Mối liên hệ giữa nhịp thở, trí nhớ và cảm giác sợ hãi

Mối liên hệ giữa nhịp thở, trí nhớ và cảm giác sợ hãi

Mối liên hệ giữa nhịp thở, trí nhớ và cảm giác sợ hãi

Ngày nay, một số chuyên gia đã phát hiện ra nhịp thở của một người có mối liên hệ mật thiết với trí nhớ cũng như cảm xúc sợ hãi của người đó.

Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa nhịp thở, trí nhớ và cảm giác sợ hãi

Khác với quan niệm thông thường của nhiều người, hít thở không chỉ đơn thuần liên quan đến việc cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể. Cụ thể hơn, nhịp thở có khả năng tác động đáng kể đến chức năng cũng như hoạt động của não bộ.

Các nhà khoa học đến từ trường Y khoa Feinberg, Đại học Northwestern là những người đầu tiên phát hiện rằng nhịp thở có thể tạo ra hoạt động điện não, từ đó giúp bạn tăng cường phán đoán theo cảm tính, đồng thời dễ dàng gợi lại ký ức.

Mặt khác, họ còn cho biết những ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào thời điểm đó bạn đang hít vào hay thở ra, thở bằng mũi hay bằng miệng.

Nhịp thở ảnh hưởng đến hoạt động não bộ như thế nào?

Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu, so với lúc đang thở ra, nếu bắt gặp một vật thể gây ấn tượng (ví dụ như khuôn mặt đáng sợ) khi đang hít vào, các tình nguyện viên sẽ nhanh chóng ghi nhớ và sau này dễ dàng nhận diện hơn. Tuy nhiên, kết quả trên chỉ đúng khi bạn hít thở bằng mũi.

Christina Zelano, trợ lý giáo sư thần kinh học tại Đại học Northwestern cho biết, một trong những phát hiện quan trọng của cuộc nghiên cứu này là sự khác biệt lớn về hoạt động của não ở vùng hồi hải mã cũng như hạch hạnh nhân (amygdala) giữa hai trạng thái hít và thở.

Cụ thể hơn, động thái hít vào sẽ kích thích tế bào thần kinh ở vỏ khứu giác, hạch hạnh nhân và hồi hải mã. Đây là những “nhân sự” trong hệ thống Limbic, còn gọi là hệ viền. Bộ phận này chịu trách nhiệm:

  • Lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn
  • Kiểm soát khả năng định hướng trong không gian

Phát hiện đầu tiên về sự tác động của việc hít thở đến hoạt động não bộ

Tìm hiểu thêm: Rong nho: Cách ăn, bảo quản và 8 tác dụng tuyệt vời

Mối liên hệ giữa nhịp thở, trí nhớ và cảm giác sợ hãi

>>>>>Xem thêm: 12 điều bạn nên thuộc nằm lòng khi sử dụng lò vi sóng

Các hoạt động não bộ có thể thay đổi dưới sự tác động của nhịp thở.

Thực tế, sự khác biệt trong hoạt động não bộ lại được phát hiện lần đầu tiên khi các chuyên gia tại đây nghiên cứu 7 đối tượng là người bị động kinh chuẩn bị phẫu thuật.

Một tuần trước khi ca mổ diễn ra, bác sĩ điều trị đã đưa điện cực vào não của họ nhằm xác định nguồn gốc cơn động kinh. Các tín hiệu điện được ghi lại cho thấy hoạt động của não dao động theo từng nhịp thở.

Phát hiện này khiến các nhà khoa học đặt ra giả thiết liệu chức năng nhận thức ở những vùng não trên, đặc biệt quá trình xử lý nỗi sợ cũng như ghi nhớ có thể ảnh hưởng bởi nhịp thở hay không.

Mối liên hệ giữa nhịp thở và cảm giác sợ hãi

Một trong những vai trò của hạch hạnh nhân là xử lý cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi.

Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này, các nhà khoa học đã chuẩn bị nhiều hình ảnh có gương mặt mang biểu cảm sợ hãi hoặc bất ngờ. Tiếp theo, họ yêu cầu 60 tình nguyện viên phải nhanh chóng mô tả hình ảnh đang được trình chiếu có khuôn mặt sợ hãi hay bất ngờ. Bên cạnh đó, nhịp thở cũng như thời gian xác định của những người này sẽ được ghi lại.

Kết quả cuối cùng cho thấy, khi tình nguyện viên hít vào, thời gian xác định khuôn mặt có biểu cảm sợ hãi của họ dường như ngắn hơn đáng kể so với lúc họ thở ra. Tuy nhiên, kết quả này lại không khớp với trường hợp khuôn mặt mang biểu cảm bất ngờ.

Tuy nhiên, “hiệu ứng” trên có xu hướng giảm dần khi những tình nguyện viên đó làm lại thí nghiệm tương tự nhưng thay đổi cơ chế hít thở qua miệng thay vì mũi.

Sợi dây liên kết giữa khả năng ghi nhớ và nhịp thở

Trong một thí nghiệm nhằm đánh giá chức năng bộ nhớ, vốn gắn liền với hồi hải mã, các tình nguyện viên đã quan sát và ghi nhớ những hình ảnh vật thể trên màn hình máy tính trong một khoảng thời gian quy định. Sau đó, họ được yêu cầu mô tả lại những gì mình đã nhìn thấy.

Theo kết quả ghi nhận, việc lưu giữ những gì bản thân đã nhìn thấy diễn ra hiệu quả hơn khi bạn bắt gặp chúng vào thời điểm đang hít vào.

Giả thiết về phản ứng hít thở nhanh khi gặp nguy hiểm

Một số chuyên gia cho rằng những phát hiện trên đã củng cố thêm cho giả thiết hít thở nhanh có thể hữu ích khi bạn rơi vào tình huống nguy hiểm.

Khi trạng thái hoảng loạn diễn ra, nhịp thở của bạn có xu hướng nhanh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số lần hít vào trong lúc này sẽ nhiều hơn so với lúc bạn ở trạng thái bình thường. Do đó, phản ứng của cơ thể đối với nỗi sợ hãi sẽ càng tác động tích cực đến não, từ đó giúp bạn phản ứng nhanh hơn với những kích thích nguy hiểm từ bên ngoài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *