Hiện tượng bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải khiến không ít bố mẹ lo lắng, nhưng thực chất, tình trạng này khá bình thường và phổ biến.
Bạn đang đọc: Màu phân của trẻ phản ánh bệnh gì? Bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải là gì?
Phân trong tã trẻ sơ sinh không chỉ là chất thải mà còn đóng vai trò như một công cụ báo hiệu cho tình trạng sức khỏe hiện tại của bé yêu. Ngoài ra, mẹ cần dựa vào đặc tính phân của con để chọn tã cho phù hợp.
Bạn thấy bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải hoặc đi tiêu phân có màu sắc bất thường và băn khoăn không biết liệu bé có đang mắc phải chứng bệnh nào nghiêm trọng? Hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
1. Phân của trẻ sơ sinh có màu xanh
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ và liên tục bổ sung chất sắt cũng như ăn nhiều rau xanh hay tiêu thụ các thức uống có màu xanh như sinh tố kiwi, sinh tố bơ… thì rất có thể phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu xanh lá cây.
Giải pháp:
Nếu nuôi con bằng sữa mẹ và trong chế độ ăn của mẹ có quá nhiều rau xanh, bạn nên thử thay đổi chế độ ăn của bản thân, đồng thời quan sát bé đi tiêu xem tình hình có cải thiện.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tại sao phân trẻ sơ sinh có màu xanh? Giải pháp hữu hiệu mẹ cần biết!
2. Phân màu cam, vàng và nâu hoặc đen
Phân của trẻ sơ sinh hay được gọi bằng phân su, thường rất sệt, có màu đen hoặc xanh đen đậm. Chúng sẽ hiện diện trong vài ngày đầu tiên sau khi bé chào đời. Vài ngày sau sinh, màu của phân su đổi thành nâu đậm, rồi chuyển sang cam và vàng sáng. Phân của em bé có màu cam, vàng hoặc nâu là tình trạng hoàn toàn bình thường ở trẻ bú mẹ và bú bình.
Một trong nhiều lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ mà bé nhận được là các tế bào bạch cầu, kháng thể có trong sữa non sẽ giúp tạo tiền đề cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa non còn đặc tính nhuận tràng nên giúp hệ tiêu hóa của con đào thải phân su được dễ dàng.
Nếu con đi tiêu màu đen trở lại sau khi phân đã chuyển sang các màu khác thì nguy cơ cao là dấu hiệu bất thường, gợi ý tình trạng chảy máu cũ từ đường tiêu hóa.
Giải pháp:
Mẹ hãy tích cực cho bé bú sữa mẹ để con nhận được những lợi ích tốt nhất. Mẹ cần theo dõi thêm con và đưa đi khám ngay nếu nhận thấy bé vẫn đi tiêu phân đen hay có các dấu hiệu bất thường trong phân của con hoặc bé có biểu hiện sốt, quấy khóc.
3. Phân của trẻ sơ sinh có màu trắng
Phân bé có màu trắng hoặc xám đôi khi có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn ở gan, thường đi kèm vàng da, tình trạng này được gọi là viêm đường mật và cần được chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, hiện tượng con đi tiêu phân có màu trắng còn đến từ chế độ dinh dưỡng của bé chỉ có mỗi sữa hoặc ăn thức ăn cứng, hoặc có thể con đang bị nhiễm khuẩn. Do vậy, nếu bạn nhận thấy con yêu đi phân trắng từ 2 lần trở lên thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.
Giải pháp:
Mẹ nên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ nên thay tã và vệ sinh cho bé thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ da con tiếp xúc với axit, vi khuẩn… có trong phân, nước tiểu. Đây là những yếu tố gây kích ứng da trẻ nhỏ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Theo dõi phân trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn: Khi nào là bất thường?
4. Trẻ sơ sinh đi tiêu phân lỏng
Thông thường, hiện tượng đi tiêu phân lỏng ở trẻ sơ sinh đến từ việc bé bị tiêu chảy. Nguyên nhân của tiêu chảy có thể do nhiễm trùng, bé bị kích ứng với một loại thực phẩm nào đó trong sữa mẹ, người mẹ hoặc bé đang sử dụng kháng sinh…
Giải pháp:
Nếu bé đi tiêu phân lỏng trên 3 lần một ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
5. Phân quá sệt hoặc rắn
Phân trong tã trẻ sơ sinh sẽ có dạng đặc sệt hoặc rắn cũng có thể là một dấu hiệu cho biết bé nhạy cảm với một chất nào đó có trong sữa mẹ hoặc một vài thành phần trong sữa bột.
Giải pháp:
Mẹ nên thử thay đổi chế độ ăn của bản thân, đổi sữa cho bé và quan sát bé đi tiêu xem tình hình có cải thiện. Nếu bé đi tiêu phân quá sệt hoặc rắn kéo dài, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bị tiêu chảy: Khi sữa là “thủ phạm” của tình trạng này
6. Phân trẻ sơ sinh có máu đỏ
Phân trẻ sơ sinh có máu đỏ xuất phát bởi các nguyên nhân từ đơn giản cho đến phức tạp.
Máu đỏ trong phân với kết cấu bình thường đại diện cho việc con bị dị ứng với protein sữa hay nứt hậu môn. Ngoài ra, máu đỏ trong phân lỏng đồng nghĩa với việc bé đang gặp tình trạng nhiễm vi khuẩn.
Giải pháp:
Nếu bé đi phân có máu đỏ 2 lần trở lên, mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
7. Bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Cytochrome P450
>>>>>Xem thêm: Bệnh down có di truyền không? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ
Đây là một thuật ngữ dân gian nói về màu sắc và kết cấu phân trong tã trẻ sơ sinh. Vậy phân hoa cà hoa cải trông như thế nào? Chất thải của bé sẽ có màu vàng, hơi vón cục cùng dịch lỏng màu xanh. Đôi lúc, hiện tượng trẻ sơ sinh đi tiêu phân hoa cà hoa cải khiến không ít bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, thực chất, tình trạng này khá bình thường và phổ biến ở trẻ.
Nguyên nhân tình trạng phân hoa cà hoa cải xuất phát từ việc bé đang bị rối loạn tiêu hóa và lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột không đủ. Nếu thiên thần nhỏ không biểu hiện những dấu hiệu bất thường nào khác như sốt hoặc nôn mửa, quấy khóc thì bạn chỉ cần cho con bú đều đặn là được.
Giải pháp:
Khi bé đi phân hoa cà hoa cải, mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên để hạn chế nguy cơ da vùng mặc tã tiếp xúc với axit trong phân và nước tiểu nhằm hạn chế hăm tã.
Trẻ sơ sinh đi hoa cà hoa cải bao lâu?
Ở bé 2 tháng đi ngoài hoa cà hoa cải mà đang bú sữa mẹ hoàn toàn, đi ngoài 2,3 lần là điều hết sức bình thường. Hiện tượng này kéo dài đến khi trẻ đủ 3-4 tháng.
Với bé đang bú mẹ, không ăn thêm các loại thức ăn nào khác mà một ngày đi 5-7 lần, phân đôi khi lại có nước, hoa cà hoa cải…mà trẻ không có triệu chứng sốt, bú bình thường, phân không có mùi thì vẫn bình thường. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh không cần đưa con đi khám, xét nghiệm hay uống men tiêu hóa. Và khi trẻ lớn, đường tiêu hóa của trẻ sẽ tự động điều chỉnh.
8. Phân có chất nhầy
Chất nhầy trong phân của em bé không phải lúc nào cũng gây lo ngại. Bình thường ruột sẽ tiết ra chất nhầy để giúp phân đi qua ruột hiệu quả hơn.
Đôi khi em bé có thể thải ra một số chất nhầy không kèm bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ dễ gặp hiện tượng phân có chất nhầy vì phân di chuyển tương đối nhanh qua ruột. Tình trạng đi tiêu phân có chất nhầy có thể xuất hiện ở trẻ đang mọc răng, lúc này trẻ tiết nước bọt nhiều cộng với mọc răng gây đau sẽ kích thích ruột tiết chất nhầy nhiều hơn (dân gian thường gọi là đi tướt).
Mặt khác, bạn không nên quá chủ quan mà vẫn phải chú ý bởi bé có thể đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng, dị ứng và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Giải pháp:
Mẹ hãy tích cực cho bé bú sữa mẹ để con nhận được những kháng thể có trong sữa mẹ. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài hoa cà hoa cải nhiều lần, đi tiêu phân có chất nhầy liên tục hoặc bé có biểu hiện sốt, quấy khóc… mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời.
Theo các chuyên gia nhi khoa chia sẻ, việc quan sát phân trẻ sơ sinh có thể cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bé. Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định phân của bé như thế nào là bình thường hay bất thường, con đi tiêu thế nào là dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm kịp thời, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra “Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?” mà đội ngũ Kenshin.vn đã phát triển. Công cụ này được xây dựng với hình ảnh trực quan giúp cha mẹ sẽ dễ dàng phân loại, so sánh và đánh giá phân của con ngay lập tức.
Kenshin.vn hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Phân hoa cà hoa cải là như thế nào?”, cũng như một cách đoán sức khỏe của bé thông qua màu sắc của chất thải. Quả thật, việc phải tập nhận biết các tình trạng sức khỏe thông qua phân trong tã của trẻ sơ sinh khiến không ít bố mẹ bở hơi tai. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy chú ý đến vấn đề chọn tã cho bé yêu bởi đây sẽ là người đồng hành quan trọng cho quá trình chăm sóc sức khỏe của thiên thần nhỏ.