Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

Chứng nghẹt mũi tuy không nghiêm trọng nhưng có thể trở nặng khi bạn nằm nghỉ ngơi, từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách mới có thể cải thiện tình hình và nghỉ ngơi thoải mái hơn.

Bạn đang đọc: Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

Một số bệnh lý như cảm cúm, viêm xoang hay polyp mũi có thể khiến chất nhầy trong mũi tích tụ gây nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi này có thể trở nặng khi bạn nằm nghỉ ngơi vì tư thế nằm khiến nước mũi dễ tích tụ hơn. Vậy bạn đã biết cách khắc phục tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi này chưa?

I. Nguyên nhân khiến bạn nằm xuống bị nghẹt mũi

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi khi nằm nên bạn sẽ cần đi khám và làm một số xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt thở khi nằm như sau: 

1. Nằm xuống bị nghẹt mũi do tư thế nằm

Trong một số trường hợp, bạn bị nghẹt mũi là do tư thế nằm khiến chất nhầy dễ bị tích tụ ở cổ họng và mũi. Trong ngày, cơ thể sản xuất một lượng chất nhầy nhất định và lượng chất nhầy này chảy xuống phía sau cổ họng và xuống tới bao tử theo động tác nuốt tự nhiên của bạn. Khi bạn nằm, chất nhầy sẽ khó chảy xuống cổ họng hơn và bạn cũng thường ít nuốt hơn trong khi ngủ. 

Vậy nên, tư thế nằm khiến chất nhầy sẽ dễ tích tụ trong cổ họng và mũi sau, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi bạn nằm. Ngoài ra, lưu lượng máu đến mũi khi nằm cũng bị giảm do trọng lực nên càng khiến bạn dễ bị nghẹt mũi hơn.

2. Mũi bị nghẹt do không khí hanh khô

Không khí hanh khô có thể khiến chứng đau nhức mũi nặng hơn và cơ thể sẽ tăng tiết chất nhầy trong mũi để khắc phục tình trạng thiếu độ ẩm này. Lượng chất nhầy tiết thêm này có thể gây nghẹt mũi khi bạn nằm xuống.

3. Mũi bị nghẹt do bệnh cảm

Các bệnh như cảm thường, cảm cúm, viêm phế quản cấp tính và viêm phổi là những tác nhân gây nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi này sẽ càng thêm nặng khi bạn nằm vì chất nhầy có xu hướng tích tụ nhiều hơn khi nằm so với khi bạn di chuyển.

4. Nằm xuống bị nghẹt mũi do dị ứng

Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm thường thấy. Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến có thể kể đến là phấn hoa, bụi, khói, mạt bụi nhà, ve…

5. Lệch vách ngăn mũi gây nghẹt mũi

Vách ngăn mũi bao gồm phần xương đệm trung tâm cùng màng nhầy bao phủ hai bên có chức năng chia khoang mũi thành hai phần. Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn mũi bị lệch khỏi vị trí trung tâm của mũi. Khi vách ngăn mũi bị lệch quá nhiều, mũi sẽ không thể hoạt động bình thường và dịch nhầy thường tích tụ ở bên mũi hẹp hơn. Điều này khiến bạn dễ bị nghẹt mũi, đặc biệt là khi nằm.

6. Nằm xuống bị nghẹt mũi do polyp mũi

Polyp mũi là khối u lành tính thường phát triển theo cụm bên trong khoang mũi. Khối u này có thể cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến tích tụ chất nhầy trong mũi. Khi mũi tích tụ nhiều chất nhầy, bạn sẽ dễ bị nghẹt mũi khi nằm.

7. Nằm xuống bị nghẹt mũi do viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm màng mũi do dây thần kinh điều khiển mạch máu mũi bị giãn rộng. Khi gặp phản ứng dị ứng, các màng mũi này nở ra và gây nghẹt mũi. Một số tác nhân gây viêm mũi vận mạch là căng thẳng, nước hoa hoặc khói, khói thuốc lá.

8. Viêm xoang gây nghẹt mũi 

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị viêm cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh lý này gây tăng tiết chất nhầy ở đường mũi trên, từ đó dẫn đến nghẹt mũi. Các triệu chứng của bệnh viêm xoang thường sẽ nặng hơn vào ban đêm do tư thế ngủ.

9. Nằm xuống bị nghẹt mũi do thai kỳ

Khi em bé phát triển ngày càng lớn trong bụng mẹ có thể sẽ gây áp lực lên cơ hoành, từ đó ảnh hưởng đến việc hô hấp. Sức đề kháng của cơ thể trong thai kỳ cũng yếu hơn nên mẹ bầu dễ bị cảm lạnh hoặc cúm hơn. Những tác nhân này góp phần gây tăng tiết chất nhầy và tích tụ chất nhầy trong mũi, từ đó dẫn đến nghẹt mũi.

II. Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm

Tìm hiểu thêm: Các phân độ tăng huyết áp và cách chẩn đoán

Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm cách nào để dễ chịu hơn?

>>>>>Xem thêm: Hở van ba lá

Một số cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm bạn có thể tham khảo là:

  • Kê cao đầu khi ngủ sao cho đầu ở vị trí cao hơn tim. Tư thế ngủ này có thể giúp giảm tích tụ chất nhầy trong mũi. 
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí để giải quyết các vấn đề về mũi do thiếu độ ẩm gây ra khi thời tiết hanh khô. Nếu dùng máy tạo độ ẩm, bạn cần thay bộ lọc và nước trong máy thường xuyên. 
  • Điều trị các tình trạng có thể gây nghẹt mũi như cảm thường, cảm cúm, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi. Khi đi khám, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc xịt thông mũi để cải thiện tình trạng nghẹt mũi. 
  • Nếu nghẹt mũi do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine không kê đơn để giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần đi khám để xác định tác nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân này. 
  • Nếu bị nghẹt mũi do lệch vách ngăn nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh vị trí vách ngăn. Tuy nhiên, trong những trường hợp không quá nghiêm trọng, bạn có thể khắc phục bằng cách kê cao đầu khi nằm hoặc nằm nghiêng để ngăn ngừa sự tích tụ chất nhầy. 
  • Đối với trường hợp nghẹt mũi do polyp mũi, bạn cần đi khám để bác sĩ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp các khối polyp mũi không thể thuyên giảm thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ. 
  • Trong trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi vận mạch, bạn có thể thử dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi hay thuốc kháng histamine không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của viêm mũi vận mạch quá nặng, bạn sẽ cần dùng một số loại thuốc xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Nếu bạn nghẹt mũi do viêm xoang, các phương pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc giảm đau, thuốc thông mũi, rửa mũi, xông hơi, chườm ấm hoặc kê cao đầu khi ngủ có thể giúp cải thiện tình hình. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đi khám nếu các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn một tuần.
  • III. Nghẹt mũi khi nằm: Khi nào bạn cần đi khám? 

    Nhìn chung, tình trạng nghẹt mũi khi nằm có thể sẽ dần tự hết hoặc sẽ giảm nhẹ khi bạn áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đi khám trong các trường hợp sau:

    • Bạn bị nghẹt mũi kéo dài hơn 3 tuần.
    • Bạn bị nghẹt mũi kèm sốt cao và chảy nước mũi luân phiên.
    • Quan sát thấy amidan xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng.
    • Bạn bị ho kéo dài hơn 10 ngày kèm nghẹt mũi và nước mũi có màu xám hoặc vàng xanh.
    • Mặt bị sưng, đặc biệt là trán, má, mũi hoặc vùng mắt.
    • Nước mũi có mùi lạ hoặc màu của nước mũi thay đổi.

    Tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi có thể rất khó chịu, phiền phức nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách kê đầu cao khi ngủ, giữ không khí trong phòng đủ ẩm và tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu chứng nghẹt mũi kéo dài, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách cải thiện sức khỏe phù hợp nhé.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *