Theo các chuyên gia sản khoa, thai to không hẳn là điều đáng mừng bởi tình trạng này ảnh hưởng đến mẹ và em bé trong cả thai kỳ lẫn quá trình sinh nở.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu mang thai to: Dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo?
Khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi kích thước của thai nhi để đánh giá mức độ tăng trưởng của con. Mức độ tăng trưởng là một chỉ số tốt, thể hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trong một số trường hợp, thai nhi lại phát triển vượt quá mong đợi.
Một số bà mẹ cảm thấy vui mừng khi bác sĩ thông báo bé cưng trong bụng phát triển vượt trội so với tuổi thai (nghĩa là con đạt đến mức thai to). Thực tế, điều này không hề có lợi cho cả mẹ lẫn con. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin quan trọng về tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị, biện pháp phòng ngừa để bạn trải qua một thai kỳ suôn sẻ và vượt cạn thành công.
Nội Dung
- 1 Thai to là gì?
- 2 Điểm mặt 8 nguyên nhân thai to thường gặp
- 2.1 1. Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường
- 2.2 2. Tiền sử từng mang thai to
- 2.3 3. Mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai
- 2.4 4. Mang thai nhiều lần trước đó
- 2.5 5. Thai nhi là bé trai
- 2.6 6. Mang thai vượt quá ngày dự sinh
- 2.7 7. Độ tuổi của người mẹ
- 2.8 8. Chế độ ăn khi mang thai giàu các loại tinh bột đã qua chế biến
- 2.9 Lưu ý
- 3 Dấu hiệu nhận biết thai to
- 4 Mẹ bầu mang thai to có nguy hiểm không?
- 5 Thai to phải làm sao?
- 6 Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thai to
Thai to là gì?
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc thai to là gì hay thai to là bao nhiêu kg hay thai to khi trọng lượng thai nhi là bao nhiêu kilogram? Trước khi đi tìm câu trả lời thai to là thai như thế nào, các mẹ bầu cần biết về cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nằm ở khoảng 2,8 – 3,5kg nếu bé sinh đủ tháng. Một thai nhi có cân nặng hơn 4kg thì sẽ được gọi là thai to.
Vậy thai nhi nặng trên 4kg có tốt không? Câu trả lời là “KHÔNG” bởi nguy cơ mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh nở và bé cưng bị chấn thương trong quá trình sinh sẽ tỷ lệ thuận với cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải biến chứng cũng tăng lên khá cao khi em bé nặng hơn 4,5kg và nguy cơ cao nhất khi em bé nặng hơn 5kg.
Điểm mặt 8 nguyên nhân thai to thường gặp
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kích thước của bé và đôi khi chính bác sĩ cũng không biết vì sao thai nhi lại phát triển đến kích thước to. Tin vui hiếm khi tình trạng thai nhi to có thể có liên quan đến một tình trạng y tế khiến thai nhi phát triển quá mức so với bình thường. Một số ý kiến cho rằng cân nặng của mẹ bầu, sức khỏe và yếu tố di truyền đều góp phần dẫn đến tình trạng thai to. Ngoài ra, còn có các yếu tố sau:
1. Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường
Mẹ bầu mang thai to là do đâu? Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh con nặng cân nếu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Trường hợp tình trạng bệnh tiểu đường của mẹ bầu không được kiểm soát tốt, thai nhi có thể có vai to hơn và lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn so với em bé có mẹ không mắc bệnh tiểu đường.
2. Tiền sử từng mang thai to
Nếu em bé trước đó chào đời nặng hơn 4kg, bạn có khả năng gặp lại điều này ở lần mang thai tiếp theo.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nếu cân nặng của mẹ bầu lúc sơ sinh là từ bạn nặng hơn 4kg khi sinh, bạn có nhiều khả năng sinh con to.
3. Mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai
Nếu bị béo phì trước lúc mang thai, mẹ bầu dễ gặp phải thai to. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng những gì bạn bạn ăn và số cân nặng tăng lên nhiều trong thời gian bầu bí sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng của em bé khi chào đời.
4. Mang thai nhiều lần trước đó
Trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng thông thường, bé sau thường nặng cân hơn bé sinh trước đó.
Theo các chuyên gia, cho đến lần mang thai thứ năm, cân nặng khi sinh trung bình cho mỗi lần mang thai kế tiếp thường tăng lên khoảng 113 gam (tương đương khoảng 4 ounce).
5. Thai nhi là bé trai
Các bé trai sơ sinh thường nặng hơn một chút so với bé gái. Theo thống kê, hầu hết các em bé nặng hơn 4kg đều là bé trai.
6. Mang thai vượt quá ngày dự sinh
Nếu thai kỳ kéo dài hơn 2 tuần so với ngày dự sinh, em bé có nguy cơ cao mắc chứng thai to.
7. Độ tuổi của người mẹ
Theo các chuyên gia sản khoa, bạn có nhiều khả năng gặp phải thai to nếu mang thai trên 35 tuổi.
8. Chế độ ăn khi mang thai giàu các loại tinh bột đã qua chế biến
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng việc ăn các thực phẩm giàu chất bột đường không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân quá nhiều mà còn có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi. Điều này còn làm tăng nguy cơ cơ quan của thai nhi phát triển một cách phì đại.
Lưu ý
Thai to có nhiều khả năng là kết quả của bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ mang thai hơn là các nguyên nhân khác. Nếu không có những yếu tố nguy cơ này và nghi ngờ mắc chứng thai to, có thể em bé mắc một bệnh lý hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp này, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh, tư vấn di truyền… để bé cưng được điều trị sớm.
Dấu hiệu nhận biết thai to
Ngoài việc thắc mắc thai to là bao nhiêu kg, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm tìm hiểu các dấu hiệu thai to để có thể can thiệp kịp thời. Theo các chuyên gia sản khoa, thông thường, việc phát hiện thai to không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu cảnh báo thai nhi có nguy cơ to như:
Bề cao tử cung
Khi bạn đi khám thai, bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung (khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung) của mẹ bầu. Thông thường, khi thai kỳ bước qua tuần thứ 16, độ dài đo được của bề cao tử cung sẽ tương ứng với tuổi thai tính theo tuần. Nếu bề cao tử cung có kích thước lớn hơn dự kiến, đây có thể là dấu hiệu thai to.
Nước ối quá nhiều
Việc mẹ bầu có quá nhiều nước ối có thể là một dấu hiệu cho thấy thai lớn hơn mức trung bình. Lượng nước ối phản ánh lượng nước tiểu của em bé và thai to sẽ bài tiết ra nhiều nước tiểu hơn.
Mẹ bầu mang thai to có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nguyên nhân u xơ tử cung là gì?
Việc mang thai có thai nhi mắc chứng thai to có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe cho mẹ và bé cả trong thời gian mang thai và sau khi sinh con:
Các biến chứng cho mẹ
Việc mang thai to có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với các biến chứng trong quá trình sinh nở như:
- Vấn đề khi sinh: Thai to có thể khiến em bé bị chèn ép trong ống sinh (gây khó sinh do kẹt vai), bị thương khi sinh hoặc cần phải sử dụng kẹp hoặc thiết bị hút chân không trong khi sinh (sinh thường bằng đường âm đạo). Đôi khi mẹ có thể cần phải sinh mổ.
- Vết rách đường sinh dục lớn: Trong khi sinh, thai to có thể khiến mẹ bầu bị tổn thương đường sinh – chẳng hạn như rách các mô âm đạo và các cơ giữa âm đạo và hậu môn (cơ đáy chậu).
- Băng huyết sau sinh, đờ tử cung: Thai nhi to quá mức làm tăng nguy cơ cơ tử cung của mẹ không co bóp đúng cách sau khi sinh con dẫn đến tình trạng đờ tử cung. Điều này có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh (băng huyết).
- Vỡ tử cung: Nếu bạn đã từng sinh mổ hoặc từng thực hiện phẫu thuật tử cung trước đó, thai to sẽ làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ – một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong đó tử cung bị rách dọc theo vết sẹo từ ca mổ hoặc phẫu thuật tử cung khác. Trong trường hợp này, mẹ bầu thường cần phải sinh mổ khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.
Rủi ro cho bé
Các biến chứng có thể xảy ra nếu bé cưng là thai nhi to bao gồm:
Thai to phải làm sao?
Để tránh biến chứng khi thai nhi phát triển quá to, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ bầu trong thời gian mang thai để quá trình bầu bí và chuyển dạ sẽ diễn ra suôn sẻ nhất. Ngoài ra, khi được chẩn đoán thai to so với tuổi thai, bạn cần:
1. Kiểm soát cân nặng
Đừng vì tư tưởng ăn cho hai người mà nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết, bạn nên dựa vào lời tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thực đơn cho phù hợp. Bạn nên tránh ăn quá nhiều để không gây hại cho cả mẹ lẫn con.
Ngoài ra, mẹ bầu cần đảm bảo tăng cân ở mức hợp lý khi mang thai, khoảng từ 11 đến 16 kg (nếu bạn có cân nặng bình thường trước khi mang thai). Những phụ nữ nặng cân hơn khi mang thai sẽ có mức tăng cân được khuyến nghị khi mang thai thấp hơn.
Cụ thể mức tăng cân lý tưởng gợi ý cho mẹ bầu qua từng tam cá nguyệt như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: khoảng: 0,8 – 8kg
- Tam cá nguyệt thứ hai: khoảng 5 – 6kg
- Tam cá nguyệt thứ ba: 3 – 5kg.
2. Quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ hiệu quả
Nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc bị đái tháo đường thai kỳ, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để kiểm soát tình trạng này thật hiệu quả. Việc kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng, bao gồm cả thai to.
3. Vận động đều đặn
Việc vận động thể chất mỗi ngày với cường độ phù hợp sẽ cải thiện sức khỏe mẹ bầu cũng như hạn chế nguy cơ thai phát triển to.
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về thai to
>>>>>Xem thêm: Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
1. Thai to có sinh thường được không?
Kích thước của em bé không phải là điều duy nhất mà bác sĩ nhìn vào khi lập kế hoạch sinh con cho mẹ bầu. Nếu các dấu hiệu chỉ ra em bé có kích thước lớn thì cũng chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ mà bạn vẫn có thể sinh thường.
Bác sĩ cũng sẽ xem xét kích thước và hình dạng xương chậu của bạn, vị trí của em bé, sức khỏe cả mẹ lẫn con.
2. Thai to: Trường hợp nào phải sinh mổ?
Bác sĩ sẽ gợi ý sinh mổ nếu có lo ngại về sự an toàn của bạn hoặc em bé chẳng hạn như: Em bé ước tính nặng hơn 4,5kg hoặc mẹ bầu bị đái tháo đường.
3. Thai to được chẩn đoán như thế nào?
Bên cạnh vieecjc dựa vào các dấu hiệu thai to kể trên, còn có một số yếu tố để bác sĩ có thể chẩn đoán cân nặng thai nhi có vượt chuẩn hay không:
- Cân nặng mẹ bầu: Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình tăng cân của bạn và đưa ra những câu hỏi về chế độ ăn uống. Nguyên do là tình trạng béo phì và tăng cân quá mức khi mang thai có nguy cơ dẫn đến thai to.
- Siêu âm thai: Siêu âm sẽ hỗ trợ xác định kích thước đầu, kích thước vòng bụng và chiều dài xương đùi trên của thai nhi. Những yếu tố này nhằm xác định thai nhi có kích thước lớn hay không.
- Xét nghiệm tiền sản: Các bài kiểm tra như non-stress test hoặc sơ lược tình trạng lý sinh của thai sẽ được tiến hành để theo dõi sức khỏe em bé.
4. Biện pháp giúp mẹ bầu hồi phục sau khi sinh con thai to
Quá trình hồi phục nhanh chóng sau khi sinh thường với một em bé nặng hơn tiêu chuẩn vẫn có thể xảy ra. Dĩ nhiên, nếu bạn sinh khó hoặc sinh mổ thì giai đoạn này sẽ diễn ra lâu hơn. Do vậy, bạn nên:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Không hoạt động quá sức
- Tái khám đều đặn, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường
- Làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ, chăm sóc tầng sinh môn.
5. Có thể phòng ngừa nguy cơ thai to không?
Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu không thể ngăn ngừa được tình trạng thai nhi phát triển tới mức to. Thực tế là có một số thai nhi có kích thước lớn một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục khi mang thai và ăn một chế độ ăn với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng thai to.
Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ thai phát triển to, trước khi mang thai, bạn cần đi khám sức khỏe. Nếu bị béo phì, bạn cần có một chế độ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Đôi khi, bác sĩ sản khoa có thể giới thiệu bạn thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia về bệnh béo phì – những người có thể giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai.
Việc lo lắng về kích thước của em bé quá lớn là điều bình thường khi bạn đến gần ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu thai kỳ của bạn được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng, hầu hết các tình trạng thai to đều chào đời an toàn và không gặp biến chứng nghiêm trọng, lâu dài.