Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

Nấm rơm (còn gọi là nấm mũ rơm) không chỉ là một loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy tác dụng của nấm rơm là gì, nấm rơm nấu gì ngon và bảo quản như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế, thành phần dinh dưỡng của nấm rơm trong 100g phần ăn được chứa:

  • Năng lượng: 57 KCal
  • Nước: 87.9g
  • Protein: 3.6g
  • Glucid (Carbohydrate): 3.4g
  • Lipid (Fat): 3.2g
  • Chất xơ: 1.1g
  • Đường (Sugar): 0g
  • Vitamin: Vitamin B1 (0.12mg), Vitamin B2 (0.33mg), Vitamin C (2mg), Vitamin PP (9.1mg)…
  • Khoáng chất: Calci (28mg), Sắt (1.20mg), Phospho (80mg)…

Có thể bạn quan tâm: Thành phần dinh dưỡng của thịt bò

Tác dụng của nấm rơm đối với sức khỏe

Nấm rơm giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các loại vitamin trong nấm rơm rất có lợi cho hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nấm chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương, vết loét.

Nấm rơm tốt cho hệ tim mạch

Nấm rơm chứa kali và đồng. Kali có khả năng duy trì ổn định chức năng mạch máu. Trong khi đó, đồng có đặc tính chống vi khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm các cơ quan nội tạng.

Ngoài ra, tiêu thụ nấm còn giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng cao protein lành mạnh trong nấm có thể đốt cháy cholesterol.

Tác dụng của nấm rơm: Ngăn ngừa ung thư

Nấm giúp ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Axit linoleic liên hợp trong nấm giúp giảm tác động của hormone estrogen, ngăn nội tiết tố này tăng quá cao, giảm nguy cơ ung thư vú. Một hợp chất khác có trong nấm là beta-glucans góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, nấm rơm cũng chứa selen – có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.

Thực phẩm có lợi cho người bị tiểu đường

Nấm rơm chứa ít carbohydrate và chất béo. Bên cạnh đó, nấm rơm cũng có lợi cho hoạt động của gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, có thể giúp tăng sản sinh insulin ở mức thích hợp.

Hỗ trợ giai đoạn tăng trưởng

Nấm rơm có hàm lượng protein khá cao. Trong khi đó, cơ thể cần protein để tăng trưởng, duy trì mô và nhiều chức năng quan trọng khác. Do đó, tiêu thụ nấm sẽ giúp ích cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

Tăng cường sức khỏe xương

Nấm rơm chứa nhiều canxi, đồng thời cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất. Cả hai chất này đều rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Bổ sung nấm rơm trong khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh xương khớp.

Ngoài các lợi ích trên, nấm rơm còn có công dụng giải nhiệt, ngừa thiếu máu, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, béo phì, suy nhược cơ thể…

Có thể bạn quan tâm: Giá trị dinh dưỡng trong yến mạch và các tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Cách chế biến nấm rơm

Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

Nấm rơm là nguyên liệu rất dễ kiếm và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. 

Hướng dẫn chọn mua và sơ chế

Để thực hiện món ăn thành công, việc lựa chọn nguyên liệu và sơ chế đóng vai trò quan trọng.

  • Đối với nấm tươi, bạn nên chọn loại nấm chưa nở hết, có mũ tròn, lúc bóp nhẹ vẫn còn cứng, không mềm nhũn. Nấm mua về được cạo sạch bụi bẩn và cắt bỏ phần gốc, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 20 phút rồi xả lại 2 lần với nước sạch.  
  • Đối với nấm khô, bạn cần quan sát hình dạng, màu sắc và mùi của nấm trước khi mua để chọn được loại ngon và mới. Tránh mua nấm để lâu hoặc có mùi mốc. Sau khi mua, đem ngâm nấm vào nước muối pha loãng rồi cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

Nấm rơm nấu gì ngon?

Có nhiều cách chế biến nấm khác nhau, gồm cả món chay và món mặn. Nấm rơm đã sơ chế thường dùng để xào chung với thịt heo, thịt bò, bạch tuộc, nấm rơm xào tỏi, nấm rơm xào xả ớt… Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng để nấu canh, nấu cháo, nấu súp… hoặc nấm rơm kho thịt ba chỉ, nấm rơm kho tiêu xanh, nấm rơm chiên xù…

Lúc chế biến, bạn nên dùng nồi/ chảo có kích thước lớn để nấm tiếp xúc đều với nhiệt và nhanh chín. Nên dùng lửa lớn hoặc điều chỉnh bếp ở nhiệt độ cao để nấm thoát nước nhanh, chín đều. Đồng thời, hãy dùng lượng dầu ăn vừa phải và không cắt nấm quá vụn để món ăn không bị cháy, trông đẹp mắt hơn.

Một số món ăn từ nấm rơm có công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh, chẳng hạn:

  • Chữa suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 150g nấm rơm tươi, 20 quả trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút, gừng, hành. Dùng các nguyên liệu này làm thành món xào hoặc nấu canh, nêm vừa ăn. Mỗi tuần ăn 2 lần, duy trì trong 3 tháng.
  • Giải cảm: Người mới bị cảm hoặc sau ốm dậy có thể ăn cháo gồm nấm rơm, thịt bò, cà rốt, thêm hành, ngò, tiêu để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chữa vết lở loét: Chuẩn bị 60g nấm rơm tươi và 60g nấm đầu khỉ. Cả hai loại nấm được làm sạch, thái miếng vừa ăn và làm thành món xào. Dùng trong 7 – 10 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng 100g nấm rơm tươi và 50g đậu phụ nấu canh cho các bữa ăn. Bệnh nhân ung thư nên ăn thường xuyên món canh này trong các đợt hóa xạ trị.
  • Tăng cường sinh lý nam: 100g nấm rơm, 50g tôm nõn, 30g rau dền. Dùng các nguyên liệu này nấu canh hoặc làm món xào dùng trong bữa ăn hàng ngày, 10 – 15 ngày/ tháng.

Cách bảo quản nấm rơm

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong, cách ngâm và cách uống

Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản

>>>>>Xem thêm: Bệnh lậu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Cách dễ nhất là bảo quản nấm tươi trong tủ lạnh. Đối với cách này, bạn có thể giữ nấm được khoảng 4 ngày. Nấm mua về làm sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10 – 15 độ C.

Cách thứ hai, bạn có thể phơi/ sấy khô nấm. Với cách này, bạn có thể bảo quản nấm lên đến 6 tháng. Nấm mua về rửa sạch, chẻ làm đôi. Sau đó, trải nấm ra đem phơi nắng, nếu phơi 1 ngày không khô thì cất để ngày sau tiếp tục phơi. Còn nếu bạn đem đi sấy khô nấm thì nên sấy ở nhiệt độ khoảng 40 – 43 độ, sau 8 tiếng sẽ có một mẻ nấm khô. 

Nấm rơm không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Hãy thường xuyên thêm thực phẩm này vào thực đơn để nâng cao sức khỏe cho cả gia đình, bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *