Phân của trẻ sơ sinh thường mềm và lỏng. Trẻ có thể đi ngoài thường xuyên, đôi khi là ngay trong mỗi cữ bú nên khi phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, bố mẹ cũng rất khó để có thể xác định bé có đang gặp vấn đề về tiêu hoá hay không [1]. Để có thể có các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời trong mỗi tình huống, bé cần được theo dõi thường xuyên. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về tình trạng sức khoẻ của bé.
Bạn đang đọc: Mẹ cần làm gì khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Nội Dung
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần: Khi nào mẹ cần lo lắng?
Tần suất đi ngoài ở mỗi trẻ là khác nhau. Vì vậy, sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ sơ sinh nên đi ngoài bao nhiêu lần một ngày. Thực tế, sẽ có bé đi ngoài sau mỗi cữ bú nhưng cũng có bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài. Bé bú mẹ thường sẽ đi ngoài nhiều hơn so với bé bú sữa ngoài, trung bình trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài khoảng 6 lần mỗi ngày [2], [3].
Do đó, việc bé đi ngoài nhiều lần không phải là vấn đề bố mẹ cần lo lắng nếu phân của bé vẫn đảm bảo mềm nhưng không lỏng, kết cấu chắc và có hình dáng rõ ràng. Bố mẹ cũng không cần phải quá lo nếu phân trẻ sơ sinh thỉnh thoảng có kết cấu hơi lỏng bởi hầu hết các bé đôi khi sẽ gặp tình trạng như vậy trước bắt đầu biết ăn dặm. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ cũng thường có phân lỏng hơn trẻ bú sữa công thức [3], [5].
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đi ngoài thường xuyên kèm với các dấu hiệu sau đây thì bố mẹ sẽ cần cảnh giác bởi đây có thể có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp các vấn đề về tiêu hóa [4]:
- Tần suất đi ngoài tăng “bất thường” và phân lỏng hơn bình thường hoặc lỏng như nước
- Đi ngoài nhiều hơn 1 lần trong mỗi cữ bú
- Phân có lẫn dịch nhầy, máu hoặc có mùi hôi khó chịu
- Bé bú ít, mệt mỏi hoặc sốt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần?
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có thể do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
Bé đang gặp các vấn đề về tiêu hoá
Nếu bé đột ngột đi ngoài nhiều hơn mọi khi và đi tiêu phân lỏng hơn bình thường thì rất có thể con bạn đang gặp tình trạng tiêu chảy [1]. Đối với trẻ từ 0-1 tuổi, những nguyên nhân gây ra tiêu chảy là [3], [4]:
- Virus (chẳng hạn như Rotavirus): Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bé đi ngoài ra nước nhiều lần. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài và sẽ tự khỏi.
- Vi khuẩn (chẳng hạn như Salmonella): Tiêu chảy do vi khuẩn là nguyên nhân ít phổ biến hơn nhưng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Đối với trường hợp này, mẹ sẽ cần đưa bé đi khám và bác sĩ có thể kê toa kháng sinh để điều trị.
- Ký sinh trùng (chẳng hạn như Giardia): Tiêu chảy do ký sinh trùng có khả năng bùng phát ở các nhà trẻ. Với trường hợp này, mẹ cũng sẽ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị phù hợp.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy cũng có thể là do mắc một số bệnh lý hiếm gặp, nguy hiểm, chẳng hạn như xơ nang [4].
Do nguồn sữa bé bú
Việc thay đổi chế độ ăn của mẹ khi đang cho con bú hoàn toàn cũng có khả năng khiến trẻ dễ đi ngoài nhiều lần hơn [1]. Các mẹ nên nhớ rằng tình trạng sức khỏe cá nhân và nguồn dinh dưỡng bản thân nạp vào cơ thể đều có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa đầu ra. Do đó, đối với các bé còn đang bú mẹ, mẹ nên chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và chú ý kỹ đến chất lượng thực phẩm mỗi khi ăn uống [6].
Với bé bú sữa ngoài, hàm lượng dinh dưỡng và các chất có trong sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Nếu trong sữa chứa quá nhiều lượng đạm biến tính (đạm bị biến chất do quá trình gia nhiệt nhiều lần) có thể sẽ khiến bé khó hấp thu, gây nên một số rối loạn tiêu hóa trong cơ thể, dẫn đến việc bé tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày. Vì vậy, nếu chọn sữa cho bé, mẹ hãy ưu tiên chọn những loại sữa có đạm mềm nhỏ, tự nhiên để giúp bé cải thiện tiêu hoá, đi phân mềm và đều hơn.
Sử dụng kháng sinh
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể là do bé dùng kháng sinh. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh sẽ làm giảm sự đa dạng của những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi số lượng lợi khuẩn giảm xuống, vi sinh vật gây bệnh sẽ có điều kiện phát triển quá mức. Và điều này có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây nên tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần ở trẻ [7].
Mẹ có thể làm gì khi gặp tình trạng bé sơ sinh đi ngoài nhiều lần?
Điều quan trọng là bố mẹ cần theo sát các triệu chứng của bé. Nếu thấy có dấu hiệu nghiêm trọng, bất thường hoặc bệnh tình trở nặng, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Đôi khi, không cần phải có bất kỳ dấu hiệu nào quá rõ ràng, nếu cảm thấy quá lo lắng, mẹ hãy cứ đưa bé đến bác sĩ thăm khám để nhận được lời khuyên hoặc hướng điều trị hiệu quả nhất.
Trong thời gian này, mẹ nhớ đừng cho bé ngừng bú sữa. Thay vào đó, hãy cho bé tiếp tục bú thêm sữa để tránh bị mất nước. Nếu bạn cảm thấy bé bú không được nhiều, bạn có thể chia nhỏ cữ bú mỗi lần một lượng nhỏ để giúp bé dễ hấp thụ hơn [4].
Nếu bé bú sữa ngoài, mẹ hãy đảm bảo các dụng cụ pha sữa luôn được khử trùng cẩn thận và hỏi thêm ý kiến bác sĩ về loại sữa bé đang dùng. Trong một số trường hợp, mẹ sẽ cần đổi sang cho bé dùng một loại sữa khác và lúc này mẹ nên chọn lựa kỹ lưỡng hơn. Theo các khuyến cáo, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bởi ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì sữa mẹ còn có đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, giúp bé dễ tiêu và do đó phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Do đó, với những trường hợp mẹ cho bé bú ngoài thì mẹ nên ưu tiên chọn công thức sữa có đạm mềm tự nhiên gần với tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ.
Thế nhưng, đạm sữa lại rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ bị biến đổi cấu trúc trở thành đạm biến tính khó tiêu [13], gây rối loạn tiêu hóa và khiến bé đi ngoài nhiều lần. Để tránh tình trạng này, mẹ nên lưu ý chọn những sản phẩm giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, đi phân đều, đẹp. Ưu tiên hàng đầu là những sản phẩm chỉ qua quy trình xử lý nhiệt 1 lần. Nguyên nhân là do quy trình này sẽ giúp đảm bảo đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên được bảo toàn, không bị biến tính. Ngoài ra, sữa mẹ chọn cũng cần “êm dịu” với hệ tiêu hóa, giúp bé êm bụng, êm giấc với nguồn sữa mát được sản xuất từ giống bò thuần chủng Hà Lan. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt, giúp bé bú ngon miệng, đồng thời giảm nguy cơ sâu răng, béo phì.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì? 7 cách xử lý mẹ cần biết
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị hen phế quản
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý là không nên tự ý cho bé uống thuốc để giảm tiêu chảy khi thấy bé đi ngoài nhiều lần. Việc này không chỉ không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ do độc tố không được đào thải ra ngoài. Thay vào đó, bạn hãy trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn các giải pháp chăm sóc phù hợp [8].
Tóm lại, trẻ nhỏ đi ngoài nhiều lần có thể do rất nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là mẹ cần lưu ý quan sát, cố gắng tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục phù hợp. Trường hợp bé đi ngoài nhiều lần kéo dài, không thuyên giảm hoặc mẹ cảm thấy quá lo lắng, hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.