Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ luôn đều đặn và giúp bạn có thể dự đoán để chuẩn bị trước cho “ngày đèn đỏ”. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ thì kinh nguyệt lại không thể dự đoán. Trong đó bao gồm cả vấn đề có kinh sớm, trễ kinh hoặc đột nhiên mất kinh nguyệt.
Bạn đang đọc: Mất kinh nguyệt: Nếu không phải có thai thì nguyên nhân là gì?
Khi bị mất kinh, hầu hết chị em sẽ nghĩ ngay đến khả năng là có thai. Thế nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn có khá nhiều nguyên nhân khác về mặt sức khỏe. Vì vậy, nếu đang cảm thấy lo lắng và không biết vì sao mình trễ kinh, mất kinh nguyệt thì bạn có thể tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau.
Nội Dung
Những nguyên nhân khiến bạn trễ kinh hoặc mất kinh nguyệt
Trễ kinh có nghĩa là bạn bị trễ từ 1 đến hơn 5 ngày so với chu kỳ trước. Trong khi đó, mất kinh nguyệt được hiểu là bạn không có kinh sau hơn 6 tuần kể từ “mùa dâu” trước. Trên thực tế, có một số thời điểm trong đời sẽ khiến chị em thường xuyên trễ kinh hoặc mất kinh trong 1, 2 hoặc thậm chí trên 3 tháng. Các thời điểm này bao gồm đang trong độ tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú và tiền mãn kinh. Ngoài những trường hợp trên, nếu kinh nguyệt của bạn không đều thì tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:
Tâm lý căng thẳng
Đây là lý do phổ biến nhất khiến chị em trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh nguyệt trên 1 tháng. Sự căng thẳng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, phần não giúp điều hòa kinh nguyệt của bạn. Ngoài ra, căng thẳng có thể dẫn đến tăng, giảm cân hoặc ảnh hưởng đến bệnh lý nào đó. Tất cả những vấn đề này đều dễ khiến kinh nguyệt của bạn không diễn ra theo chu kỳ bình thường.
Giảm cân đột ngột
Việc ăn kiêng khắt khe hoặc đang mắc chứng rối loạn ăn uống thường dẫn đến sụt cân nghiêm trọng. Điều này cũng có thể gây mất kinh nguyệt đột ngột do bạn không có đủ calo để sản xuất các hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân và béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bởi vì nếu thừa cân, cơ thể sẽ tạo ra một lượng estrogen dư thừa và khiến việc hành kinh trở nên không đều. Do đó, nếu bạn có chỉ số BMI từ 30 trở lên và thường trễ kinh hoặc mất kinh nguyệt thì nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giảm cân an toàn.
Tập thể dục cường độ cao
Căng thẳng do tập thể dục cường độ cao cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi nội tiết tố và gây trễ kinh hoặc mất kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khi hoạt động thể chất mạnh và liên tục sẽ khiến chất béo trong cơ thể giảm đi nhiều. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây ngừng rụng trứng.
Kiểm soát sinh sản bằng hormone có thể gây mất kinh nguyệt
Việc bắt đầu hoặc ngừng kiểm soát sinh sản bằng hormone đều có thể tạo ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chẳng hạn như thuốc ngừa thai chứa hormone progesterone và estrogen sẽ hoạt động bằng cách ngăn cản buồng trứng giải phóng trứng.
Do đó, bạn có thể bị rối loạn hoặc mất kinh nguyệt trong khoảng 3 tháng từ khi bắt đầu dùng thuốc hoặc từ khi ngừng dùng thuốc. Sau 3 tháng này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên đều đặn như bình thường. Tương tự như vậy, các phương pháp tránh thai nội tiết tố khác như tiêm thuốc tránh thai hoặc cấy que tránh thai vào cơ thể cũng có thể khiến chị em bị trễ kinh trong thời gian đầu.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tìm hiểu thêm: Bật mí 8 cách dạy con thông minh mà cha mẹ nên áp dụng ngay
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố nam androgen. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố làm cản trở quá trình rụng trứng và hình thành các u nang trong buồng trứng. Do đó, nếu bạn bị mất kinh nguyệt trong thời gian dài và nghi ngờ mắc hội chứng PCOS thì nên đi khám càng sớm càng tốt vì bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.
Các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc quá mức (cường giáp) đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuyến giáp giữ vai trò điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Cho nên các vấn đề về tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và khiến bạn trễ kinh hoặc mất kinh nguyệt.
Các bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như bệnh celiac và tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
- Đối với bệnh đái tháo đường, sự thay đổi mức đường huyết có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố. Cùng với đó là nếu bạn kiểm soát bệnh tiểu đường không tốt sẽ khiến kinh nguyệt không đều.
- Đối với bệnh celiac (không dung nạp gluten) gây viêm ruột non và ngăn cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone dẫn đến tình trạng trễ kinh, mất kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh sớm có thể gây mất kinh nguyệt
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt khi gần 40 tuổi, chẳng hạn như mất kinh nguyệt trong vài tháng rồi có kinh trở lại, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Tình trạng này xảy ra do trứng của bạn đang giảm dần nên không đáng lo ngại. Đến một thời điểm khi bạn không còn rụng trứng nữa sẽ được gọi là thời kỳ mãn kinh.
Mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên có sao không? Bạn nên làm thế nào?
>>>>>Xem thêm: Mao địa hoàng
Tình trạng mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên được gọi là vô kinh thứ phát và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thế nhưng, nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục thì nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi mất kinh đó là do bạn đã mang thai. Nói cách khác, việc mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy biện pháp tránh thai bạn đang sử dụng đã không thành công. Bước tiếp theo bạn nên làm là dùng que thử thai để kiểm chứng về điều mình nghi ngờ.
Ngược lại, nếu bạn không mang thai thì việc mất kinh nguyệt trong thời gian dài có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nào đó được kể trên như căng thẳng, sụt cân, tập luyện quá sức, vấn đề tuyến giáp, thuốc tránh thai… Ngoài ra, một số rối loạn di truyền hoặc việc dùng thuốc chống trầm cảm, hóa trị… cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Trong trường hợp mất kinh kèm theo các triệu chứng sau đây bạn sẽ cần đi khám càng sớm càng tốt để được chăm sóc y tế kịp thời:
- Bạn mất kinh nguyệt 3 lần trở lên trong 1 năm.
- Hầu hết các chu kỳ kinh của bạn đều dài hơn 35 ngày.
- Hành kinh kéo dài trên 7 ngày mỗi lần đến “mùa dâu”.
- Chảy máu đột nhiên nặng hơn bình thường trong “ngày đèn đỏ” gần nhất.
- Đau bụng nghiêm trọng khi có kinh, có thể kèm theo sốt.
Kết luận chung thì bạn không nên chủ quan khi mất kinh nguyệt trong thời gian dài. Bởi vì nếu không mang thai thì việc trễ kinh, vô kinh thứ phát có thể đang cảnh báo các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nếu bạn đang trải qua vấn đề này thì đừng chần chừ trong việc đi khám để được chăm sóc y tế kịp thời nhé!