Bạn đang đọc: Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)
Nội Dung
Định nghĩa
Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?
Mỡ trong máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu) là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.
Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, chất béo còn cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong chất béo. Tuy nhiên, một lượng lớn chất béo có thể gây nên các bệnh về tim mạch, gây tiểu đường và béo phì.
Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là cholesterol và triglyceride. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.
Cholesterol
Cholesterol vận chuyển trong cơ thể một dạng gọi là lipoprotein. Có hai loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng LDL cholesterol.
Triglyceride
Triglyceride được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglyceride thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.
Những ai thường mắc phải mỡ trong máu?
Máu nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến. Nó dễ xảy ra ở những người có gia đình bị bệnh mỡ trong máu và ở người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường hay béo phì, hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu bia và thuốc lá cũng làm tăng khả năng bị mỡ trong máu.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể. Một số trường hợp hiếm sẽ có các khối u dưới da do mỡ tích tụ. Riêng đối với tăng triglyceride, nếu lượng chất béo này quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa và sốt.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn sẽ thực hiện kiểm tra nồng độ mỡ trong máu vào khoảng 20 tuổi và ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số cao hơn mức độ cho phép, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn có người bị mỡ trong máu, tiểu đường và bệnh tim, bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra mỡ máu nhiễm mỡ là gì?
Nguyên nhân chính của bệnh là do chế độ ăn uống và luyện tập không cân bằng, làm cho người bệnh tăng lượng chất béo hấp thụ. Mỡ trong máu còn là di truyền hoặc do sử dụng chất kích thích và gây nghiện.
Tuổi tác cũng là một phần nguyên nhân vì sau 20 tuổi, lượng cholesterol sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh, một trong số đó là:
- Chế độ ăn uống nhiều chất béo
- Ít tập thể dục
- Sử dụng chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia và thuốc lá
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)?
Tìm hiểu thêm: Răng nhiễm flo ở trẻ- Biện pháp xử lý hiệu quả là gì?
Điều trị mỡ trong máu gồm có hai bước:
Thay đổi cách sống
Bạn nên bắt đầu bằng một chế độ ăn cân bằng, ít chất béo và đường nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Từ bỏ việc hút thuốc và uống rượu bia, thêm vào đó là tập thể dục. Bạn có thể nhờ tư vấn của bác sĩ để tìm ra chế độ ăn và tập luyện phù hợp cho mình.
Sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng mỡ
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu. Các loại thuốc này sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch và thận. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh, triệu chứng nào khác hay dị ứng với bất kỳ thuốc nào.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ cholesterol-triglyceride và so sánh với các chỉ số ở người bình thường. Chỉ số cholesterol tối ưu là nhỏ hơn 200 mg/dL và triglyceride là nhỏ hơn 150 mg/dL. Các chỉ số này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính của bạn.
Để biết chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao, bạn có thể tham khảo bảng sau:
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?
>>>>>Xem thêm: Mỡ máu Tâm Bình có tốt không? Lưu ý dành cho người tăng lipid máu
Hãy nhớ rằng phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị máu nhiễm mỡ, bạn luôn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh trước khi bệnh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch
- Dùng dầu ăn giàu chất béo không bão hòa như dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu bắp (axit béo omega-6)
- Ăn cá (dầu cá chứa axit béo omega-3)
- Bỏ thuốc lá
- Giảm cân bằng thay đổi chế độ ăn kết hợp tập thể dục như đi bộ, đi dạo, đạp xe, bơi lội. Thời gian tập ít nhất 30 phút/ngày và 3-4 ngày/tuần.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.