Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Hầu hết mọi người khi bị nấc cụt sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt liên tục cả ngày sẽ gây khó chịu cho người mắc phải. Khi đó, bạn có thể thử một vài cách chữa nấc cụt kéo dài tại nhà để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.

Bạn đang đọc: Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Thông thường, cơ hoành (cơ nằm giữa phổi và dạ dày, ngăn cách khoang ngực và khoang bụng) hạ xuống khi bạn hít vào, sau đó thả lỏng và nâng lên nhằm đẩy không khí từ phổi ra ngoài qua hoạt động thở ra.

Nếu có tác nhân nào đó kích thích cơ hoành gây co thắt, khiến không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và bạn sẽ tạo ra tiếng nấc cụt.

Nấc cụt là hiện tượng bình thường, nhưng nếu bị nấc cụt kéo dài thì có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nấc bị nấc liên tục là bệnh gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Nấc cụt liên tục là bệnh gì?

Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân không đáng ngại

Nấc cụt bình thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do thay đổi cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, dây thần kinh kết nối não với cơ hoành bị kích thích.

Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn đến nấc cụt phổ biến bao gồm:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức
  • Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn
  • Căng thẳng (stress)
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Nuốt nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống, ví dụ như nhai kẹo cao su hoặc vừa ăn vừa nói chuyện…
  • Nguyên nhân gây nấc cần lưu ý

    Một vài trường hợp đặc biệt, nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài là do:

    • Các dây thần kinh nối với cơ hoành bị tổn thương. Thủ phạm có thể là do màng nhĩ bị chạm phải, đau họng hay xuất hiện khối u, bướu cổ, u nang ở cổ…
    • Bị nấc cụt nhiều lần trong ngày cũng có thể do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương như viêm não hoặc viêm màng não, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường hoặc suy thận.
    • Thuốc steroid và một số thuốc an thần đôi khi cũng gây ra nấc kéo dài.
    • Một số thủ thuật, nhất là các quy trình có sử dụng thuốc gây mê đều khiến bạn dễ bị nấc cụt.

    Tìm hiểu thêm: Bật mí 6 cách làm bánh sữa chua vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho bé

    Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

    Bị nấc cụt nhiều ngày là bệnh gì? Nếu bị nấc cụt nhiều ngày và mỗi lần nấc kéo dài hơn so với thông thường thì bạn cần cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một số bệnh lý.

    Sau đây là một vài căn bệnh tiềm ẩn đằng sau hiện tượng nấc cụt kéo dài kèm theo triệu chứng mà bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm.

    Viêm dạ dày/ruột

    Nấc cụt kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau quặn bụng và bị sốt, bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiêu hóa do viêm dạ dày hoặc ruột.

    Bị nấc cụt liên tục là bệnh gì? Rối loạn tiêu hóa

    Nấc nhiều kèm theo hiện tượng chướng bụng, khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, phân lỏng là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể không tiêu hóa được.

    Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống như: không uống đồ uống có ga, nước ngọt, đồ muối chua; ăn nhiều rau và giảm các đồ ăn chiên, rán.

    Suy thận

    Nghe có vẻ lạ nhưng nấc cụt kéo dài đôi khi cũng cảnh báo suy thận, do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu đúng cách.

    Khi suy thận tiến triển, trên cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như: phù mặt và hai chân, da tái xanh vì thiếu máu…

    Ung thư phổi

    Những tế bào ung thư phát triển trong phổi có thể gây ra hiện tượng nấc cụt liên tục kèm theo ho, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực. Những người hút thuốc lá nếu gặp tình trạng này nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

    Cách chữa nấc cụt kéo dài

    Nấc cụt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

    >>>>>Xem thêm: Bệnh dại lây qua đường nào? Giải đáp nhanh 5 hiểu lầm về bệnh dại

    Hiểu rõ nguyên nhân nấc cụt kéo dài sẽ giúp bạn có biện pháp giảm thiểu triệu chứng khó chịu này. Mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh những cách dưới đây có hiệu quả cắt cơn nấc cho mọi trường hợp, nhưng bạn có thể thử:

    • Nín thở và nuốt nước bọt 3 lần
    • Hít thở vào một cái túi giấy kín
    • Uống một ly nước đầy bằng một hơi liên tục
    • Nuốt 1 muỗng cà phê đường
    • Lè lưỡi hết cỡ trong vòng 5 giây
    • Súc miệng bằng nước
    • Cắn một miếng chanh hoặc nếm đồ chua như giấm

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những việc sau khi bị nấc cụt:

    • Không uống rượu, bia hay đồ uống có ga, nước nóng
    • Không nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc, chúng khiến bạn “nuốt” phải nhiều khí hơn
    • Không ăn thức ăn quá cay
    • Không nên ăn quá nhanh
    • Không ăn đồ quá lạnh sau khi vừa thưởng thức một món nóng.

    Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân nấc cụt liên tục là do bệnh lý. Vì vậy, nếu bạn đã bị nấc hơn 2 ngày hay tình trạng nấc nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến việc ăn, thở, ngủ bình thường, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để tìm cách điều trị chúng.

    Ngoài ra, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với nấc như:

    • Đau dạ dày
    • Sốt
    • Khó thở
    • Nôn mửa
    • Ho ra máu

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *