Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Sự tiến bộ của y học hiện đại khiến cho việc mổ mắt đục thủy tinh thể trở nên đơn giản và đảm bảo an toàn hơn trước rất nhiều, giúp bệnh nhân hồi phục thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần mổ đục thủy tinh thể hay không.

Bạn đang đọc: Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Nhiều bệnh nhân sẽ rất quan tâm đến vấn đề khi nào nên mổ, mổ đục thủy tinh thể hết bao nhiêu tiền, có những phương pháp mổ phổ biến nào, nên mổ ở đâu là tốt nhất và các biến chứng sau mổ thường gặp. Cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp nhé!

Khi nào nên mổ mắt đục thủy tinh thể?

Mổ mắt đục thủy tinh thể hay còn được gọi là phẫu thuật đục thủy tinh thể, là một thủ thuật nhằm loại bỏ thủy tinh thể bị mờ và thay thế nó bằng thủy tinh thể nhân tạo trong suốt. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và quyết định bệnh nhân có nên mổ đục thủy tinh thể hay không.

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đề nghị bệnh nhân cần phẫu thuật đục thủy tinh thể trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, mắt mờ dần, thị lực suy yếu, nhạy cảm hơn với ánh sáng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cản trở các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi đứng, lái xe, đọc sách, xem tivi…

Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Các phương pháp mổ mắt đục thủy tinh thể phổ biến

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh đục thủy tinh thể mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật phù hợp. Có 2 phương pháp mổ đục thủy tinh thể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

  • Phương pháp Phaco: Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco (Phacoemulsification) là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở giác mạc mắt và đưa đầu dò mỏng như kim, truyền sóng siêu âm vào để phá vỡ đục thủy tinh thể bị mờ và hút các mảnh vỡ ra, sau đó đặt thủy tinh thể nhân tạo mới vào. Cuối cùng, tiến hành khâu để đóng vết rạch nhỏ trên giác mạc lại.
  • Phương pháp phẫu thuật ngoài bao: Trong trường hợp, đục thủy tinh thể phát triển quá dày trong mắt và khó có thể phá vỡ ra thì phẫu thuật ngoài bao sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Khi mổ đục thủy tinh thể ngoài bao, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch lớn hơn trên mắt và thông qua đó để loại bỏ hoàn toàn mảnh thủy tinh thể bị đục, cuối cùng chèn thủy tinh thể nhân tạo mới vào và khâu vết mổ lại.

Tìm hiểu thêm: 10 mẹo trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả

Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

Mổ đục thủy tinh thể giá bao nhiêu?

Mổ đục thủy tinh thể hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi quyết định phương pháp điều trị này. Chi phí mổ đục thủy tinh thể còn tùy thuộc rất nhiều vào kỹ thuật, phương pháp mổ, loại thấu kính, đơn thuốc. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý về mắt khác thì chi phí điều trị có thể tăng thêm.

Nếu bệnh nhân chọn mổ đục thủy tinh thể ở Bệnh viện Mắt Trung Ương thì trung bình chi phí điều trị sẽ dao động trong khoảng từ 4 triệu – 60 triệu đồng/mắt, bao gồm chi phí phẫu thuật và thấu kính nhân tạo, chưa bao gồm các xét nghiệm liên quan. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì có thể được hỗ trợ miễn giảm một phần chi phí.

Nên chọn mổ đục thủy tinh thể ở đâu tốt nhất?

Mổ mắt đục thủy tinh thể là một phẫu thuật quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của bệnh nhân. Vì vậy, hãy chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để tiến hành thăm khám và phẫu thuật.

Vậy, nên chọn mổ đục thủy tinh thể ở đâu tốt nhất? Sau đây là một số gợi ý:

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt trung ương (Hà Nội):- Địa chỉ: 85 Phố Bà Triệu – P.Nguyễn Du – Q.Hai Bà Trưng – TP.Hà Nội
  • Bệnh viện mắt Hà Nội 2: – Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Bạch Mai: – Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Tại TP.HCM

  • Bệnh viện Mắt TP.HCM – Địa chỉ: 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP HCM
  • Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao 30-4 – Địa chỉ: Số 9 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM

Mổ đục thủy tinh thể bao lâu thì lành? Các biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể

Mổ mắt đục thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật an toàn và khả năng xảy ra biến chứng là rất thấp. Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ bị nhìn mờ hoặc cảm thấy ngứa, chảy nước mắt và khó chịu nhẹ trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian và sau khi dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. 

Mắt sau khi phẫu thuật có thể lành hẳn trong vòng 8 tuần và người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thường ngày chỉ trong ngày đầu tiên sau khi mổ xong. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn cần đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng sau khi phẫu thuật.

Mổ mắt đục thủy tinh thể và những vấn đề bạn cần quan tâm

>>>>>Xem thêm: Kích thích óc sáng tạo bằng… trò chơi điện tử – Chuyện thật như đùa!

Mổ mắt đục thủy tinh thể nhìn chung an toàn và các biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể là không quá phổ biến. Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà sau phẫu thuật sẽ có nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng, chảy máu, sưng tấy, sụp mí mắt, trật thủy tinh thể nhân tạo, tăng nguy cơ bong võng mạc, tăng nhãn áp, bị đục thủy tinh thể thứ phát hoặc mất thị lực. Hầu hết các biến chứng này có thể được điều trị thành công.

Những lưu ý khi chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể

Để ngăn ngừa các biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể và bảo vệ sức khỏe đôi mắt, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau trong việc chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể:

  • Tránh dụi hay chạm tay vào mắt, không tự lái xe và hạn chế các hoạt động nặng, như cúi gập người nâng vật trong khoảng một tuần đầu sau khi mổ mắt đục thủy tinh thể.
  • Tránh để xà phòng hoặc nước trực tiếp rơi vào mắt trong vòng 14 ngày sau khi phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và kiểm soát nhãn áp.
  • Đảm bảo đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, vệ sinh mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng kính lúp để đọc sách nếu cần thiết và cải thiện ánh sáng trong nhà với nhiều đèn hơn.
  • Khi ra ngoài vào ban ngày, hãy đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành để giảm chói mắt.
  • Hạn chế lái xe vào ban đêm.
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe đôi mắt.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ, nước rửa mắt bên ngoài khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Tái khám đúng lịch hẹn và trình bày những triệu chứng bất thường nếu có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *