Mụn cám là những nốt mụn nhỏ, mọc ở lỗ chân lông và thường có màu đen hoặc trắng. Những nốt mụn li ti trên trán tuy không gây đau như mụn bọc nhưng chúng là thủ phạm khiến làn da xỉn màu và sần sùi. Mụn cám xuất hiện ở mọi vị trí trên da nhưng thường thấy nhất là ở vùng trán. Vì sao mụn cám tập trung nhiều nhất ở khu vực này và cách đối phó với mụn cám ở trán ra sao?
Bạn đang đọc: Mụn cám ở trán: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nội Dung
Nguyên nhân gây mụn cám ở trán
Thay vì bị đào thải ra ngoài, các tế bào chết bị mắc kẹt trong da, cộng với bụi bẩn và dầu thừa tích tụ lâu ngày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc, một số loại vi khuẩn có hại sẽ ngày càng phát triển và từ đó sinh ra những nốt mụn li ti ở trán .
Dấu hiệu để bạn nhận biết lỗ chân lông của mình có bị tắc hay không chính là sự hiện diện của những nốt mụn đầu trắng, mụn đầu đen và đặc biệt là mụn cám. Trán là khu vực da đổ nhiều dầu, lại dễ gặp kích ứng với các sản phẩm dùng cho tóc nên rất nhạy cảm, dẫn tới việc hình thành mụn cám nhiều hơn so với các vùng da khác.
Ngoài dầu thừa và tế bào chết, các yếu tố môi trường cũng góp phần làm lỗ chân lông bị tắc. Những yếu tố này bao gồm độc tố trong không khí, cặn trang điểm còn sót lại, vi khuẩn từ tay truyền lên da mặt và mồ hôi. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng mụn cám ở trán, việc đầu tiên bạn cần làm là làm thông thoáng lỗ chân lông, không cho vi khuẩn gây mụn có cơ hội hoành hành.
Cách trị mụn cám ở trán hiệu quả, dễ thực hiện
Làm sạch da mặt
Rửa mặt sạch 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc làn da bị mụn cám. Bạn hãy chọn loại sữa/gel rửa mặt chứa các thành phần tự nhiên, chẳng hạn như nano curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E giúp làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.
Lưu ý cho bạn là dù vùng da trán có đổ dầu nhiều cũng không nên rửa mặt quá nhiều lần (tối đa 3 lần/ngày), kẻo gây kích ứng khiến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra, đừng dùng khăn mặt chà xát để tránh làm tổn thương da. Thay vì vậy, hãy rửa bằng nước nhẹ nhàng rồi dùng khăn giấy/khăn mềm thấm khô.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách làm sạch da mặt bị mụn giúp giảm thâm, mau lành
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tìm hiểu thêm: Biến chứng thần kinh hậu COVID-19: Nắm bắt sớm để đi khám kịp thời!
Thuật ngữ “tẩy tế bào chết” được sử dụng để mô tả phương pháp điều trị làm sạch da và loại bỏ các tế bào da chết. Nhờ đó, lỗ chân lông được làm sạch hoàn toàn – nền tảng cho làn da sạch mụn.
Có nhiều cách để tẩy da chết như sử dụng than hoạt tính, bã cà phê, bùn khoáng hoặc muối biển. Một số sản phẩm chứa axit alpha hydroxy AHA (như axit glycolic), axit beta hydroxy (như axit salicylic), retinol hoặc enzyme cũng được dùng để làm sạch lỗ chân lông. Tuy nhiên, trước khi thực hiện tẩy da chết hóa học, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tần suất để tẩy da chết được khuyến nghị là khoảng 1 lần/tuần.
Xông hơi
Đây là bước điều trị căn bản đối với làn da có nhiều mụn cám ở trán. Bạn nên bắt đầu chuẩn bị một chậu nước nóng (thêm vào đó một số loại thảo dược như sả, chanh…), cúi mặt xuống và trùm khăn qua đầu. Sau khoảng 10 phút, lỗ chân lông dần được mở ra, đẩy mụn cám lên khỏi bề mặt da để bạn có thể lấy nhân mụn dễ dàng. Nếu không muốn thực hiện thủ công, bạn có thể mua máy xông hơi mặt để sử dụng đều đặn.
Dụng cụ dùng để lấy mụn cám cần được khử trùng tuyệt đối. Bạn cũng phải rửa tay sạch trước khi lấy mụn. Lưu ý là chỉ nặn những nốt mụn đã già và nhìn thấy nhân.
Không chỉ đẩy nhanh nhân mụn, biện pháp xông hơi còn nhằm một mục đích khác: giúp lỗ chân lông thoáng sạch để thẩm thấu tối ưu dưỡng chất từ các bước chăm sóc da về sau như đắp mặt nạ và kem dưỡng ẩm. Đó là lý do bạn thường được khuyên nên xông hơi rồi mới đắp mặt nạ.
Đắp mặt nạ
Vì mụn trứng cá không khó trị, nên hầu hết mọi người đều chọn cách trị mụn cám ở trán với nguyên liệu tự nhiên. Đắp mặt nạ 2-3 lần/tuần bằng hỗn hợp tự chế, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được mụn cám, trả lại cho da vẻ sáng khỏe và mịn màng.
Một số loại mặt nạ dành riêng cho làn da bị mụn cám là mặt nạ dưa chuột, mặt nạ cà chua, mặt nạ yến mạch, mặt nạ sữa chua…
Cách trị mụn ở trán nhờ sử dụng miếng lột mụn
Những miếng lột mụn cám được bày bán rất nhiều trên thị trường. Các sản phẩm này có hình dạng và kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào vùng khuôn mặt bạn muốn lột mụn cám. Dưới bề mặt của chúng là chất kết dính, khi dán lên da sẽ hút sạch mụn cám, da chết, bụi bẩn, dầu thừa… Miếng lột mụn khá dễ sử dụng, nhưng nếu da bạn là làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng, hãy cẩn thận khi dùng các miếng lột mụn cám. Và không nên lạm dụng lột mụn cám thường xuyên vì sẽ gây viêm viêm nhiễm và khiến da ửng đỏ.
Nếu không muốn sử dụng miếng lột mụn vì sợ hóa chất kích ứng, bạn có thể tự chế hỗn hợp để lột mụn tại nhà. Chúng sẽ có thành phần từ tự nhiên 100% nên an toàn với mọi loại da. Các nguyên liệu thường được tin dùng là trứng gà, bột gelatin, khoai tây…
>>> Bạn có thể quan tâm: Dùng mặt nạ lột mụn để làm sạch mụn cám: Nên hay không?
Thoa kem trị mụn
>>>>>Xem thêm: Tập thể dục trước khi ngủ có tốt không?
Sau khi làm sạch da mặt, bạn cần thoa sản phẩm trị mụn để trị mụn cám ở trán, đồng thời ngăn ngừa sẹo mụn. Tốt nhất nên chọn sản phẩm chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như nghệ, tinh chất hành tây đỏ, vitamin E và lô hội. Curcumin dạng nano có trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn và làm mờ sẹo; tinh chất hành tây đỏ giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lõm; vitamin E và lô hội đem lại khả năng dưỡng ẩm, giúp da sáng khỏe và chống oxy hóa.
Mụn cám “kỵ” chất gì?
1. Baking soda
Nhiều người có thói quen chăm sóc da tự nhiên hoặc tại nhà có thể khuyên bạn trộn baking soda với sữa rửa mặt hoặc nước. Song, bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi làm việc này, bởi baking soda sẽ làm khô và kích ứng da. Đó là do độ pH của baking soda có tính kiềm quá cao đối với da mặt, nên khi thoa lên da sẽ lột bỏ hàng rào tự nhiên của da, khiến da dễ bị tác động bởi các tác nhân môi trường.
2. Chanh
Bạn thường nghe nói: “Chanh giúp làm khô mụn cám và ngăn ngừa sẹo mụn”. Thế nhưng hãy cẩn thận vì chanh có tính axit cao. Thoa trực tiếp nước cốt chanh lên da có thể làm thay đổi độ pH tự nhiên của da, dẫn đến tình trạng da khô, và khiến da kích ứng.
Thay vì thoa trực tiếp, bạn nên pha nước chanh để uống hàng ngày. Nước chanh giúp hydrat hóa làn da và cung cấp cho bạn một liều chất chống oxy hóa lành mạnh ngay từ bên trong.
>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách trị mụn cám ở mũi đơn giản, áp dụng được ngay!
Ngăn ngừa mụn cám ở trán
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị mụn cám, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để ngăn ngừa mụn quay lại:
- Cẩn trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Cần thoa thử lên vùng da tay trước khi sử dụng trên mặt. Ưu tiên chọn mỹ phẩm có chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên.
- Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường, thoa kỹ hơn ở phần trán bởi đây là vùng da không được che chắn hoàn toàn bằng mũ hay khẩu trang. Nếu có thể, bạn nên chọn loại kem chống nắng có thành phần giảm mụn, không chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông.
- Không lạm dụng mỹ phẩm trang điểm để che mụn. Nếu bắt buộc phải make-up, cần đảm bảo loại mỹ phẩm bạn chọn không chứa dầu và tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ.
- Chú trọng chế độ ăn giàu chất xơ (có trong rau xanh và trái cây), hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường cũng như tinh bột. Không sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Không thức khuya quá 23h, ngủ từ 7-8 giờ/ngày.
- Tránh xa stress, căng thẳng. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Bài viết trên đã giúp bạn biết cách trị mụn trên trán cũng như các biện pháp ngăn ngừa những nốt mụn này quay trở lại. Thực hiện theo các bước chăm sóc da mụn mà Kenshin.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn mau chóng sở hữu làn da sạch mụn và mịn màng không tì vết!