Máy đo đường huyết liên tục CGM

Máy đo đường huyết liên tục CGM

Máy đo đường huyết liên tục CGM

Máy đo đường huyết liên tục vẫn còn là một thiết bị chưa phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) đã phát triển qua nhiều năm và có những cải tiến thú vị về độ chính xác và tính dễ sử dụng. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể hơn về loại thiết bị đặc biệt này trong bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Máy đo đường huyết liên tục CGM

Máy đo đường huyết liên tục là gì?

Máy đo đường huyết liên tục (máy theo dõi đường huyết liên tục hay Continuous Glucose Monitor – CGM) là thiết bị giúp tự động ước tính mức đường huyết (lượng đường glucose trong máu) của bạn cứ 5 phút một lần, trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Khi đeo, máy CGM sẽ luôn bật và ghi lại mức đường huyết cho dù bạn đang tắm, làm việc, tập thể dục hay đang ngủ; cả ngày lẫn đêm, chỉ cần là khi bạn đeo máy. Bạn có thể xem lại mức đường huyết của mình bất cứ lúc nào và biết được đường huyết đã thay đổi (tăng hay giảm) như thế nào trong vài giờ hoặc vài ngày, nhờ đó phát hiện nhanh những vấn đề bất thường và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Máy đo đường huyết liên tục CGM

Cơ chế hoạt động

Một máy đo đường huyết liên tục CGM bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Cảm biến: Một cảm biến nhỏ được đặt ngay dưới da của bạn, thường là vùng da trên bụng hoặc cánh tay. Một miếng dán giúp gắn cảm biến ở vị trí đó. Đây là loại cảm biến dùng một lần. Một số loại cảm biến đặc biệt khác sẽ được cấy ghép vào bên trong cơ thể. Cảm biến CGM giúp ước tính mức glucose máu trong dịch ngoại bào.
  • Bộ phát: Bộ phát là nơi “trung gian” giúp gửi thông tin về mức đường huyết từ cảm biến đến bộ thu mà không cần sử dụng dây. Đối với một số máy CGM, bộ phát có thể được tái sử dụng và gắn vào cảm biến mới. Một số khác, bộ phát là một phần của cảm biến dùng một lần và sẽ được thay thế định kỳ.
  • Bộ thu: Bộ thu là một ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy bơm insulin. Thông tin mức đường huyết từ cảm biến sẽ được gửi đến bộ thu cứ mỗi 5 phút một lần. Bạn sẽ thấy kết quả đo mức đường huyết của mình trên màn hình điện thoại hoặc máy bơm insulin bất cứ lúc nào. Máy bơm insulin sẽ tự động điều chỉnh phân phối insulin dựa trên thông tin từ CGM.

Phân loại

Tất cả các loại máy đo đường huyết liên tục CGM đều giúp ước tính mức đường huyết nhưng cách lưu trữ và hiển thị thông tin thì có thể khác nhau đôi chút. Cụ thể như sau:

  • CGM “thời gian thực” sẽ tự động gửi và hiển thị thông tin về mức đường huyết đến bộ thu cứ 5 phút một lần.
  • CGM “quét gián đoạn” thì cần bạn phải quét CGM bằng bộ thu (điện thoại thông minh) vài giờ một lần để xem và lưu trữ thông tin về mức đường huyết.
  • CGM đặc biệt được đeo trong một thời gian giới hạn để bác sĩ thu thập thông tin về mức đường huyết.

Các tính năng cần có

Tìm hiểu thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Những điều cần biết!

Máy đo đường huyết liên tục CGM

Khi lựa chọn sử dụng máy đo đường huyết liên tục CGM, bạn nên lưu ý đến các tính năng đặc biệt sau đây:

  • Khả năng lưu trữ và tải thông tin về mức đường huyết theo thời gian thực xuống máy tính hoặc thiết bị thông minh bất cứ lúc nào để bạn có thể dễ dàng theo dõi mức đường huyết của mình và chia sẻ với bác sĩ.
  • Hiển thị đồ họa và đưa ra cảnh báo bằng âm thanh khi mức đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp, để tiến hành can thiệp và điều trị kịp thời.
  • Gửi cảnh báo đến điện thoại thông minh cho người chăm sóc (cha mẹ, vợ/chồng, con cái) để phòng ngừa những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Hỗ trợ theo dõi thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào, mức độ hoạt động thể chất và các loại thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào.

Lợi ích khi sử dụng máy đo đường huyết liên tục

So với máy đo đường huyết tiêu chuẩn, sử dụng máy đo đường huyết liên tục CGM mang đến các lợi ích nổi bật sau đây:

  • Cho thấy lượng đường trong máu của bạn thay đổi như thế nào theo thời gian thực, giúp bạn và bác sĩ hiểu rõ hơn về những thứ như thực phẩm và đồ uống nạp vào, các loại thuốc đang sử dụng, mức độ hoạt động ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. 
  • Chủ động kiểm soát loại thực phẩm và đồ uống nạp vào cơ thể, cũng như điều chỉnh mức độ hoạt động thể chất sao cho phù hợp.
  • Kiểm soát mức đường huyết tốt hơn mỗi ngày ngay cả khi bạn ngủ, hạn chế được những trường hợp nguy hiểm do mức đường huyết quá cao hay quá thấp.
  • Giảm số lần cần phải lấy máu ở đầu ngón tay để đo đường huyết mỗi ngày.
  • Máy được thiết lập tự động, nhỏ gọn và gắn luôn trên cánh tay nên mang lại cho bạn sự tự do, linh hoạt và an tâm hơn.
  • Giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Giúp bạn và bác sĩ biết cần dùng bao nhiêu insulin, dùng khi nào và có cần phải bổ sung các thuốc điều trị tiểu đường khác hay không.

Ai nên sử dụng máy đo đường huyết liên tục?

Máy đo đường huyết liên tục CGM

>>>>>Xem thêm: Trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn có béo không?

Hiện nay, mỗi cá nhân đều có thể tự trang bị máy đo đường huyết liên tục CGM như một phần trong việc chăm sóc bệnh tiểu đường ngay tại nhà. Thiết bị này được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng máy CGM mọi lúc hoặc chỉ vài ngày trong các trường hợp sau đây:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Lượng đường trong máu tăng cao hoặc hạ thấp không rõ nguyên nhân
  • Người đang điều trị bằng máy bơm insulin.

Những lưu ý khác khi dùng

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để giúp máy đo đường huyết liên tục CGM chính xác hơn và dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số vấn đề khi sử dụng CGM. Cụ thể như sau:

Độ chính xác về kết quả

Bạn sẽ cần so sánh chỉ số đường huyết đo được từ CGM với máy đo đường huyết tiêu chuẩn nếu nghi ngờ độ chính xác của máy CGM, hoặc đang thay đổi liều dùng insulin, hoặc máy đo đường huyết liên tục CGM đưa ra cảnh báo về mức đường huyết quá cao hay quá thấp.

Hãy lưu ý rằng CGM không thể thay thế máy đo đường huyết tiêu chuẩn. Đây sẽ vẫn là công cụ thiết yếu giúp bệnh nhân tiểu đường biết chính xác mức đường huyết tại thời điểm đo. CGM chỉ đo lượng glucose dưới da và cho biết mức đường huyết ở thời điểm 5 đến 10 phút trước khi đo.

Ngoài ra, đối với một số kiểu máy CGM, bạn có thể cần phải thực hiện đo đường huyết bằng máy đo đường huyết tiêu chuẩn để hiệu chỉnh định kỳ, đảm bảo chỉ số đo được từ CGM là chính xác.

Thay thế các bộ phận của máy

Cảm biến CGM dùng một lần cần được thay thế sau mỗi 7 đến 14 ngày, tùy thuộc vào kiểu máy. Một số cảm biến cấy ghép có thể tồn tại đến 180 ngày và cần được thay thế vài lần mỗi năm tại bệnh viện.

Bạn cũng cần phải thay thế bộ phát của một số CGM hoặc kết nối lại CGM, bộ phát và bộ thu hoặc điện thoại thông minh nếu CGM hoạt động không chính xác.

Kích ứng da

Máy đo đường huyết liên tục sẽ cần được đeo trong suốt một khoảng thời gian nhất định nên tình trạng đỏ da hoặc kích ứng da do miếng dán dùng để gắn cảm biến có thể xảy ra ở một số người. Hãy trao đổi với bác sĩ để có biện pháp can thiệp giúp giảm bớt các vấn đề về da khi dùng máy.

Giá cả cao

Máy đo đường huyết liên tục CGM mắc hơn so với máy đo đường huyết thông thường và thường không được bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy, hãy thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ xem CGM có cần thiết cho bạn hay không.

Việc học cách sử dụng máy đo đường huyết liên tục CGM có thể mất thời gian và bạn cần nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ để sử dụng máy dễ dàng và chính xác hơn. CGM không phải là cách chữa bệnh tiểu đường mà chỉ là một công cụ đo đường huyết, hỗ trợ kiểm soát căn bệnh này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *