Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Nếu một ngày đẹp trời bỗng nhiên trẻ kêu đau bàn chân thì bố mẹ cần hết sức lưu ý! Bởi lẽ đôi khi tình trạng này không chỉ là cơn đau thoáng qua do sinh hoạt hay cử động gây ra mà có thể là hệ quả của một bệnh lý tiềm ẩn nào đấy. Vì vậy, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có cái nhìn rõ nét nhất về việc đau bàn chân ở trẻ các mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Bạn có biết rằng, bàn chân được coi là nền tảng của cơ thể. Lý do là nơi đây chứa đựng rất nhiều các dây thần kinh, cùng hàng loạt tuyến nội tiết và vô số những động mạch, tĩnh mạch quan trọng. Do vậy mà bất kể tác động dù lớn hay nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi bàn chân.

Mặt khác, chứng đau bàn chân là một tình trạng khá quen thuộc không chỉ riêng người già mà còn ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lý sớm, việc bàn chân bị đau có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ.

Bài viết dưới đây, Kenshin.vn sẽ giúp bạn truy tìm nguyên nhân của hiện tượng trên, đồng thời mách mẹ những mẹo hữu hiệu tại nhà để xoa dịu nhanh cơn đau chân cho trẻ.

Giải đáp thắc mắc: Cơn đau bàn chân ở trẻ đến từ đâu?

Với trẻ nhỏ thì dường như các bé khá thích thú với việc chạy nhảy, vui chơi ở bất kỳ đâu nhưng vô tình điều này lại có thể khiến bàn chân của con bị đau nhức. Tuy vậy, ngoài vấn đề trên, vẫn có nhiều nguyên nhân khác gây ra chứng đau nhức bàn chân mà có thể mẹ không biết đến. Một trong số đó là:

1. Trẻ gặp phải chấn thương

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Cha mẹ cần lưu ý rằng, bất kỳ loại chấn thương nào, từ bong gân cho đến gãy xương hoặc kể cả những chấn thương khác bên ngoài cũng có thể gây đau bàn chân cho trẻ.

Trong trường hợp nếu con bạn gặp phải bất cứ loại chấn thương nào như vậy, điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm sự cứu trợ y tế cho trẻ ngay lập tức!

2. Chứng nhiễm nấm nông ở bàn chân hay bàn chân lực sĩ (Athlete’s foot)

Nhiễm nấm nông ở bàn chân hay bệnh bàn chân lực sĩ (vì bệnh hay xảy ra ở các vận động viên) là tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến, có thể diễn ra ở một hoặc cả hai bên bàn chân. Đặc biệt nếu trẻ mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng gặp chứng athlete’s foot cao hơn gấp 3 lần so với trẻ khỏe mạnh bình thường.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là cơn ngứa ngáy dữ dội giữa các ngón chân và đôi khi có thể làm da bàn chân xuất hiện vảy khô bong tróc kèm cơn đau khó chịu. Việc nhiễm nấm này được cho là bắt nguồn từ các bể bơi, hay trẻ mang phải vớ, giày dép bị nhiễm bẩn…

3. Bệnh server (chấn thương gót chân)

Bệnh này có thể xảy ra do tấm tăng trưởng (hay còn gọi là tấm màng phồng) là một khu vực ở cuối xương, nơi các tế bào sụn thay đổi theo thời gian. Các tấm tăng trưởng này có thể dẫn đến đau nhức bàn chân ở trẻ. Đặc biệt cơn đau sẽ có biểu hiện mạnh mẽ hơn ở phần gót chân.

Bệnh trạng này khá phổ biến ở những trẻ năng hoạt động thể chất, có tham gia các bộ môn thể thao hoặc hoạt động ngoài trời khác.

4. Bàn chân bẹt

Đây là bệnh lý cũng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bình thường, bàn chân được cấu tạo 3 vòm để giữ sự cân bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mắc chứng bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong.

Do vậy mà để đảm bảo sự thăng bằng thì các bộ phận khác như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến thời điểm khung xương không còn khả năng chịu đựng được lực, bệnh nhân sẽ bị đau mắt cá, đầu gối, thắt lưng và tất nhiên là đau bàn chân nữa.

5. Mang giày không phù hợp

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Đôi khi trẻ có thể bị đau chân nếu loại giày thể thao không thích hợp hoặc quá chật so với cỡ chân. Mặt khác, việc sử dụng một đôi giày không vừa vặn cũng là nguyên nhân gây ra các vết thương ngoài như phồng rộp và trầy da. Nếu thấy trẻ còn có biểu hiện đau ở cơ và khớp phía trên thì có lẽ bé đã gặp phải những vấn đề khác ngoài bàn chân.

Để chọn cỡ giày dép cho bé phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết Mách mẹ cách đo cỡ giày cho cả gia đình của Kenshin.vn.

6. Chứng vẹo ngón chân cái (Bunion)

Biến dạng này cũng thường gặp mà nguyên nhân là do sức ép lên ngón chân khiến nó bị cong hướng ra ngoài. Tùy trường hợp mà trẻ có thể thấy đau hoặc có khi nó không xuất hiện triệu chứng báo trước.

7. Tình trạng móng chọc thịt (Ingrown nail)

Việc cắt móng chân không đúng cũng có thể dẫn đến tình trạng móng chọc thịt (móng mọc ngược). Đây là hiện tượng góc trước của bờ bên bản móng chọc và xé rách tổ chức phần mềm ở cạnh móng gây sưng, đau, nhiễm khuẩn.

Tuy không nguy hiểm nhưng móng chọc thịt lại gây khó khăn cho việc đi lại, nhất là nếu trẻ phải mang giày nhiều vì sẽ bị đau bàn chân do móng chọc.

8. Mụn cóc lòng bàn chân

Dạng mụn cóc này thường xuất hiện ở bên trong phía dưới phần da dày của lòng bàn chân. Mụn hình thành do nhiễm phải virus và rất dễ lây lan. Khi mụn nằm dưới da sẽ gây khó chịu cực độ nếu bạn đi bộ.

9. Viêm cơ mạc bàn chân

Tìm hiểu thêm: Trẻ 26 tuần biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 26 tuần tuổi sau khi sinh

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng, kéo dài từ gót chân đến các ngón chân và đảm nhiệm vai trò giúp bàn chân cử động linh hoạt hơn.

Viêm cơ mạc bàn chân xảy ra khi sợi dây chằng bị tổn thương, thường gặp ở phần nối của nó với gót chân. Bạn có thể nhận biết bằng dấu hiệu là những cơn đau bàn chân và gót chân với mức độ từ nhẹ đến nặng.

10. Viêm gân Achilles

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trẻ khi bé thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào. Một khi vận động mạnh sẽ gây tăng áp lực lên gót chân và mặt sau của bàn chân, gây đau và khó chịu.

Trên đây là một số nguyên nhân gây có thể gây đau bàn chân hoặc chuột rút ở trẻ em. Nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào không ổn ở trẻ, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục được gợi ý dưới đây để làm dịu cơn đau.

Mách mẹ một số mẹo chữa đau bàn chân cho trẻ tại nhà

  • Nếu bỗng dưng trẻ than phiền về chứng đau bàn chân và bạn đã xác định được nguyên nhân là do việc giày rộng và cứng, cách tốt nhất là nên lót thêm đế mềm trong giày của bé. Việc cho thêm miếng đệm này không những mang lại sự thoải mái và còn giúp giảm đau rất hữu hiệu đấy! Trái lại, nếu cơn đau bắt nguồn từ việc giày của con quá chật, không còn phù hợp với kích thước của bàn chân, hãy mua cho trẻ đôi giày mới để thay thế bạn nhé!
  • Nên khuyến khích trẻ ngâm chân trong nước ấm sau khi chơi thể thao hoặc hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm cũng được cho là có tác dụng tương tự. Nhìn chung, nước ấm giúp các cơ bắp được thư giãn, đồng thời sẽ giúp bé được ngon giấc hơn.
  • Hãy chú ý đến chế độ ăn uống của con bạn vì đôi khi một số tình trạng bệnh có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ. Đảm bảo bổ sung lượng sắt đầy đủ bởi lẽ đây là khoáng chất thiết yếu giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác nhau.
  • Nếu trẻ than phiền về cơn đau bàn chân, bạn nên thử cho trẻ đi giày rộng hơn một size so với bình thường.
  • Nếu cơn đau là do áp lực tác động liên tục lên bàn chân, bạn nên thử phương pháp sơ cứu R.I.C.E. Nó bao gồm biện pháp băng, nén ép, chườm đá, nghỉ ngơi có thể giúp trẻ giảm đau hiệu quả.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?

>>>>>Xem thêm: Đắp mặt nạ cà chua giúp tận hưởng 5 lợi ích tuyệt vời cho làn da!

Đôi khi các biện pháp khắc phục tại nhà ở trên có thể không tỏ ra hiệu quả với con bạn và lúc này bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ về mặt y tế. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác:

  • Xuất hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào ở bàn chân của trẻ. Ngoài ra, còn có thể đi kèm thêm các triệu chứng như sốt, chảy mủ, sưng đỏ và đau ở mu bàn chân…
  • Nếu trẻ nhận thấy bị tê hoặc có cảm giác kiến bò ở bàn chân
  • Nếu cha mẹ phát hiện hình dáng chân của bé có biểu hiện bất thường hoặc bị cong vẹo
  • Nếu chân con của bạn không ổn định khi chạm đất
  • Nếu con bạn gặp khó khăn khi di chuyển
  • Trong trường hợp nếu bác sĩ có kê một số loại thuốc để giảm đau cho trẻ, nên đảm bảo rằng bé được dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc không kê đơn nào mà nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

    Bên cạnh đó, một số tình trạng nặng hơn bác sĩ có thể khuyên cho trẻ dùng nạng. Một số trường hợp khác nếu cơn đau bàn chân không thuyên giảm sau một vài ngày hoặc lâu hơn, bạn nên đưa bé đến bệnh viện. Bởi lẽ trong một số tình trạng phức tạp hơn, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật ngay.

    Một khi trẻ thấy tốt hơn và cơn đau đã dịu dần, hãy cho bé tham gia các hoạt động thể chất từ nhẹ đến vừa phải. Bác sĩ có thể gợi ý một số bài tập cho con bạn.

    Đau bàn chân là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Vì thế việc nắm rõ nguyên nhân cũng là cách tốt nhất để bạn có thể can thiệp kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con về sau.

    Minh Phú/Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *