Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có” và thậm chí còn đáng sợ hơn những gì bạn nghĩ. Bởi khi bị mỡ máu cao, mỡ có thể tích tụ dần trong lòng mạch và gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý nguy hiểm khác [1].
Bạn đang đọc: Mỡ máu cao và những hiểm họa khôn lường
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu, tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3% [2]. Vậy mỡ máu cao có nguy hiểm không? Tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe gì?
Trong bài viết này, Kenshin.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng mỡ máu cao cũng như mách bạn vài bí quyết để kiểm soát mỡ máu hiệu quả.
Nội Dung
Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có” bởi nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm [1].
Mỡ máu cao (tăng mỡ máu) là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu [3]. Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó điển hình là cholesterol và triglyceride. Khi bị tăng mỡ máu, bạn có thể tăng một hay cả hai thành phần trên [2].
Cholesterol là một dạng chất béo giống như sáp, có trong các tế bào cơ thể, góp phần vào quá trình sản xuất hormone, vitamin D và các chất để tiêu hóa thức ăn [4]. Cholesterol có nhiều loại, trong đó có loại được xem là cholesterol tốt (HDL) và có loại được xem là xấu (LDL). Đa phần, những bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi tình trạng mỡ máu cao thường liên quan đến việc có quá nhiều cholesterol xấu (LDL) trong máu [5].
Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong máu, có tác dụng dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu triglyceride trong máu cao sẽ góp phần làm cho các động mạch trở nên cứng hoặc dày lên (xơ cứng động mạch). Khi đó, nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng tăng. Không những vậy, nếu nồng độ triglyceride quá cao, bạn còn có thể đối mặt với nguy cơ viêm tụy cấp tính [9].
Khi bị mỡ máu cao, nếu cả 2 chỉ số cholesterol và triglyceride đều tăng thì quá trình xơ vữa động mạch có thể diễn ra nhanh hơn. Nếu chỉ số mỡ máu tăng cao cộng thêm một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch khác như huyết áp cao, hút thuốc hoặc đái tháo đường thì tỷ lệ tai biến đột quỵ có thể tăng gấp nhiều lần [2].
Đâu là nguyên nhân gây mỡ máu cao?
Mỡ máu cao có thể được phân thành 2 nhóm lớn là tăng mỡ máu nguyên phát (có tính chất gia đình) và thứ phát (do mắc phải). Với loại nguyên phát, mỡ máu cao bắt nguồn từ những rối loạn di truyền có từ khi sinh ra. Trong khi đó, tăng mỡ máu thứ phát thường liên quan đến nhiều tác nhân có thể thay đổi được như chế độ ăn, bệnh lý (như suy giáp, đái tháo đường không được kiểm soát), sử dụng một số loại thuốc, lối sống. [10]
Nói chung, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến lượng mỡ trong máu tăng cao như: [8, 10]
- Lối sống không lành mạnh như chế độ ăn có quá nhiều chất béo bão hòa, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, không hoạt động thể chất
- Độ tuổi, giới tính và tiền sử bệnh gia đình. Nguy cơ bị mỡ máu cao thường tăng theo độ tuổi, bệnh sử gia đình có người thân như ba mẹ, anh chị em có cholesterol máu cao, bệnh tim hay đột quỵ. Nam dường như dễ bị mỡ máu cao và nhồi máu cơ tim hơn so với nữ.
- Gen di truyền. Tăng mỡ máu hay tăng cholesterol có thể mang yếu tố di truyền. Ví dụ như bệnh tăng cholesterol máu có tính chất gia đình khiến nồng độ cholesterol tăng rất cao dù cho bạn đang có một lối sống lành mạnh.
- Tình hình sức khỏe chung, cũng như các vấn đề sức khỏe đang có và việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc tránh thai chứa estrogen-progestin, thuốc kháng virus.
Làm thế nào để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
>>>>>Xem thêm: Đề phòng hiểm họa từ bệnh chốc lở ở trẻ em
Mỡ máu cao thường là bệnh lý kéo dài suốt đời nhưng tương đối dễ kiểm soát [10]. Tình trạng này ở mỗi người sẽ không giống nhau nên bạn cần trao đổi với bác sĩ xem bao lâu bạn nên làm xét nghiệm mỡ máu cũng như đâu là cách kiểm soát và điều trị phù hợp. [11]
Để giảm mỡ máu, bạn cần bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục [11]. Dù là muốn giảm nồng độ cholesterol hay triglyceride trong máu thì bạn đều cần thay đổi lối sống: [5, 9]
Mục tiêu các chỉ số mỡ máu cần đạt được, tính theo đơn vị milimol trên lít (mmol/L) là: [12]
Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc điều trị tăng mỡ máu. Loại thuốc cần dùng và liều dùng sẽ phụ thuộc vào chỉ số mỡ máu cụ thể, tình hình sức khỏe như bạn có đang bị bệnh tim, đái tháo đường hay các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim hay không. [11]
Nhóm thuốc hạ mỡ máu được dùng phổ biến nhất là statin [5, 9, 11]. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân được điều trị bằng statin trong 5 năm đã cải thiện tỷ lệ sống sót và giảm đáng kể bệnh tim mạch trên lâm sàng trong thời gian theo dõi 20 năm. [10]
Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các thuốc điều trị mỡ máu cao. Bởi không phải lúc nào bị mỡ máu cao cũng cần dùng thuốc và việc dùng thuốc như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe cụ thể của mỗi người, nhất là nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan nặng hoặc đang dùng các loại thuốc khác. [9]
Hy vọng qua bài viết này, Kenshin.vn đã phần nào giúp bạn giải đáp băn khoăn mỡ máu cao có nguy hiểm không. Mỡ máu cao có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát lượng mỡ trong máu nếu biết cách sống lành mạnh và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ [11].
PP-LIP-VNM-0577