Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ là cách mà các bác sĩ sẽ đề xuất khi mẹ bầu gặp một số vấn đề cần chấm dứt thay kỳ ngay, vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. 

Bạn đang đọc: Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Việc phẫu thuật khi sinh mổ dù có hay chưa có dấu hiệu chuyển dạ đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho hai mẹ con và thời gian hồi phục của mẹ có thể lâu hơn bình thường. Trong bài viết bên dưới, các mẹ bầu hãy cùng Kenshin tìm hiểu những lý do vì sao phải sinh mổ khẩn cấp nhé. 

Khi nào cần phải sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Sinh mổ là một thủ thuật sinh em bé thông qua các vết rạch ở bụng và tử cung. Trong một số trường hợp vào cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đề xuất mẹ sinh mổ và lên lịch cụ thể về thời điểm mổ để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thực tế sẽ có nhiều trường hợp phải mổ khẩn cấp dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình huống này: 

  • Mẹ bầu có một số bệnh lý nền như cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ và không thể ổn định chỉ số huyết áp hay đường huyết bằng thuốc. Các tình trạng này đe dọa trực tiếp đến tính mạng cả mẹ và thai nhi. 
  • Mang đa thai như thai đôi, thai ba và không thể sinh theo phương pháp qua đường âm đạo vì có thể khiến mẹ bị kiệt sức trong lúc sinh.
  • Chuyển dạ không tiến triển như bình thường. Ví dụ như cổ tử cung không giãn ra hoặc bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép, khiến việc cung cấp máu cho thai bị đình trệ. 
  • Mẹ bầu gặp trường hợp cần cấp cứu y tế như xuất huyết, tiền sản giật, bóc tách nhau thai (nhau thai bong ra khỏi thành tử cung) hay vỡ tử cung (tử cung bị rách dọc theo vết sẹo của lần sinh mổ trước đó).
  • Em bé quá lớn, không thể lọt qua khung xương chậu hoặc bé nằm sai tư thế (ngôi thai không thuận) và không thể sinh thường.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc phát hiện tình trạng khẩn cấp như nhịp tim bất thường, đập quá nhanh hoặc quá chậm.

Mổ lấy thai chủ động: Mẹ và bé có thể  đối mặt với những rủi ro nào? Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Đối với mẹ

Hầu hết các ca sinh mổ dù khẩn cấp hay lên lịch sẵn đều có rủi ro tương tự nhau, cụ thể như sau: 

  • Nhiễm trùng bên trong tử cung hoặc tại vị trí mổ lấy thai.
  • Các mũi khâu bị tách hoặc bung chỉ.
  • Sẹo mổ có thể bị nứt trong những thai kỳ sau.
  • Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột, dính thành bụng.
  • Chấn thương các cơ quan, dây thần kinh hoặc mạch máu gần tử cung.
  • Mất máu nhiều trong quá trình phẫu thuật nên sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn.
  • Sau khi sinh, sản phụ có thể xuất hiện các cục máu đông hoặc bị xuất huyết.
  • Các ca sinh mổ thường chỉ gây tê màng cứng, nhưng phần lớn các ca mổ khẩn cấp thì cần gây mê toàn thân, nên sau khi tỉnh lại, sản phụ có thể bị phản ứng với thuốc mê.
  • Một trong những bất lợi của sinh mổ là sản phụ có thể không thể sinh con qua đường âm đạo ở những lần sinh sau. 
  • Sản phụ có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian sau khi sinh nếu xảy ra biến chứng sau khi mổ, điều này ảnh hưởng đến việc cho con bú. 

Bạn có thể quan tâm 10 cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng

Trẻ sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Có nguy hiểm không? 

Tìm hiểu thêm: Giai đoạn trong bụng mẹ: Thai nhi có cảm nhận được cảm xúc của mẹ?

Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Nhiều mẹ bầu rất lo lắng cho bé cưng khi các bác sĩ chỉ định sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ? Theo các chuyên gia sản khoa, nếu em bé đã gần đến ngày sinh và mổ lấy thai có kế hoạch thì đa phần đều không gặp nhiều rủi ro lớn. Tuy nhiên, đối với những bé bị sinh non, bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau: 

  • Các vấn đề về hô hấp: Bé có thể bị khó thở vài ngày sau sinh do hệ hô hấp còn non nớt. Với một số bé thiếu chất Surfactant – một chất cho phép phổi nở ra – có thể phát triển hội chứng phổi ướt (hội chứng chậm hấp thu dịch phổi).
  • Vấn đề về tim: Các bé sinh non thường mắc phải bệnh ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp (hạ huyết áp). 
  • Các vấn đề về não: Bé sinh ra càng sớm, nguy cơ chảy máu não càng cao, được gọi là xuất huyết não thất. Hầu hết các trường hợp xuất huyết đều nhẹ và tự khỏi với ít tác động ngắn hạn. 
  • Các vấn đề về kiểm soát nhiệt độ: Bé sinh non có thể bị mất nhiệt cơ thể nhanh chóng do con không có lượng mỡ dự trữ trong cơ thể của một đứa trẻ đủ tháng và không thể tạo ra đủ nhiệt để chống lại những gì bị mất qua bề mặt cơ thể. Đây cũng là lý do những bé sinh non cần được cung cấp thêm nhiệt từ máy sưởi hoặc lồng ấp cho đến khi trẻ lớn hơn.
  • Các vấn đề về dạ dày – ruột: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé sinh non có thể dẫn đến chứng viêm ruột hoại tử (NEC).
  • Vàng da: Tình trạng đổi màu vàng ở da và mắt của bé do máu của em bé có chứa dư thừa bilirubin, một chất có màu vàng, từ gan hoặc các tế bào hồng cầu. 
  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch kém phát triển có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nhiễm trùng ở bé sinh non có thể nhanh chóng lây lan vào máu, gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh. 
  • Tìm hiểu thêm Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh?

    Chăm sóc sau sinh mổ như thế nào để nhanh hồi phục?

    Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

    >>>>>Xem thêm: Thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung có đau không, có bị chảy máu không?

    Một số mẹo sau sẽ giúp chăm sóc các sản phụ sinh mổ chủ động tốt hơn, bao gồm: 

    • Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, sinh mổ cũng không ngoại lệ, sản phụ cần nằm trên giường, không leo cầu thang hoặc nhấc bất cứ vật nặng nào (nặng hơn cân nặng của bé cưng) trong một thời gian. 
    • Tránh đặt quá nhiều áp lực lên vết mổ để giúp vết thương mau lành. Các sản phụ cũng nên hạn chế bế bé con quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ, gây đau.
    • Nếu vết mổ không được dán băng vô trùng, bạn cần đảm bảo không để chất dịch cơ thể hay bất cứ thứ gì chạm vào vết thương và cần thay băng thường xuyên để không bị nhiễm trùng.
    • Sản phụ có thể cần một liều thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và lưu ý không nên cho con bú cho đến khi ngừng dùng thuốc.
    • Sinh mổ khẩn cấp có thể dẫn đến rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) do mẹ bầu chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc này. Vậy nên, nếu cảm thấy mình gặp khó khăn sau khi sinh hoặc trầm cảm sau sinh, hãy đến nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích. 

    Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ là một ca phẫu thuật lớn, gây ra nhiều rủi ro hơn cho cả mẹ và bé. Đây có thể là phát sinh bất ngờ đối với kế hoạch dự sinh của nhiều mẹ bầu, nhưng với sự tiến bộ của y học hiện nay, mẹ và bé thường vẫn an toàn, khỏe mạnh sau khi sinh. Do đó, nhiệm vụ cao cả của mọi mẹ bầu là hãy luôn giữ vững tinh thần để chăm sóc cho bản thân và con yêu của mình dù đang trong thai kỳ hay sau khi sinh. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *