Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, trong đó mổ hở lấy sỏi thường được áp dụng cho các trường hợp kích thước sỏi lớn. Vậy mổ sỏi thận có nguy hiểm không, liệu phương pháp này có hiệu quả và an toàn hơn so với phương pháp điều trị khác?

Bạn đang đọc: Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

Khái niệm mổ sỏi thận trong bài viết này chỉ phương pháp mổ hở để loại bỏ sỏi trong thận. Bác sĩ tiến hành rạch một vết ở bụng hoặc bên hông của bệnh nhân để tiếp cận thận và loại bỏ sỏi. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ (ống thông) gần thận để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài cho đến khi thận lành lại.

Thông thường bệnh nhân cần nằm viện từ 6 đến 9 ngày. Sau đó, họ có thể tiếp tục các hoạt động sinh hoạt bình thường của mình trong vòng 4 đến 6 tuần.

Tuỳ vào tình trạng của bệnh, phương pháp mổ hở thường áp dụng cho đối tượng:

  • Sỏi quá lớn, bị mắc kẹt trong niệu quản
  • Chức năng thận bị ảnh hưởng
  • Sỏi nhiễm trùng
  • Các phương pháp điều trị khác không hiệu quả trong việc loại bỏ hoặc hòa tan sỏi.

Tùy vào vị trí của viên sỏi mà mổ sỏi thận có thể loại bỏ hoàn toàn viên sỏi hay không. Vậy mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

>>> Đọc thêm: Mổ nội soi sỏi thận là gì? Khi nào được chỉ định?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không thì câu trả lời là có thể gây một số rủi ro nhất định. Chúng bao gồm:

  • Mất máu nghiêm trọng
  • Chấn thương hoặc tắc niệu quản
  • Gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu
  • Rủi ro liên quan đến gây mê
  • Tăng nguy cơ bị thoát vị tại vị trí mổ
  • Có nguy cơ thận bị tổn thương nghiêm trọng khi phẫu thuật và có thể phải cắt bỏ thận.

Các phương pháp thay thế mổ sỏi thận

Hiện nay, ngoài mổ hở còn có một số phương pháp như:

Tán sỏi bằng sóng xung kích (tán sỏi ngoài cơ thể)

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

Tán sỏi bằng sóng xung kích phù hợp với sỏi thận cỡ nhỏ đến trung bình. Phương pháp này sử dụng các sóng âm thanh cường độ cao tập trung tiêu huỷ sỏi, khiến viên sỏi vỡ ra. Những mảnh sỏi nhỏ sau đó sẽ được trôi rửa ra khỏi thận cùng với dòng nước tiểu bình thường.

>>> Tìm hiểu thêm: Sỏi thận có nguy hiểm không? Điểm danh các biến chứng cần dè chừng

Ưu điểm của tán sỏi ngoài cơ thể:

  • Hiệu quả cao
  • Không cần nằm viện
  • Ít gây khó chịu sau phẫu thuật 
  • Không để lại sẹo 
  • Quá trình thực hiện dễ dàng và nhanh chóng
  • Nội soi tán sỏi ngược dòng

    Nếu quá lo lắng mổ sỏi thận có nguy hiểm không thì bạn có thể xem xét đến phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng. Đây là phương pháp được ưu tiên cho sỏi nhỏ đến trung bình, ở bất kỳ vị trí nào của đường tiết niệu. 

    Bác sĩ đưa một ống soi nhỏ qua lỗ tiểu vào bàng quang và từ đó đi lên niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Khi đã xác định được vị trí của sỏi, bác sĩ tiến hành bắn tia laser để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Những mảnh sỏi nhỏ này được lấy ra ngoài hoặc trôi ra khỏi thận qua dòng nước tiểu. Thông thường, một stent (khung nhỏ bằng kim loại hoặc polymer) được đặt tạm thời để giúp dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận sau ca phẫu thuật. Stent được lấy ra sau 3-10 ngày.

    Phương pháp này có thể được thực hiện mà không cần ngưng thuốc chống đông máu, không cần nằm viện, không để lại sẹo.

    Tuy nhiên, do việc đặt stent niệu quản nên bệnh nhân có thể đau lưng nhẹ, đi tiểu ra máu và kích thích bàng quang gây buồn đi tiểu liên tục. Những triệu chứng này nhẹ và có thể được kiểm soát bằng thuốc.

    >>> Tham khảo thêm: Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm?

    Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da

    Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da được áp dụng đối với:

    • Sỏi thận có kích thước lớn hoặc phức tạp
    • Thận chứa một số lượng lớn sỏi nhỏ 

    Bác sĩ tạo một đường dẫn từ ngoài da vào thận thông qua vết rạch nhỏ ở phía lưng. Từ đây, họ đưa ống nội soi vào thận rồi dùng sóng siêu âm để tán vỡ sỏi, các mảnh vỡ nhỏ được hút chân không ra khỏi thận. Sau đó, ống dẫn lưu hoặc stent tạm thời được đặt tại chỗ để giúp thận thải trừ nước tiểu. Hầu hết bệnh nhân có thể được xuất viện trong vòng 24 giờ sau khi làm thủ thuật.

    Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Quan hệ lần đầu có mang thai không?

    Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Các phương pháp tán sỏi thận khác

    >>>>>Xem thêm: Trẻ chậm nói phải làm sao? Câu hỏi đã có lời giải đáp

    Phương pháp này làm sạch hoàn toàn hầu hết các loại sỏi trong một lần phẫu thuật. Nếu dùng phương pháp này, mổ sỏi thận có nguy hiểm không thì câu trả lời là có thể. Mổ lấy sỏi qua da có thể gây mất máu phải truyền máu hoặc làm tổn thương các cơ quan gần thận. Ngoài ra, việc đặt stent có thể gây khó chịu.

    Các phương pháp tán sỏi bằng công nghệ cao an toàn hơn so với phương pháp mổ hở. Nhưng dù bạn có lo lắng “mổ sỏi thận có nguy hiểm không” đến đâu thì vẫn phải thực hiện nếu không còn lựa chọn nào khác.

    Hướng dẫn chăm sóc sau mổ sỏi thận 

    Mổ sỏi thận có nguy hiểm không cũng phụ thuộc vào việc bạn chăm sóc thế nào sau ca phẫu thuật. Hãy:

    • Để ý xem cơ thể có dấu hiệu nào bất thường không và thông báo với bác sĩ
    • Uống nhiều nước trong vài tuần để đẩy những mảnh sỏi còn sót lại ra ngoài theo dòng nước tiểu
    • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau trong vài ngày
    • Tái khám với bác sĩ theo lịch hẹn
    • Ăn uống đúng cách để mau hồi phục. Bạn có thể xem tại bài viết mổ sỏi thận nên ăn gì?

    Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc mổ sỏi thận có nguy hiểm không, cũng như tham khảo một số phương pháp khác giúp điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *