Mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú thì phải làm sao?

Mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú thì phải làm sao?

Nứt cổ gà hay nứt đầu ti là tình trạng thường gặp khi cho con bú. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.

Bạn đang đọc: Mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú thì phải làm sao?

Nếu mẹ đang trong tình trạng này và thắc mắc không biết làm thế nào, hãy đọc những bí quyết mà Kenshin mách bạn sau đây nhé!

Mẹ nên làm gì khi bị nứt cổ gà?

Trước hết, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có những lời khuyên thiết thực nhất. Sau đây là một số gợi ý mà hầu hết bác sĩ đưa ra:

Trong quá trình cho con bú

Khi cho bé bú sữa mẹ, bạn hãy:

  • Kiểm tra khớp ngậm ti. Vị trí ngậm ti tốt nhất là đặt mặt bé sao cho cằm chạm vào phần dưới của ti;
  • Hãy thử cho bé bú ở các vị trí khác nhau. Bạn sẽ thấy rằng có một số vị trí làm cho bé bú dễ dàng và thoải mái hơn những vị trí khác;
  • Bạn nên cho bé bú bên vú ít đau trước, vì con thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi ít đói hơn;
  • Áp nhanh túi đá để gây tê vùng bị đau rát trước khi cho con bú. Điều này có thể giúp làm giảm đau, đặc biệt là trong khi mới bắt đầu cho bé bú.

Sau khi cho con bú

  • Làm sạch núm vú nhẹ nhàng. Khi núm vú bị nứt hoặc chảy máu, hãy rửa lại bằng nước sau mỗi lần cho con bú để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mỗi ngày một lần, sử dụng xà phòng không có chất tẩy rửa cao, không mùi thơm để nhẹ nhàng làm sạch vết thương và rửa kỹ bằng nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng rượu, kem dưỡng hoặc nước hoa trên núm vú;
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn. Nếu bạn có một vết thương hở, bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sẽ kê thuốc cho bạn;
  • Có thể sử dụng lanolin, loại thuốc dành cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ lên núm vú của bạn sau mỗi lần cho bú. Điều trị này làm giảm đau và cho phép các vết thương lành nhanh hơn mà không để lại sẹo. Bạn cũng không cần rửa núm vú sau khi bôi thuốc;
  • Dùng miếng dán lạnh hydrogel để phục hồi núm vú. Những miếng mút này có chức năng làm dịu và mẹ cần tránh chạm vào núm vú trước khi dùng miếng mút vì vi khuẩn ở tay có thể dính vào dưới miếng mút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay miếng mút thường xuyên;
  • Dùng thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen khoảng 30 phút trước khi cho con bú để giảm đau và sưng tấy.
  • Nếu quá đau, bạn hãy ngưng cho con bú sữa để núm vú lành lại. Bác sĩ sẽ chỉ bạn cách sử dụng máy hút sữa và tránh làm tổn thương núm. Các vết loét sẽ lành nhanh và bạn sẽ có thể cho bé bú lại bình thường sau khi chữa trị.

    >>>>>Xem thêm: Bí quyết giúp bạn thư giãn với phòng xông hơi ướt

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *