan hệ khó có thai

Hãy đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ (nếu có). Đồng thời tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ cho con là cách chăm sóc trẻ sinh mổ chủ động và toàn diện. Bên cạnh đó, ba mẹ nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con để có thể sớm phát hiện các vấn đề bệnh lý, giúp con được điều trị kịp thời.

Theo dõi các cột mốc phát triển của bé

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách và đầy đủ không chỉ dừng lại ở những tháng đầu đời mà ba mẹ cần quan tâm đến sự phát triển về lâu dài của con. Bạn nên thực hiện kiểm tra chiều cao và cân nặng của con theo hướng dẫn của bác sĩ để xem con đã phát triển đạt chuẩn hay chưa.

Trên đây là 1 số bí quyết chăm sóc trẻ sinh mổ mà Kenshin.vn muốn chia sẻ cùng bạn. Trẻ sinh mổ thường sẽ có hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh, do đó, khi chăm sóc bé sinh mổ mẹ sẽ cần đặc biệt lưu ý nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không thể cho bé bú, bạn đừng ngần ngại nhờ đến “trợ thủ” sữa công thức mẹ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *