Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì để mau lành bệnh?

Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì để mau lành bệnh?

Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì để mau lành bệnh?

Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được là thắc mắc phổ biến của những người vừa mới thực hiện thủ thuật ngoại khoa này. Bởi trong giai đoạn hậu phẫu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong quá trình hồi phục, ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo sức khỏe lâu dài. 

Bạn đang đọc: Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì để mau lành bệnh?

Mổ ruột thừa nội soi là một phương pháp phẫu thuật hiện đại, ít xâm lấn, giúp cắt bỏ ruột thừa bị viêm mà không cần đến việc phẫu thuật mở ổ bụng. Mổ ruột thừa nội soi có nhiều ưu điểm như thời gian phẫu thuật ngắn, đau ít, hồi phục nhanh, vết mổ nhỏ, ít để lại sẹo và không cần nằm viện dài ngày sau ca mổ. Tuy nhiên, sau khi mổ ruột thừa nội soi, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh gây biến chứng và tăng cường sức khỏe. Do đó, không ít người bệnh thắc mắc rằng mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được và cần lưu tâm những gì? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết sau để nhanh lành thương cũng như sớm trở lại hoạt động bình thường nhé!

Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được?

Theo các chuyên gia, 12 – 24 giờ kể từ khi mổ ruột thừa nội soi, bạn có thể bắt đầu tiếp nhận thực phẩm dưới dạng lỏng, chẳng hạn như nước lọc, nước hầm xương, súp, cháo loãng… dưới sự tư vấn và chấp thuận của bác sĩ.

  • Sau khoảng 2-3 ngày: Bạn có thể ăn các loại thức ăn khác như cháo, cơm nát… nhưng vẫn nên ưu tiên các nguyên liệu dễ tiêu hóa cũng như không nêm nếm quá đậm đà để hạn chế nguy cơ khó tiêu, chướng bụng – đầy hơi… 
  • 1 tuần sau ca mổ: Bạn có thể quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường, tuy nhiên, hãy chọn lựa các thực phẩm mềm, không sử dụng quá nhiều dầu mỡ bởi có thể khiến cho bạn bị táo bón, khó tiêu. 

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được, bạn cũng cần chú ý trong việc phân chia khẩu phần ăn. Hãy chọn khẩu phần nhỏ cho mỗi bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa bởi có thể khiến hệ tiêu hóa rơi vào tình trạng quá tải sau ca mổ. 

Phẫu thuật viêm ruột thừa (mổ hở) bao lâu thì ăn uống lại được?

Tìm hiểu thêm: Lá sa kê trị bệnh tiểu đường có hiệu quả không?

Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì để mau lành bệnh?

>>>>>Xem thêm: Giải mã lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è, bạn đã biết chưa?

Bên cạnh mổ ruột thừa nội soi, mổ hở (hay gọi là phẫu thuật kinh điển) cũng là biện pháp phẫu thuật khác trong việc loại bỏ ruột thừa bị viêm, nhiễm trùng. Vậy liệu mổ hở viêm ruột thừa thì khi nào mới có thể ăn uống lại như bình thường? 

Theo các chuyên gia, sau khi mổ ruột thừa hở, người bệnh nên bắt đầu ăn các loại thức ăn lỏng sau khi xì hơi được, ví dụ như nước đường, sữa, cháo, súp… để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi lại sớm quanh giường nhẹ nhàng để phòng ngừa tình trạng dính ruột và dịch tích tụ trong ổ bụng sau mổ.

Các ngày tiếp theo, chế độ ăn uống của bạn nên dựa trên lời khuyên của bác sĩ điều trị. Cần lưu ý là ở giai đoạn này, các thực phẩm trong chế độ ăn của bạn vẫn ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa và không nêm nếm quá nhiều gia vị.

Mổ viêm ruột thừa xong nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Sau khi thực hiện thủ thuật cắt ruột thừa, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để “giảm tải” cho hệ tiêu hóa. Lúc này, bạn hãy ưu tiên thực phẩm chứa bromelain – một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong dứa và có tác dụng giảm đau lẫn điều trị vết thương. Bromelain sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu nguy cơ sưng tấy các mô và cơ sau phẫu thuật. 

Bên cạnh đó, bạn đừng bỏ qua việc bổ sung thêm vitamin C để kích thích cơ thể mau chóng hồi phục vết thương bên trong. Một số thực phẩm chứa vitamin C mà bạn có thể tìm đến bao gồm: 

  • Bông cải
  • Dâu tây
  • Đu đủ
  • Cải xoăn
  • Quả kiwi
  • Ớt chuông đỏ
  • Cam và bưởi…

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho quá trình lành thương sau khi mổ ruột thừa nội soi hoặc mổ hở để bạn cân nhắc và thêm vào thực đơn mỗi ngày, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Rau lá sẫm màu, cà rốt, khoai tây, xoài chín, gan gà, sữa và trứng…
  • Thực phẩm chứa chất kháng viêm: Gừng,  cần tây, quả việt quất, củ cải đường…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Đậu phộng, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa và lòng đỏ trứng…
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotics): Sữa chua, phô mai, thức uống lợi khuẩn…
  • Thực phẩm giàu arginine và omega-3: Hạt bí ngô, thịt gà, các sản phẩm từ sữa, đậu phộng, đậu lăng, cá, hạt quả óc chó, trứng…

Cần lưu ý là những ngày đầu rau, quả nên được xay nhỏ ở dưới dạng súp, sinh tố. Cuối cùng, nên tránh sử dụng các thực phẩm sau bởi sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và cản trở quá trình hệ tiêu hóa trở lại hoạt động như bình thường: 

  • Soda, rượu, đồ ngọt và các thực phẩm có chứa sâm 
  • Đồ ăn cay, béo hoặc thịt hun khói
  • Các chất kích thích niêm mạc (hành, tỏi, gia vị, dưa chua)
  • Thịt, thịt gia cầm chế biến theo hình thức chiên trong nhiều dầu 
  • Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được, qua đó có thể thiết kế chế độ dinh dưỡng lẫn nghỉ ngơi phù hợp nhất để mau hồi phục. Nhìn chung, quá trình hồi phục sau khi ca phẫu thuật nội soi ruột thừa thường diễn ra khá nhẹ nhàng, hiếm khi gặp biến chứng nhiễm trùng nếu bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,…vì chất lượng và sự tận tâm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *