Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Mắt bị sưng mí trên là hiện tượng có liên quan đến tình trạng viêm và tích tụ dịch bên trong các mô liên kết xung quanh mắt. Sưng mí mắt trên không đau hoặc sưng mí mắt trên và đau xảy ra có thể là do một số nguyên nhân nhất định, hoặc đôi khi là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. 

Bạn đang đọc: Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng sưng mí có thể tồn tại và biến mất một cách nhanh chóng hoặc phát triển theo thời gian. Vậy, bị sưng mí mắt trên là bệnh gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có đầy đủ thông tin hơn về các nguyên nhân, cũng như cách chữa sưng mí mắt trên, bạn nhé!

11 nguyên nhân phổ biến khiến mắt bị sưng mí trên

Tại sao mí mắt bị sưng? Sưng mí mắt có thể do những nguyên nhân vô hại như khóc, cọ xát hoặc do các tình trạng nghiêm trọng hơn. Trong đó có thể kể đến một loạt các nguyên nhân phổ biến sau:

1. Mắt bị sưng mí trên do dị ứng 

Sốt cỏ khô, dị ứng thức ăn, thuốc hoặc bị vết ong chích đều có thể khiến mí mắt trên bị sưng ở cả hai bên mắt. Nếu chỉ một bên mí mắt bị sưng, đỏ và ngứa thì thường là do dị ứng với thứ gì đó tiếp xúc trực tiếp với mắt như lông động vật hoặc bụi. 

2. Chắp mắt.

Chắp mắt xảy ra khi tuyến dầu nhờn dọc theo viền trong của mí mắt trên bị tắc nghẽn tạo thành nốt sưng khu trú ở mí mắt hoặc khiến toàn bộ mí mắt sưng tấy lên, đặc biệt nếu nó bị viêm hoặc nhiễm trùng. Chắp mắt không chỉ khiến mắt bị sưng mí trên mà còn có thể ở mí mắt dưới. Hiện tượng sưng do chắp mắt thường có xu hướng cản trở thị lực, tuy nhiên nó không gây mí mắt bị sưng đau và đỏ. 

3. Lẹo mắt

Một vấn đề rất phổ biến khiến mắt bị sưng mí trên là do viêm hoặc nhiễm trùng nhỏ hình thành ở gốc lông mi (lẹo mắt). Tình trạng nhiễm trùng này thường lan ngược vào mi mắt dẫn đến cả mí mắt bị sưng và đỏ lên. Đôi khi có thể quan sát thấy có mủ ở bên trong vết sưng, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau.

4. Viêm bờ mi (viêm mí mắt) khiến mắt bị sưng mí trên

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bờ mi bao gồm đỏ mắt, đau rát, sưng mí mắt trên và ngứa. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và thường hay tái phát, đôi khi có thể xuất hiện cùng với các tình trạng da khác như bệnh trứng cá đỏ và viêm da tiết bã.

Bạn có thể quan tâm: Viêm bờ mi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

5. Viêm kết mạc (mắt đỏ)

Do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào gây nhiễm trùng ở kết mạc – lớp màng mỏng trong suốt, che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mí của mắt. Dị ứng cũng có thể gây viêm kết mạc. Mí mắt trên bị sưng, đỏ ngứa mắt, chảy nước mắt và chảy dịch mắt là các triệu chứng thường gặp của tình trạng này.

6. Nhiễm trùng da

Bất kỳ nhiễm trùng nào ở da mí mắt cũng có xu hướng gây sưng tấy rõ rệt, kèm theo đỏ ngứa và đau. Nhiễm trùng từ các vị trí khác trên khuôn mặt cũng có thể lây lan đến mí mắt. Các dạng nhiễm trùng da bao gồm viêm mô tế bào quanh hốc mắt, chốc lở và viêm quầng. Nguyên nhân có thể là do vết côn trùng cắn, chấn thương hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến vùng da gần mắt, chẳng hạn như bệnh nấm da, chàm, bệnh thủy đậu.

7. Chấn thương

Mắt bị sưng mí trên cũng có thể xuất hiện ở các trường hợp bị chấn thương như gãy xương sọ, bỏng da hoặc có dị vật trong mắt, thổi trực tiếp vào mắt hoặc thực hiện phẫu thuật. Sưng mí mắt sau chấn thương thường có kèm theo sự đổi màu vùng da xung quanh. 

8. Kích ứng do mỹ phẩm và hóa chất

Khi các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da hoặc xà phòng dính vào mắt, chúng có thể gây kích ứng mắt và các mô xung quanh dẫn đến các biểu hiện sưng tấy, đỏ và đau mí mắt trên. Phản ứng dị ứng với các sản phẩm cũng có thể gây nên tình trạng này

9. Khóc khiến mắt bị sưng mí trên

Các mạch máu nhỏ trong mắt và mí mắt có thể bị vỡ do khóc, đặc biệt nếu khóc quá mạnh hoặc khóc kéo dài. Sưng mí mắt xảy ra sau khi một người vừa khóc có thể là kết quả của việc giữ nước, nguyên nhân là do sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực xung quanh mắt. 

10. Mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến mắt bị sưng mí trên

Cơ thể kiệt sức cũng có thể khiến mí mắt trên bị sưng húp. Đặc biệt nếu buổi tối ngủ không ngon giấc, bạn sẽ cảm nhận mắt bị sưng và phồng rộp vào sáng hôm sau.

Bạn có thể quan tâm: Bị sưng mí mắt trên hoặc dưới là bệnh gì? Có cần điều trị?

Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

11. Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, sưng mí mắt cũng có thể là hậu quả của các tình trạng như: nhiễm virus herpes (mụn rộp ở mắt), bệnh quai bị, zona thần kinh, nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang,…

Bị sưng mí mắt trên là bệnh gì? Đôi khi, đây chính là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, bao gồm:

  • Huyết khối xoang hang (cục máu đông trong khoang ở đáy não)
  • Phù nề (giữ nước), chẳng hạn như khi mang thai
  • Phù mạch di truyền
  • Cường giáp (bệnh Graves)
  • Suy giáp
  • Bệnh thận
  • Suy nội tạng như suy tim, gan hoặc thận, tất cả đều có thể gây sưng
  • Tiền sản giật (một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển trong thời kỳ mang thai với các biểu hiện sưng tấy, huyết áp cao và protein trong nước tiểu)

Bạn có thể quan tâm: Ngứa mi mắt: Đừng thờ ơ kẻo hối hận không kịp

Các cách chữa sưng mí mắt trên nhanh nhất

Hầu hết các trường hợp mí mắt trên bị sưng có thể điều trị bằng các cách chữa sưng mí mắt trên nhanh nhất tại nhà như: chườm mát để giảm mí mắt sưng đỏ, luôn giữ cho mắt sạch sẽ, tránh dụi hoặc chạm tay vào mắt. Đồng thời, không trang điểm và nên rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu mắt bị sưng mí trên đột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng, kéo dài trong một thời gian, có sự thay đổi về thị lực hoặc kèm thêm các triệu chứng khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sưng mắt, bởi vì thông qua đó bác sĩ có thể chỉ định cách chữa sưng mí mắt hiệu quả nhất đối với từng trường hợp cụ thể. Một số biện pháp bác sĩ có thể đưa ra đó là:

Tìm hiểu thêm: Rau tần dày lá: Chữa ho, giảm viêm họng, ngừa ung thư và 8 công dụng khác

Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

>>>>>Xem thêm: Rối loạn thần kinh

  • Điều trị dị ứng: tiêm ngừa và uống thuốc dị ứng theo đơn 
  • Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh hoặc uống kháng sinh đối với các nguyên nhân nhiễm trùng mắt do vi khuẩn
  • Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng virus trong trường hợp bị mụn rộp hoặc bệnh zona
  • Giảm viêm bằng corticosteroid hoặc các loại thuốc nhỏ mắt chống viêm khác
  • Thực hiện thủ thuật rạch và dẫn lưu dịch nếu có mụn lẹo, mụn nước hoặc áp xe
  • Loại bỏ dị vật trong mắt hoặc mí mắt
  • Trong các trường hợp sưng mí mắt do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể giúp giảm sưng. Bạn nên kết hợp thêm nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh để đẩy nhanh hiệu quả chữa mắt bị sưng.

Trường hợp do các bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc và liệu pháp thích hợp để điều trị nguyên nhân, ví dụ như hormone tuyến giáp trị bệnh suy giáp và thuốc lợi tiểu chữa bệnh suy tim.

Mắt bị sưng mí trên bao lâu thì khỏi?

Tương tự như cách chữa sưng mí mắt trên, việc xác định thời gian hồi phục cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân bị sưng mắt. Đối với các nguyên nhân tạm thời như dị ứng hoặc cọ xát, có thể mất ít nhất là vài giờ để giảm sưng mí mắt bằng biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc kháng dị ứng không kê đơn.

Tình trạng mí mắt trên bị sưng những không đau do nhiễm trùng nhẹ hoặc các tuyến dầu nhờn bị bít tắc có thể thuyên giảm sau 1 đến 3 tuần nếu được điều trị thích hợp. Riêng tình trạng nhiễm trùng da như viêm mô tế bào sẽ mất nhiều thời gian hơn để điều trị, đặc biệt là nếu không đáp ứng tốt với kháng sinh.

Mắt bị sưng mí trên do nguyên nhân phù nề, ứ nước tạm thời sau khi ăn mặn có thể khắc phục được trong vòng 24 giờ nếu điều trị tại nhà, bằng cách uống nhiều nước và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Đối với các nguyên nhân mí mắt bị sưng nghiêm trọng hơn như suy nội tạng, tiền sản giật hoặc rối loạn tuyến giáp, biểu hiện sưng có thể sẽ không cải thiện cho đến khi vấn đề gốc được điều trị. 

Một số lưu ý khi mắt bị sưng mí

  • Khi lên chắp, lẹo mắt, tuyệt đối không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng mắt nặng hơn. Việc tháo mủ nếu cần thiết cần phải do bác sĩ chỉ định
  • Nếu phải trang điểm, bạn cần phải biết cách tẩy trang đúng cách để hạn chế khả năng gây viêm ở mi, từ đó dễ khiến sưng và phù nề mi
  • Dù bị bệnh hay không, bạn nên tránh dụi tay vào mắt. Đồng thời, nên rửa tay thường xuyên nhằm tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt
  • Đối với những người thường hay bị dị ứng, cần hạn chế tiếp xúc với bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…

Nhìn chung, mắt bị sưng mí trên là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó lại có thể tiềm ẩn những vấn đề khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiện bất ổn nào, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *