Táo bón sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp nên nhiều người lựa chọn dùng thuốc nhuận tràng để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú có thể gây nhiều tác hại. Một phương pháp an toàn, đơn giản, giúp điều trị táo bón sau sinh hữu hiệu là bổ sung trong thực đơn hằng ngày những thực phẩm có công dụng chữa táo bón. Vậy, mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì hay sau sinh ăn gì để không bị táo bón?
Bạn đang đọc: Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? 12 thực phẩm xua tan táo bón sau sinh
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin để biết được mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì hay ăn gì để hết táo bón sau sinh.
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
- 2 Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì?
- 2.1 1. Sau sinh ăn gì để không bị táo bón? Đu đủ chín
- 2.2 2. Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Khoai lang
- 2.3 3. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Quả bơ
- 2.4 4. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Rau diếp cá
- 2.5 5. Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Quả lê
- 2.6 6. Sau sinh ăn gì để không bị táo bón? Mận khô
- 2.7 7. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Kiwi xanh
- 2.8 8. Các loại hạt
- 2.9 9. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Sữa chua
- 2.10 10. Táo bón sau sinh nên ăn gì? Ngũ cốc
- 2.11 11. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất sắt
- 2.12 12. Các loại nước uống
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Sau khi sinh con, kể cả sinh thường hay sinh mổ, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón, bao gồm:
- Không uống đủ nước: Khi sinh con, mẹ bị mất nước và máu. Khi cho con bú, cơ thể cũng dùng nước để tạo sữa, khiến lượng nước làm mềm phân trong ruột ít đi, gây táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Việc kiêng ăn trước khi sinh và hành động chỉ chú trọng bổ sung chất đạm để mẹ nhanh chóng hồi phục mà bỏ qua chất xơ, dẫn đến táo bón sau sinh kéo dài. Một số gia đình vẫn giữ thói quen kiêng khem quá mức sau sinh, điều này theo y học hiện đại là không tốt cho mẹ và bé chút nào.
- Bổ sung sắt trước và sau sinh: Uống sắt trước và sau khi sinh để bù cho lượng máu bị mất thường gây tác dụng phụ là làm chậm quá trình phân di chuyển trong ruột.
- Rối loạn chức năng cơ vòng hậu môn, cơ sàn chậu: Các cơ này bị kéo căng quá mức trong quá trình chuyển dạ, sinh con gây nên các rối loạn cơ học tại chỗ hoặc gây chèn ép lên đường thoát ra của phân, khiến phân khó đào thải.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự tăng, giảm progesterone trước và sau khi sinh, hoặc trầm cảm sau sinh khiến nội tiết tố thay đổi thường làm rối loạn chức năng ruột và hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc gây tê, gây mê khiến chức năng của ruột bị tê liệt tạm thời, làm chậm quá trình đào thải phân. Thuốc giảm đau uống sau sinh có tác dụng phụ phổ biến là táo bón.
- Ít vận động: Sau sinh, mẹ dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường bệnh nên cả cơ thể, bao gồm ruột cũng hoạt động chậm lại.
- Nhịn đại tiện: Một số phụ nữ sợ đau, sợ rách vết thương (vết rạch tầng sinh môn) khi đi tiêu, nên nhịn đại tiện, khiến phân ứ đọng lâu ngày.
Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì?
Khi đã biết được nguyên nhân gây táo bón sau sinh, phụ nữ nên tham khảo 12 loại thực phẩm dưới đây. Việc bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn có thể giúp điều trị dứt điểm vấn đề táo bón sau sinh, mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú:
1. Sau sinh ăn gì để không bị táo bón? Đu đủ chín
Đu đủ là loại trái cây không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn có cả enzym tiêu hóa papain, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài. Loại enzym này cũng giúp hỗ trợ protein rất tốt. Một công dụng khác của đu đủ rất có lợi cho mẹ là lợi sữa. Vì vậy, mẹ đừng ngần ngại bổ sung đu đủ chín vào thực đơn hằng ngày.
2. Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Khoai lang
Từ xa xưa, khoai lang đã nổi tiếng với công dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. 1 củ khoai lang vừa, tính cả vỏ, chứa đến 4g chất xơ, có công dụng chữa khó đi tiêu rất tốt. Ngoài ra, khoai lang được cho là rất lành tính, không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
3. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Quả bơ
Bạn có biết, tiêu thụ ½ quả bơ vừa đã cung cấp cho cơ thể 9g chất xơ cần thiết mỗi ngày? Cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong quả bơ đều có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh rất hữu hiệu. Không những thế, quả bơ còn là nguồn cung cấp magiê cho hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đào thải phân nhanh chóng.
4. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Rau diếp cá
Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ, giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình bài tiết. Chất xơ trong lá diếp cá cũng có tác dụng điều hòa nhu động ruột, hạn chế vấn đề bị táo bón sau sinh. Mẹ có thể ăn sống rau diếp cá hoặc uống trà là diếp cá để chữa táo bón.
5. Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Quả lê
Một quả lê vừa có chứa 6g chất xơ (cả vỏ), giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh nhanh chóng. Việc tiêu thụ nước ép từ lê cũng làm cho phân được đào thải nhanh hơn. Hơn nữa, quả lê cũng tương tự như mận khô và một số loại quả khác (táo, mơ, đào, dưa hấu), chứa nhiều sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, quả lê còn chứa nhiều vitamin C và các chất kali, folate… rất có lợi có sức khỏe mẹ sau sinh.
6. Sau sinh ăn gì để không bị táo bón? Mận khô
Theo khuyến cáo của hội Tim mạch Hoa Kỳ: Phụ nữ trung bình cần 25g chất xơ mỗi ngày, nhưng hầu hết mọi người chỉ tiêu thụ khoảng 15g. Một số nghiên cứu trên những người bị táo bón mạn tính cho thấy ăn khoảng 100g mận khô mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng rất tốt. Mận khô không chỉ giàu chất xơ (100g mận khô chứa 6,1g chất xơ), mà còn chứa sorbitol (100g mận chứa 14,7g sorbitol) – một loại hợp chất ít được hấp thu qua đường tiều hóa nhưng kéo giữ nước lại trong lòng ruột khiến phân mềm hơn. Ngoài ra, trong mận khô còn chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic (184mg/100g), chủ yếu là axit neochlorogenic và chlorogenic, có thể hỗ trợ tác dụng nhuận tràng nhờ kích thích hệ vi khuẩn đường ruột. Nước ép mận khô chứa ít sorbitol và chất xơ hơn so với mận khô.
7. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Kiwi xanh
Theo nghiên cứu, quả kiwi xanh có tác dụng làm tăng đáng kể tần suất đại tiện, tăng khối lượng phân, tăng nhu động ruột và giúp phân mềm hơn. Điều này giúp phụ nữ sau sinh đi tiêu dễ dàng hơn. Nguyên nhân là vì:
- 100g kiwi chứa 2-3g chất xơ, có vai trò lý hóa trong quá trình táo bón
- Kiwi cũng chứa một loại enzyme protease: actinidin, không những hỗ trợ tiêu hóa protein ở dạ dày mà còn cả ở đường ruột
- Kissper, một peptit trong quả kiwi xanh, được đặc trưng bởi tính chọn lọc anion và kênh ion, cũng hỗ trợ quá trình đi tiêu dễ dàng
- Các chất phytochemical xuất hiện tự nhiên trong trái cây có thể có ý nghĩa sinh học, giúp hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.
8. Các loại hạt
Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi thường gặp về bệnh glaucoma (cườm nước)
Một số loại hạt rất giàu chất xơ và bổ dưỡng, không chỉ giúp điều trị tình trạng táo bón sau sinh mà còn cung cấp nhiều chất có lợi cho sự phát triển của trẻ thông qua sữa mẹ. Một số loại hạt chứa nhiều chất xơ mà mẹ nên bổ sung trong bữa ăn thường ngày là:
- Hạt lanh: 30g hạt lanh chứa 8g chất xơ
- Hạt hạnh nhân: 30g hạt hạnh nhân chứa 4g chất xơ
- Hạt bí: ½ chén hạt bí ngô chứa 4g chất xơ
9. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều men vi sinh, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. Khi men vi sinh đi vào đường ruột sẽ tăng cường lợi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp giảm thiểu các vấn đề khó tiêu, đầy hơi, táo bón.
10. Táo bón sau sinh nên ăn gì? Ngũ cốc
>>>>>Xem thêm: Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 3 thời điểm vàng không nên bỏ qua
Các loại ngũ cốc như yến mạch, yến mạch/ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch chứa lượng chất xơ hòa tan rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Bạn có thể bổ sung những loại ngũ cốc, bánh mì nguyên cám dưới đây để làm giảm táo bón sau sinh:
- Yến mạch: 100g cám yến mạch chứa 15g chất xơ
- Lúa mì: 100g cám lúa mì chứa 43g chất xơ
- Gạo lứt: 1 chén gạo lứt chứa 4g chất xơ
- Bánh mì nguyên cám: 1 lát bánh mì nguyên cám chứa 2-3g chất xơ
11. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất sắt
Bởi vì quá trình sinh nở khiến mẹ bị mất nhiều máu, nên việc bổ sung sắt trước và sau khi sinh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, viên thuốc sắt lại có tác dụng phụ là gây táo bón. Vì vậy, mẹ cần tham khảo cách bổ sung sắt khác mà không gây ra táo bón sau sinh. Phương pháp đó chính là bổ sung thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hằng ngày, giúp lấy lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Chế độ ăn sau sinh nên có các thực phẩm giàu sắt sau:
- Các loại động vật có vỏ: nghêu, sò, ốc..
- Các loại thịt đỏ, gan động vật
- Các loại hạt: hạt bí, diêm mạch, đậu
- Rau như: rau bina, bông cải
12. Các loại nước uống
Việc bổ sung nước sau khi sinh là điều nên làm để các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động trơn tru trở lại. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì chính là nên uống đủ nước. Các bà mẹ nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, trung bình 2 lít nước, lượng này có thể tăng lên tùy vào điều kiện khí hậu, để giảm tình trạng táo bón sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung các loại chất lỏng khác, như sinh tố, trà thảo mộc, đồ uống tăng cường canxi và nước trái cây… để đi tiêu dễ dàng hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được táo bón sau sinh nên ăn gì hay mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Thường xuyên ăn các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả có thể ngăn ngừa và làm giảm chứng táo bón sau sinh.