Mụn trứng cá là vấn đề về da thường gặp, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Các loại mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen đến những trường hợp mụn bọc, viêm tấy đỏ khắp mặt. Điều trị mụn không phải chuyện đơn giản, cần có sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra, tuân thủ điều trị và kiên nhẫn cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mau cải thiện tình trạng bệnh trứng cá.
Bạn đang đọc: Mụn trứng cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ tuyến bã nhờn đến lỗ chân lông được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), mụn đỏ sưng tấy (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.
Các loại mụn trứng cá thường gặp
Các loại mụn trên mặt sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, xấu hổ về ngoại hình. Vậy có mấy loại mụn trứng cá phổ biến? Sau đây là 6 loại mụn trứng cá mà nhiều người hay gặp phải:
1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là những nốt mụn trứng cá được mở ở bề mặt da. Những nốt mụn này chứa đầy dầu thừa và tế bào da chết. Màu của mụn không phải là bụi bẩn khiến cho mụn biến thành đen. Màu đen là kết quả của sự phản xạ bất thường của ánh sáng đến từ các nang lông bị tắc. Mụn đầu đen thường xuyên có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn.
2. Mụn đầu trắng
Loại mụn này xuất hiện khi dầu thừa cùng với tế bào chết và vi khuẩn tích tụ làm tắc lỗ chân lông. Do lỗ chân lông đã đóng nên các tế bào chết và vi khuẩn đi xuống dưới bề mặt da rồi đội da lên, tạo nên mụn đầu trắng và làm da sần sùi. Loại mụn này thường không gây viêm và dễ kiểm soát. Nhiều loại thuốc không kê đơn tương tự điều trị mụn đầu đen cũng có hiệu quả chống lại mụn đầu trắng.
3. Mụn sần
Các mụn sần là những loại mụn trứng cá bị viêm, tạo thành những vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Loại mụn này có thể nhạy cảm với cảm ứng. Nặn mụn hoặc bóp có thể làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn và dẫn đến sẹo mụn. Một số lượng lớn các nốt sần có thể cho thấy tình trạng mụn trứng cá đang từ mức trung bình đến nặng.
4. Mụn bọc
Một trong các dạng mụn trứng cá phổ biến mà bạn có thể đang mắc phải đó chính là mụn bọc. Mụn bọc thường sưng đỏ, kích thước lớn và đôi khi gây đau nếu sờ tay vào. Bên cạnh đó, mụn bọc hình thành khi nang lông bị vỡ ở đáy và đẩy bề mặt da.
5. Mụn mủ
Hình ảnh mụn trứng cá dạng mủ
Mụn mủ là một trong các loại mụn viêm khác. Chúng giống như một cái đầu trắng với một vòng màu đỏ xung quanh vết sưng. Các vết sưng thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Bạn nên tránh chọc thủng hoặc bóp mụn mủ. Điều đó có thể gây ra sẹo hoặc đốm đen phát triển trên da làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
6. Mụn dạng nang, mụn bọc
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm eGFR là gì? Hiểu để nắm rõ tình trạng thận của mình
Bên cạnh tất cả các loại mụn trên, mụn dạng nang xảy ra khi tình trạng viêm trở nên trầm trọng. Nó có dạng như túi kín chứa đầy chất lỏng, mủ… và giống như những hạt đậu lớn dưới bề mặt của da.
Những ai thường bị mụn trứng cá?
Mụn trứng cá là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ vị thành niên và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên đôi khi người lớn, đặc biệt là phụ nữ, vẫn có thể bị mụn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những triệu chứng và dấu hiệu của mụn trứng cá là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cả phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Một cách nhận biết mụn trứng cá bao gồm:
- Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín;
- Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
- Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
- Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
- Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
- Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ và thường rất đau.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn trứng cá đỏ và những điều bạn cần biết
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Điều trị mụn tại nhà hơn 3 tháng mà không có kết quả;
- Mụn vẫn còn tồn tại hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu;
- Nổi mụn trứng cá sau khi uống thuốc mới theo toa thuốc của bác sĩ;
- Có triệu chứng dị ứng sau khi điều trị tại nhà như khó thở, thở đứt quãng, sưng ở mắt, mặt, môi, lưỡi. Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy dừng ngay thuốc đang dùng và gọi cấp cứu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân mụn trứng cá là gì?
Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn trứng cá có thể là do hormone testosteron ở cả nam và nữ tăng trong quá trình dậy thì và kích thích tuyến dầu ở da. Ở thanh thiếu niên, tuyến nhờn bắt đầu tiết ra nhiều dầu khiến cho da bị nhờn, nhưng ở một số người lượng dầu này bị chặn bởi lỗ chân lông mở. Nguyên nhân gây mụn trứng cá chính là do vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Nam thường có da dầu nhiều hơn nữ và cũng sẽ bị mụn nặng hơn.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn trứng cá?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, bao gồm:
- Thay đổi hormone: lượng hormone sinh dục hay còn gọi là androgen tăng cao ở độ tuổi dậy thì sẽ làm chất nhờn tiết ra quá nhiều. Androgen cũng tăng trong quá trình mang thai. Trong một số thuốc tránh thai cũng chứa chất giống androgen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai.
- Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá: bạn có nguy cơ cao bị mụn trứng cá nếu bạn đang dùng thuốc chứa corticosteroid, androgen hoặc lithium.
- Tiền sử gia đình: di truyền cũng là yếu tố tác động đến việc hình thành mụn. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn.
- Dầu mỡ: bạn có thể bị mụn khi làm việc trong khu vực nhiều dầu mỡ như chiên rán trong nhà bếp.
- Da tiếp xúc hoặc bị đè mạnh bởi các vật dụng như: điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng đai chặt hoặc ba lô.
- Căng thẳng: stress thường không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đang bị mụn, căng thẳng có thể khiến mụn nặng hơn.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mụn trứng cá?
Thông thường bác sĩ chỉ thực hiện soi và kiểm tra da. Thỉnh thoảng có thể tiến hành thử máu để giúp bạn chọn ra loại thuốc tốt nhất và giám sát tác dụng phụ khi điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mụn trứng cá?
Phương pháp điều trị mụn trứng cá tuỳ thuộc vào loại mụn và tình trạng mụn của bạn nặng hay nhẹ. Đôi lúc bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị hiệu quả nhất và tránh tình trạng “lờn” thuốc do vi khuẩn trong mụn đã kháng thuốc. Bạn có thể trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc đặc trị và thuốc uống.
Đối với mụn trứng cá nhẹ (mụn đầu trắng, mun đầu đen hoặc mụn đỏ nhỏ), những phương pháp trị mụn bao gồm:
- Rửa mặt nhẹ với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, độ pH thấp
- Bôi kem chứa benzoyl peroxide
- Bôi kem chứa axit salicylic
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc ngoài da mạnh hơn. Bạn cũng có thể dùng kem chứa chất kháng sinh hoặc thử các loại thuốc bôi làm giãn lỗ chân lông.
Đối với mụn đỏ, sưng và nghiêm trọng hơn, bạn có thể:
- Bôi benzoyl peroxide
- Nhờ bác sĩ lấy mủ nếu là mụn mủ, mụn bọc
- Bôi kem hay thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ
- Bôi retinoids theo toa của bác sĩ
- Bôi axit azelaic
- Uống thuốc kháng sinh hay retinoids (như isotretinoin) theo toa của bác sĩ. Đây là cách trị sau cùng bác sĩ đưa ra cho bạn nếu các cách trên không hiệu quả vì retinoids và thuốc kháng sinh có tác dụng phụ rất mạnh. Bạn không nên uống thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
Có rất nhiều trường hợp người bị mụn trứng cá gây viêm da do hormone trong cơ thể gây ra (mụn trứng cá tuổi dậy thì hoặc nữ giới đến kỳ kinh nguyệt). Đối với những trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể chỉ định dùng một loại thuốc ngừa thai dạng uống (một số thuốc tránh thai làm giảm lượng androgen, hormone sinh dục kích thích mụn trứng cá) hoặc loại thuốc có tên là spironolactone để ngăn ngừa mụn.
Mụn viêm sâu như mụn bọc và mụn nang thường để lại sẹo. Do đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh ngay từ đầu để tránh mụn sưng to nhiều hơn, đồng thời kết hợp các liệu pháp khác. Có nhiều phương pháp để xóa sẹo như liệu pháp laser trị sẹo lõm hoặc bôi thuốc cho sẹo lồi nhỏ và tiểu phẫu cho sẹo lồi lớn.
Ngoài ra, còn có các biện pháp trị mụn khác như:
- Liệu pháp tiêm là một kỹ thuật sử dụng kim hoặc ánh sáng để đưa hóa chất và chất chống oxy hóa trực tiếp vào lỗ chân lông. Điều này nhằm giảm lượng chất nhờn tiết ra và kích thích các tế bào da mới phát triển.
- Mài mòn và siêu mài mòn da là phương pháp điều trị loại bỏ các tế bào da chết, giúp thúc đẩy da mới phát triển và ngăn chặn lỗ chân lông khỏi bị tắc.
- Lột da bằng hóa chất cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các tế bào da chết và ngăn chặn lỗ chân lông bị tắc. Một số hóa chất được sử dụng phổ biến là axit glycolic và axit salicylic.
>>> Bạn có thể quan tâm: 3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của mụn trứng cá?
>>>>>Xem thêm: Con kém thông minh do mẹ bầu dùng cam thảo
Mụn trứng cá của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết những cách cơ bản chăm sóc da và bản thân dưới đây:
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 1.5 lít/ngày) sẽ giúp chất nhờn dưới da dễ bài tiết hơn và cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bạn. Hãy đảm bảo bạn có chế độ ăn cân bằng với nhiều trái cây, rau và thịt nạc, nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường và thực phẩm chiên. Bạn hãy uống nhiều nước và nước ngọt ít gas như soda. Khi bị căng thẳng, bạn nên hoạt động thể chất bằng việc đi bộ buổi sáng trước khi đi làm hoặc đi bơi vào buổi tối.
- Rửa mặt nhẹ nhàng không quá 2 lần/ngày. Theo Viện nghiên cứu da liễu Hoa Kỳ, việc rửa mặt quá thường xuyên sẽ khiến da nhạy cảm khó chịu và gây mụn mọc không kiểm soát. Hãy dùng đầu ngón tay rửa mặt với nước ấm mỗi sáng và tối. Bạn cũng có thể rửa mặt với sữa rửa mặt dạng nhẹ sau khi tập luyện để diệt khuẩn và sạch mồ hôi.
- Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ: Điều này giúp các hormone không bị rối loạn.
- Giữ tay sạch để tránh lây vi khuẩn và chất bẩn từ tay vào mụn, khiến mụn càng nặng hơn.
- Dùng thuốc hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi vừa rửa mặt hoặc tắm xong, bạn cần đợi 15 phút rồi hãy mới thoa thuốc lên da, bởi vì làn da ẩm ướt sẽ hấp thụ nhiều thuốc hơn, do đó dễ dàng khiến da bạn khó chịu.
- Tránh những chất gây kích ứng mụn như mỹ phẩm không hợp với da và kem che khuyết điểm. Bạn nên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng và dầu gội đầu không chứa dầu (oil free) và trên nhãn có ghi không gây mụn.
- Nếu bạn bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất là không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Bạn nên dùng kem chống nắng không chứa dầu – đó là các sản phẩm có in “không chứa các thành phần gây bít lỗ chân lông” hoặc “không gây mụn” (noncomedogenic hoặc nonacnegenic).
- Đừng tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ. Điều này rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm, để lại sẹo nghiêm trọng về sau. Bác sĩ sẽ lấy mụn cho bạn khi cần.
- Kiểu tóc gọn gàng. Bạn nên để kiểu tóc không phủ xuống mặt hoặc che trán, đặc biệt nếu có làn da dầu. Nếu bạn đội nón hay mang khăn choàng, đừng mặc quá chặt để tránh gây bí da.
- Che chắn vùng da mụn. Khi đi ra ngoài, bạn nên che vùng bị mụn lại bằng băng keo cá nhân để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn trong môi trường bám vào mụn. Đối với một số mụn lớn, tình trạng da khô có thể làm chậm quá trình lành mụn. Vì vậy, bạn nên cung cấp độ ẩm cho vùng mụn để nhanh hồi phục và thay băng vùng mụn hằng ngày mỗi 3 – 4 giờ. Sử dụng thuốc trị mụn phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
- Thăm khám bác sĩ. Bạn nên đi khám da liễu nếu mụn trở nên nặng hơn hoặc để lại sẹo dù đã được điều trị.
Điều trị mụn cần nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và mất tự tin thì bạn nên đi khám và điều trị lâu dài tại các bác sĩ da liễu uy tín. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ.
Tùy theo cơ địa và tình trạng mụn mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Tình trạng da mụn trứng cá dạng nhẹ hoặc vừa thường được điều trị trong thời gian hơn 4 − 8 tuần theo một chế độ sinh hoạt đặc biệt. Bạn cần phải kiên trì thực hiện hết liệu trình, sau đó bắt đầu điều trị sạch da để ngừa tình trạng mụn mọc không kiểm soát.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chuyên gia mách bạn 10 cách trị mụn trứng cá tại nhà cực hiệu quả
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp mụn trứng cá là gì, cũng như một số cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.