“Vùng kín’ là một trong những bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất khi mang thai. Với nhiều mẹ bầu, những thay đổi ở vùng kín khi mang thai đôi khi là những vấn đề nhạy cảm có thể khiến mẹ tự ti, xấu hổ mà không biết “tỏ’ cùng ai.
Bạn đang đọc: Mang thai ảnh hưởng đến âm đạo của bạn như thế nào?
Trong suốt thai kỳ, cơ thể sẽ trải qua rất nhiều những thay đổi từ những điều dễ thấy nhất như ngực to ra và bụng lớn dần cho đến những thay đổi “khó nói’ nhất liên quan đến vùng kín. Có thai vùng kín như thế nào? Có phải mang thai khiến “cô bé’ rộng ra? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn để phần nào giải đáp được những thắc mắc trên bạn nhé.
Nội Dung
Có thai “cô bé’ như thế nào?
Có thể tiết dịch nhiều hơn
Khí hư ra nhiều khi mang thai là một trong những thay đổi đáng chú ý nhất ở vùng kín. Lượng estrogen và progesterone tăng cao cùng với sự tăng thể tích máu đã góp phần gây ra tình trạng này.
Khí hư khi mang thai thường có màu trắng trong hoặc trắng đục. Khí hư thường không có mùi hôi hoặc chỉ có mùi nhẹ. Trong trường hợp khí hư từ âm đạo làm bạn khó chịu, hãy sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.
Âm đạo bị sưng và sẫm màu
Để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể cần phải tăng đáng kể trong suốt thai kỳ. Điều này dẫn đến việc môi âm hộ và âm đạo của bạn có vẻ sưng lên. Thế nhưng, tình trạng này là bình thường.
Ngoài ra, những thay đổi liên quan đến hormone và việc tăng cường lưu thông máu cũng làm cho môi âm hộ và âm đạo trở nên thâm hơn và chuyển sang xanh.
Cũng có trường hợp âm đạo bị sưng là do viêm nhiễm âm đạo. Nếu như âm đạo bị sưng kèm theo các triệu chứng như đỏ, khô rát và ngứa thì bạn đi khám càng sớm càng tốt.
Chảy máu âm đạo khi mang thai
Chảy máu âm đạo khi mang thai là điều rất phổ biến. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, âm đạo có thể ra máu do sự đậu trứng trên thành tử cung hoặc do tăng thể tích máu. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội và thải mô thai qua đường âm đạo.
Ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn cần đi khám ngay nếu âm đạo ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm như nhau bong non, cổ tử cung mở sớm, sinh non hoặc vỡ tử cung. Ngoài ra, khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể thấy khí hư trộn lẫn với một chất nhầy màu hồng và điều này là bình thường.
Giãn tĩnh mạch ở âm đạo
Giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở chân, nó còn có thể xuất hiện ở âm đạo với khoảng 20% bà bầu gặp phải tình trạng này. Triệu chứng đặc trưng là tĩnh mạch ở môi lớn, môi bé hoặc ở vùng cận bị giãn phồng ra và có hình dạng như con sâu, có màu hơi xanh và gây khó chịu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng máu tăng lên khi mang thai và tốc độ chảy máu từ chi dưới giảm xuống. Để khắc phục, bạn có thể chườm lạnh, tắm nước ấm, nằm nghiêng bên trái và nâng cao chân lên khi nằm. Đa phần, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.
Âm đạo có thể dài và rộng hơn khi mang thai
“Cô bé’ bị sưng, đau nhức trong thai kỳ là điều mà hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, ít ai biết rằng chiều dài của “cô bé’ cũng có thể tăng thêm. Nguyên nhân được lý giải là do các mô xung quanh âm đạo trở nên lỏng và mềm hơn, dẫn đến chiều dài âm đạo tăng lên. Ngoài ra, âm đạo cũng có thể mở rộng hơn một chút để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Âm đạo dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Ho là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần
Các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo thường rất phổ biến trong quá trình mang thai do những thay đổi về hormone làm biến đổi sự cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai: Dịch âm đạo là môi trường lý tưởng để men nấm phát triển. Nhiễm nấm âm đạo sẽ không gây hại đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Một số các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo thường là âm đạo ngứa, khô, rát và khí hư có mùi hôi.
- Nhiễm khuẩn âm đạo: Có khoảng 10 đến 30% bà bầu mắc chứng nhiễm khuẩn âm đạo. Tình trạng này là sự do mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn tại âm đạo. Triệu chứng chủ yếu là khí hư có màu xám và có mùi tanh. Nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân hoặc thậm chí bị sảy thai.
- Viêm âm đạo Trichomoniasis: “Thủ phạm’ chủ yếu là do có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Viêm âm đạo Trichomoniasis khi mang thai có thể gây ra những biến chứng thai kỳ như vỡ nươc ối quá sớm và sinh non. Triệu chứng thường là khí hư có màu vàng xanh, có mùi, âm đạo ngứa và đỏ tấy, gây đau đớn trong khi tiểu hay quan hệ tình dục.
Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh
Sau sinh, bạn sẽ cảm thấy âm đạo sưng, đau và thâm tím. Tình trạng này sẽ làm bạn thấy đau khi tiểu. Đối với phần lớn phụ nữ thì những triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm lành âm đạo bị rách khi sinh hoặc cắt tầng sinh môn trong lúc sanh.
Hiện tượng chảy máu âm đạo thường rất phổ biến trong khoảng từ 2 đến 6 tuần đầu sau khi “lâm bồn”. Máu sẽ chảy nhiều và có màu đỏ tươi, đồng thời có thể bao gồm những cục máu đông trong 24 giờ sau khi sinh. Sau đó, việc chảy máu sẽ từ từ giảm dần. Tuy vậy, một số trường hợp, người mẹ có thể trải qua tình trạng này đến 6 tuần.
Âm đạo có thể giãn rộng ra sau khi sinh con và hồi phục lại độ đàn hồi trong vòng 6 tuần. Các bài tập co thắt cơ sàn khung xương chậu có thể giúp cải thiện tình trạng âm đạo và tránh được nguy cơ các cơ quan khác trong cơ thể sa xuống vùng âm đạo.
Những phụ nữ đang cho con bú thường có lượng nội tiết nữ estrogen thấp hơn bình thường và âm đạo sẽ dễ bị khô hơn. Bạn có thể sử dụng các loại dầu bôi trơn với thành phần chính là nước hoặc những loại sữa dưỡng ẩm tự nhiên để làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa và khô rát âm đạo.