So với trẻ lớn hoặc người trưởng thành, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sơ sinh.
Bạn đang đọc: Mách mẹ cách xử lý hiệu quả với 10 nhiễm trùng sơ sinh thường gặp
Nhiễm trùng sơ sinh là gì? Nhiễm trùng sơ sinh là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh lý nhiễm trùng xảy ra từ lúc trẻ mới sinh đến 28 ngày tuổi. Trong đó, có trường hợp mắc bệnh ngay từ khi còn là thai nhi, trong khi sinh và sau sinh.
Bài viết dưới dây, Kenshin.vn giúp bạn hiểu hơn về các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến, nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không kèm theo đó là những biện pháp điều trị và phòng ngừa.
Nội Dung
- 1 10 bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến và cách xử lý hiệu quả
- 1.1 1. Bệnh liên cầu tan máu nhóm B (Group B Streptococcal Disease – GBS)
- 1.2 2. Nhiễm khuẩn Listeria (Listeriosis)
- 1.3 3. Viêm màng não (Meningitis)
- 1.4 4. Nhiễm E. coli
- 1.5 5. Viêm kết mạc
- 1.6 6. Nhiễm nấm candida
- 1.7 7. Nhiễm trùng huyết sơ sinh
- 1.8 8. Cúm
- 1.9 9. Nhiễm herpes sơ sinh
- 1.10 10. Nhiễm rubella
- 2 Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh như thế nào?
10 bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến và cách xử lý hiệu quả
Nhiễm trùng sơ sinh có chữa được không? Biến chứng của nhiễm trùng sơ sinh là gì? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của mẹ khi bé chẳng may mắc phải. Thực tế, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng sơ sinh mà trẻ gặp phải thì thời gian điều trị, cách thức điều trị cũng như biến chứng gặp phải cũng sẽ khác nhau:
1. Bệnh liên cầu tan máu nhóm B (Group B Streptococcal Disease – GBS)
Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B là nhiễm trùng sơ sinh mà trẻ có thể mắc phải ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Chủng vi khuẩn liên cầu tan máu nhóm B là nguyên nhân dẫn đến một loạt các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết sơ sinh.
Vi khuẩn này thường có ở trực tràng hoặc âm đạo của người mẹ và được truyền sang trẻ trong quá trình sinh nếu mẹ không được điều trị bằng kháng sinh.
Dấu hiệu
Các triệu chứng ở trẻ thường dễ bắt gặp được trong tuần đầu sau sinh. Đôi khi một vài triệu chứng cũng có thể phát triển ở nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Tùy vào loại nhiễm trùng mà trẻ sẽ thường có các biểu hiện như:
- Bỏ bú
- Khó thở
- Tỏ ra cáu kỉnh
- Trẻ có vẻ bơ phờ
- Thân nhiệt tăng cao
Rủi ro gặp phải
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng máu
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ có thể sẽ thu thập mẫu máu, nước tiểu hoặc dịch não tủy để nuôi cấy tìm vi khuẩn. Việc điều trị được thực hiện thông qua sử dụng kháng sinh dưới sự giám sát và theo dõi cẩn thận tại bệnh viện.
2. Nhiễm khuẩn Listeria (Listeriosis)
Listeria là một trong những thủ phạm gây nhiễm trùng sơ sinh thường gặp. Trẻ gặp phải tình trạng này khi người mẹ bị nhiễm listeria trong thai kỳ.
Listeriosis là gì?
Listeriosis monocytogenes là loại vi khuẩn có thể gây ra viêm phổi, nhiễm trùng huyết sơ sinh và viêm màng não. Nó được tìm thấy chủ yếu từ nguồn thực phẩm bị nhiễm bẩn như trái cây, rau quả, thịt động vật hay thậm chí là cả sữa chưa tiệt trùng. Ăn thức ăn không được làm sạch hay chưa nấu chín sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao mắc phải listeria và tình trạng này có thể truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở:
Triệu chứng
Trẻ sơ sinh nhiễm listeria cũng có những biểu hiện tương tự như với bệnh liên cầu tan máu nhóm B. Tuy vậy, cũng có một số dấu hiệu khác bạn cần lưu ý như:
- Sốt
- Đau cơ
- Tiêu chảy
Rủi ro
Trẻ sơ sinh nhiễm listeria có thể dẫn đến:
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm màng não
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu. Trẻ mắc bệnh thường được nhập viện và điều trị bằng kháng sinh.
3. Viêm màng não (Meningitis)
Một tình trạng nhiễm trùng sơ sinh khác là viêm màng não. Trẻ có thể mắc bệnh này ngay trong lúc sinh mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc nhiễm vi khuẩn (listeria, GBS, E.coli), virus và một số loại nấm hay khi tiếp xúc với vi trùng có trong môi trường xung quanh.
Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm lớp màng bao quanh não và tủy sống. Đặc biệt, trẻ có hệ miễn dịch suy yếu thì càng dễ lây hơn. Bạn có thể nghi ngờ trẻ bị viêm màng não sơ sinh nếu bé có các triệu chứng như:
- Khóc dai dẳng
- Chứng ngủ lịm
- Ngủ quá nhiều
- Bỏ bú mẹ
- Thân nhiệt không đều (thấp hoặc dao động)
- Khó thở
- Phát ban
- Vàng da
- Tiêu chảy
Rủi ro
- Tử vong
- Tổn thương thận
- Suy giảm khả năng nhận thức
- Vấn đề khả năng nhớ
- Mất thính giác
Chẩn đoán và điều trị
Để phát hiện viêm màng não, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu, chụp MRI hoặc CT. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà trẻ đang gặp phải. Đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus.
4. Nhiễm E. coli
E. coli là tên viết tắt của vi khuẩn escherichia coli, một loại vi khuẩn có trong đường ruột của con người. Bình thường, chúng được biết là không gây hại nhưng một vài chủng ngày nay đã được chứng minh là có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhiễm E. coli là gì?
Vi khuẩn này hầu như có trong cơ thể của tất cả mọi người và trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trong quá trình sinh qua ngả âm đạo hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn ở bệnh viện hay tại nhà. E. coli cũng là tác nhân dẫn đến một số vấn đề ở trẻ như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm màng não.
Triệu chứng
Tương tự như các loại nhiễm khuẩn khác, triệu chứng nhiễm E. coli ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Sốt
- Bỏ bú hoặc bú kém
- Trẻ thờ ơ giảm chú ý
- Quấy khóc bất thường
Rủi ro gặp phải
- Tổn thương niêm mạc ruột
- Suy thận đe dọa tính mạng
- Viêm màng não
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ sẽ xét nghiệm phân của trẻ để phát hiện sự có mặt của E. coli. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có phương pháp điều trị nào cho tình trạng nhiễm trùng này. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào chăm sóc hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi và giữ nước.
5. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc còn được gọi là “đau mắt đỏ‘ và là một bệnh có khả năng lây lan thành dịch nếu không được chăm sóc, điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Viêm kết mạc là gì?
Đây là tình trạng xuất hiện một lớp màng bao bọc tròng mắt hoặc kết mạc của trẻ khiến mắt bé đỏ và sưng lên, vì vậy mà người ta còn gọi là đau mắt đỏ. Một số trường hợp còn có biểu hiện chảy mủ (đổ ghèn). Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ việc nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Triệu chứng
- Sưng mắt
- Kết mạc mắt đỏ
- Chảy nước mắt
- Đổ ghèn
Rủi ro gặp phải
Nguy cơ duy nhất liên quan đến viêm kết mạc là suy giảm thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị
Thông thường, viêm kết mạc sẽ được chẩn đoán thông qua việc quan sát mắt, xét nghiệm các mẫu dịch được lấy từ mắt. Hướng điều trị trong hầu hết các trường hợp là dùng thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bé phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
6. Nhiễm nấm candida
Trẻ dễ mắc phải tình trạng nhiễm trùng sơ sinh này thông qua việc sinh thường (do nhiễm nấm từ âm đạo của mẹ) hoặc đang bú mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên candida trên cơ thể.
Nhiễm nấm candida là gì?
Ở trẻ, bệnh được biết với cái tên khác gọi là phát ban tã, đôi khi nó cũng xuất hiện ở miệng và cổ họng
Triệu chứng
- Vết nứt xuất hiện ở khóe miệng
- Đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng, môi và bên trong má
- Đau và phát ban ở âm đạo (bé gái)
Rủi ro gặp phải
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Phát ban
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc và quét trong vòm miệng trẻ, sau đó tiến hành các xét nghiệm kiểm tra sự có mặt của nấm. Một số trường hợp phát hiện bệnh dựa vào các tổn thương ở miệng.
Phương pháp điều trị căn bản là sử dụng thuốc kháng nấm như miconazole và nystatin.
7. Nhiễm trùng huyết sơ sinh
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là loại nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng nếu bị lây lan khắp cơ thể. Trẻ có hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc phải tình trạng này.
Nhiễm trùng huyết là tình trạng các chất giải phóng trong cơ thể có vai trò chống lại nhiễm trùng không hoạt động mà lại kích hoạt các phản ứng viêm bên trong các cơ quan. Trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị nhiễm trùng huyết có thể tử vong.
Triệu chứng
Cũng như viêm màng não, các triệu chứng của bệnh này thường không đặc hiệu. Một số dấu hiệu dễ thấy bao gồm:
- Giảm tiểu tiện
- Tâm trạng thất thường hoặc thay đổi đột ngột
- Vấn đề về hô hấp (khó thở)
- Nhịp tim không đều
- Đau bụng
Rủi ro gặp phải
- Hình thành cục máu đông
- Suy nội tạng
- Sốc nhiễm trùng
- Huyết áp thấp
- Tử vong
Cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, xét nghiệm X-quang có thể được tiến hành để phát hiện sự xuất hiện của cục máu đông hoặc chứng suy nội tạng.
Trẻ cần được điều trị tích cực trong giai đoạn đầu nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng kháng sinh ngay cả trước khi có kết quả chẩn đoán, sau đó chuyển sang các thuốc huyết áp và truyền dịch nếu tình hình bắt buộc.
8. Cúm
Tìm hiểu thêm: Có nên bổ sung DHA cho mẹ sau sinh? Mẹ cần lưu ý điều gì?
Cúm là bệnh thông thường có thể lây từ người này sang người khác. Trẻ có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với người bị cúm hoặc chạm vào những vật bị nhiễm virus.
Cúm là gì?
Bệnh cúm không chỉ khiến trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ hoặc đau nhức mà trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bé có thể gặp biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng
- Sốt
- Sổ mũi
- Đau cơ
- Mệt mỏi
- Run rẩy và ớn lạnh
Rủi ro gặp phải
- Mất nước
- Chán ăn
- Thờ ơ
- Khó thở
- Sốt với phát ban
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán cúm dựa trên các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài, điển hình như ở cảm cúm bé có thể bị sốt kéo dài 2 tuần. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng virus cho bé. Lời khuyên cho các bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi là nên cho trẻ tiêm phòng cúm hằng năm để con được bảo vệ khỏi căn bệnh này.
9. Nhiễm herpes sơ sinh
Đây là một tình trạng nhiễm trùng sơ sinh nghiêm trọng, trẻ có thể lây nhiễm từ mẹ khi sinh qua đường âm đạo. Nếu bản thân mẹ bầu bị nhiễm virus khi mang thai được 6 tuần, nguy cơ cao trẻ sẽ bị nhiễm herpes.
Nhiễm herpes là gì?
Herpes sơ sinh là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở những bé có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Dạng nhiễm trùng này chủ yếu gây ra tình trạng mệt mỏi và chán ăn ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng
- Không chịu bú mẹ
- Thở gấp hoặc khó thở
- Lưỡi và da hơi xanh
- Phát ban
- Thờ ơ
Rủi ro gặp phải
- Co giật
- Tử vong
- Co cứng cơ
- Khuyết tật trí tuệ
- Mất thị lực hoặc thính lực
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương trên da, đồng thời có thể áp dụng thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp phổ cộng hưởng từ (MRI) phần đầu hoặc xét nghiệm dịch và tế bào da từ vết loét.
Đối với các trường hợp nhiễm herpes nhẹ, bác sĩ sẽ cho sử dụng acyclovir sớm để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Đối với trường hợp nặng, trẻ cần nhập viện để điều trị.
10. Nhiễm rubella
Bệnh rubella còn có cái tên khác là sởi Đức do một virus tên rubella gây nên. Đây là dạng nhiễm trùng sơ sinh thường gặp ở các bé có hệ miễn dịch yếu.
Nhiễm rubella là gì?
Bệnh rubella rất dễ lây lan qua đường hô hấp, có thể để lại những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng
Tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà các biểu hiện có thể khác nhau. Những triệu chứng chung nhất bao gồm:
- Phát ban hồng hoặc đỏ
- Đau cơ
- Đau đầu
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Sốt nhẹ
- Mắt đỏ
- Sưng hạch bạch huyết
Rủi ro có thể gặp phải
Bệnh rubella đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và có thể gây nên những tổn hại như:
- Bất thường về tim
- Khiếm khuyết tăng trưởng
- Suy giảm trí tuệ
- Giảm chức năng của các cơ
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu máu và nuôi cấy để phát hiện virus gây bệnh. Đối với thai phụ đang nhiễm rubella, việc điều trị thường sử dụng kháng thể như globulin siêu miễn dịch. Thai nhi được chẩn đoán bị ảnh hưởng bởi virus rubella cần nhận được sự chăm sóc đặc biệt.
Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh như thế nào?
>>>>>Xem thêm: “Quay tay”, thủ dâm có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng sơ sinh bằng việc tiêm phòng cúm hoặc một số kháng thể đặc hiệu. Ngoài ra, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện các dấu hiệu của bất kỳ loại nhiễm trùng nào:
- Thực hành quan hệ tình dục an toàn
- Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- Vệ sinh và chế biến thực phẩm đúng cách
- Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Thiết lập một chế độ ăn uống cân đối và một lối sống lành mạnh
- Tránh tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại nhiễm trùng nào kể trên
Vấn đề nhiễm trùng sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thiết lập một lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cùng bác sĩ nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nhé!