Việc mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể là vấn đề sức khỏe nguy hiểm và đáng lo lắng. Bởi vì nếu mẹ không được xử lý ngộ độc kịp thời, tình trạng này có thể gây rủi ro cho em bé, chẳng hạn như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Có thể nói rằng an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ cần chú ý phòng ngừa. Đồng thời, đừng bỏ qua việc trang bị thông tin kiến thức về xử lý ngộ độc thực phẩm đúng cách, kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xảy ra trong thai kỳ.
Nội Dung
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm – Vì sao tình trạng này dễ xảy ra?
Nếu mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm, điều đó nghĩa là mẹ đã ăn phải thực phẩm gì đó có chứa vi khuẩn, virus hoặc độc tố khiến cơ thể phản ứng tiêu cực, bao gồm các triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai do hệ thống miễn dịch đang có sự thay đổi. Đây là điều kiện tự nhiên giúp mẹ và em bé “hòa hợp” với nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể khiến cơ thể mẹ bầu khó chống lại một số vi sinh vật có hại trong thực phẩm. Nếu mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm, thai nhi cũng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Điều này cũng lý giải vì sao mẹ luôn phải thận trọng đối với việc ăn uống trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Các tác nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trong đó bao gồm những loại phổ biến sau đây và mỗi loại có thể gây ra các biến chứng khác nhau trong thai kỳ, bao gồm:
- Nhiễm Norovirus trong thai kỳ thường không làm ảnh hưởng tới em bé hay sức khỏe của bạn trong thời gian dài, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý nếu bạn xuất hiện nôn hay tiêu chảy quá nhiều nhé.
- Nhiễm vi khuẩn Listeria có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân. Các trường hợp nghiêm trọng khác có thể khiến thai nhi nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não. Sau khi chào đời, trẻ có thể gặp các vấn đề như mù lòa, co giật, các vấn đề về não, tim hoặc thận.
- Nhiễm E.coli có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu hoặc suy thận, triệu chứng đặc trưng là phân có lẫn máu.
- Nhiễm Salmonella có thể gây mất nước, viêm màng não, viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter). Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella có thể truyền sang con, tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra. Em bé sau khi sinh có thể bị tiêu chảy và sốt, nghiêm trọng hơn là trẻ cũng có thể bị viêm màng não.
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có triệu chứng gì?
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai có thể rất nguy hiểm nên việc chú ý đến các triệu chứng để xử lý kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh các triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy, mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm còn có thể có những triệu chứng sau:
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
- Đau đầu, đau cơ
- Đau bụng, co thắt dạ dày
- Có các triệu chứng mất nước
- Có máu trong phân
- Nước tiểu sẫm màu.
Đối với mẹ bầu, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bình thường của thai kỳ. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ nên chú ý đến ăn uống. Song song đó là để ý đến bất cứ triệu chứng nào xuất hiện đột ngột hoặc bất thường để đi khám và được xử lý kịp thời nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.
Mẹ nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Tìm hiểu thêm: Hơi thở của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
>>>>>Xem thêm: Làm sao kiểm soát cơn đau dây chằng tròn khi mang thai hiệu quả?
Mất nước là biến chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này xảy ra khi bạn bị tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng. Do đó, cách xử lý ngộ độc cấp thiết là mẹ cần bù lại lượng chất lỏng đã mất một cách nhanh chóng. Tốt nhất là nên ưu tiên bổ sung dung dịch uống oresol để đảm bảo bù lại đủ nước và điện giải, hãy đọc kỹ hướng dẫn pha dung dịch uống và kết hợp nghỉ ngơi nhiều.
Nếu đang cảm thấy nôn nao và khó chịu, mẹ không cần uống nhiều nước trong một lần. Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ và uống nhiều lần để tích lũy chất lỏng trong cơ thể.
Có thể nói, bổ sung nước là cách dễ dàng và hiệu quả để giữ cho cơ thể khỏe mạnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh, giúp bạn nhanh phục hồi sau khi mất nước. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm gây mất nước nghiêm trọng thì nên nhanh chóng nhập viện để được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Lưu ý: Mẹ có thể ăn thức ăn đặc trở lại ngay khi cảm thấy đói. Tuy nhiên, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ… cho đến khi khỏe lại.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi mang thai
Trong hầu hết trường hợp, mẹ bầu cần thận trọng khi ăn uống và tránh những thức ăn không được khuyến cáo trong thai kỳ. Sau đây là một vài lời khuyên về an toàn thực phẩm giúp mẹ phòng ngừa ngộ độc hiệu quả hơn:
- Bảo quản thịt cá tươi sống tách biệt với những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh
- Mẹ bầu không nên ăn các món tái sống, đặc biệt là tránh ăn thịt tái sống mà cần luôn nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay khi thức ăn còn nóng
- Luôn rửa sạch trái cây và rau củ quả trước khi ăn
- Hạn chế ăn thịt, thực phẩm đóng gói sẵn
- Tránh dùng nước ép, sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng
- Hạn chế ăn những món cần phết phô mai, các loại sốt chế biến sẵn, thịt nguội
- Mẹ nên lưu ý đến ngày hết hạn của thực phẩm, chú ý thực phẩm nào dễ hỏng để bảo quản đúng cách và an toàn
- Tuyệt đối không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng kể cả khi chúng không có mùi hoặc không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
- Đối với thức ăn thừa và bảo quản trong tủ lạnh, mẹ cần tiêu thụ trong 2 ngày và không nên kéo dài
- Mẹ nên thường xuyên vệ sinh khu vực nấu ăn và các dụng cụ trong nhà bếp đúng cách
- Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là sau khi chạm vào thịt sống, thực phẩm tươi sống hoặc sau khi đi vệ sinh.
Việc mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai kỳ. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chú trọng hơn đến việc phòng ngừa và lưu ý về an toàn thực phẩm khi mang thai. Trên thực tế, không khó để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Mẹ có thể tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết. Đồng thời, nếu còn nhiều băn khoăn về vấn đề này thì mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về những thực phẩm nào nên và không nên ăn để đảm bảo an toàn trong thai kỳ nhé!