Bạn cảm thấy mất tự tin vì chân mày chảy xệ do lão hóa? Tầm nhìn của bạn bị hạn chế vì sụp mí? Nếu đang phải đối mặt với những vấn đề này thì phẫu thuật nâng chân mày là một lựa chọn tiềm năng cho bạn.
Bạn đang đọc: Nâng chân mày
Vậy nâng chân mày có tác dụng gì và được thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu chung
Nâng chân mày là gì?
Đúng như tên gọi, nâng chân mày là các giải pháp giúp nâng cao chân mày và làm trẻ hóa khuôn mặt phần trên mắt để bạn khôi phục lại vẻ bề ngoài tươi tắn, trẻ trung hơn.
Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ phần da chảy xệ ở vùng chân mày, trán và tái định vị các cơ, mô ở khu vực này. Nâng chân mày giúp khắc phục tình trạng cung chân mày chảy xệ, loại bỏ các rãnh sâu và khôi phục đường cong chân mày thanh tú, trẻ trung. Không những vậy, thủ thuật này còn xóa các nếp nhăn ở đuôi mắt, giúp đôi mắt trông to hơn, đồng thời căng đều vùng da chảy xệ dưới chân mày do tuổi tác.
Khi nào bạn nên nâng chân mày?
Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những đối tượng:
- Có dấu hiệu lão hóa da nhiều ở vùng trên mắt, xuất hiện da chùng và mỡ thừa ở vùng chân mày cũng như trán
- Cung chân mày bị chảy xệ hoặc không cân đối, làm mất sự hài hòa của gương mặt
- Bị sụp mí gây cản trở tầm nhìn
- Mắt có nhiều nếp nhăn vùng đuôi mắt
- Mong muốn nâng chân mày để giúp mắt to hơn hoặc gương mặt hài hòa hơn
Thận trọng
Những điều bạn nên biết trước khi thực hiện phẫu thuật nâng chân mày
Nâng chân mày không phải là một thủ thuật quá phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc đến việc thực hiện thủ thuật này, bạn cần biết về một số tác dụng phụ và biến chứng mà mình có thể gặp phải.
Nhìn chung, kỹ thuật nâng chân mày thường gây đau ít nhưng bạn có thể cảm thấy khó chịu và thắt chặt vùng trên mắt. Sưng và bầm tím là những tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra trong 10 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Các vấn đề này hầu như sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như:
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, nâng lông mày cũng có nguy cơ dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng và phản ứng bất lợi khi gây tê hoặc gây mê. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Quy trình
Chuẩn bị trước khi nâng chân mày
Trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào, bạn cũng cần trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về thủ thuật đó. Đối với những người có mong muốn nâng lông mày, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn để xác định xem bạn có đủ khả năng thực hiện phẫu thuật không cũng như lựa chọn được kỹ thuật phù hợp nhất với bạn. Cụ thể, bác sĩ sẽ:
- Xem xét bệnh sử: Thông thường, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn hãy chia sẻ cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang uống hoặc dùng gần đây, cũng như các ca phẫu thuật bạn đã từng thực hiện. Đồng thời, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
- Kiểm tra tổng quan: Bác sĩ sẽ kiểm tra và đo các phần khác nhau trên khuôn mặt khi bạn mở và nhắm mắt để từ đó lựa chọn được kỹ thuật phù hợp nhất với bạn.
- Thảo luận về các mong muốn của bạn: Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về lý do bạn muốn nâng chân mày và những kỳ vọng của bạn về kết quả thu được. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những lợi ích và rủi ro của phương pháp thẩm mỹ này.
Sau khi đã thăm khám và lựa chọn được kỹ thuật nâng mày phù hợp, bác sĩ sẽ hẹn lịch để tiến hành phẫu thuật. Trước khi nâng chân mày, bác sĩ có thể khuyến khích bạn nên:
- Ngưng hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến da và có thể khiến vết thương chậm lành. Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ gây tổn thương mô. Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ thường khuyên bạn nên ngừng hút trước khi phẫu thuật và trong quá trình hồi phục.
- Tránh một số loại thuốc: Bạn sẽ cần tránh sử dụng aspirin, thuốc chống viêm và một số loại thuốc khác vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè trong quá trình phục hồi: Bạn nên nhờ người đưa về và ở lại với mình ít nhất một đêm sau khi xuất viện.
Quá trình nâng chân mày
Nâng chân mày được thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở phẫu thuật ngoại trú và thường kéo dài khoảng 2 giờ. Tùy vào kết quả mà bạn mong muốn, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật nâng chân mày phù hợp. Theo đó, loại kỹ thuật được sử dụng sẽ quyết định vị trí vết mổ cũng như vị trí vết sẹo được hình thành. Cũng tùy từng kỹ thuật cụ thể mà bạn có thể được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.
Bác sĩ có thể sử dụng một trong các kỹ thuật sau đây:
Nâng cung chân mày truyền thống
Tìm hiểu thêm: 7 bí quyết tự chăm sóc bản thân khi bạn bị ốm
>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt ra quá nhiều nên ăn hoặc uống gì để bồi bổ?
Nâng chân mày truyền thống là kỹ thuật mà bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ ở ngay viền trên hoặc dưới chân mày, sau đó tiến hành cắt bỏ phần da thừa, da chùng, mỡ thừa và cố định chân mày bằng chỉ thẩm mỹ. Kỹ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ chứ không cần gây mê.
Nếu tác động ở phần trên chân mày, bác sĩ có thể nâng cao chân mày, giúp khoảng cách giữa mắt và chân mày cân đối, hài hòa hơn. Trong khi đó, loại bỏ da và mỡ thừa ở phần dưới chân mày sẽ khắc phục được tình trạng da bị chảy xệ, dồn xuống che đi nếp mí, từ đó giúp mắt to tròn hơn.
Kỹ thuật này mang lại nhiều lợi ích vì giúp định hình chân mày vào đúng vị trí cân bằng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, vì các vết rạch khá nhỏ và mảnh, lại nằm sát chân mày nên rất khó phát hiện dù để lại sẹo. Vì vậy, chị em hoàn toàn có thể yên tâm.
Nâng chân mày đường chân tóc
Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết từ điểm cao nhất của trán đến đường chân tóc. Sau đó, họ sẽ loại bỏ một lượng nhỏ da và mô tại đây. Kỹ thuật này giúp cải thiện đáng kể nếp nhăn ở trán và vùng mắt mà không làm đường chân tóc bị kéo ra phía sau, thường được sử dụng cho những người có trán cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng lành vết thương, bạn có thể nhìn thấy sẹo dọc theo đường chân tóc.
Nâng chân mày qua đường đỉnh đầu
Để nâng chân mày qua đường đỉnh đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết rạch trên đỉnh đầu, từ tai này đến tai kia. Sau đó, họ sẽ kéo căng vùng da ở trước vết rạch và loại bỏ bớt phần da thừa.
Trên thực tế, hiện nay rất ít bác sĩ sử dụng kỹ thuật này vì đã có nhiều phương pháp khác hiệu quả và ít rủi ro hơn. Trong quá trình rạch đường đỉnh đầu, các dây thần kinh có thể bị cắt trúng, từ đó gây tình trạng tê bì và mất cảm giác ở đỉnh đầu. Ngoài ra, kỹ thuật này còn có nguy cơ gây rụng tóc.
Sau khi nâng chân mày
Sau khi nâng lông mày, bạn có thể được băng lỏng ở chân mày, đầu và trán để giảm sưng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ dọc theo chỗ rạch để rút hết máu hay dịch dư thừa.
Khi vết rạch lành lại, bạn có thể bị ngứa và tê, tuy nhiên tình trạng này thường giảm đi theo thời gian. Bạn sẽ được tháo băng trong 1–3 ngày và chỉ khâu thường được loại bỏ trong vòng 7–10 ngày sau phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Phục hồi
Bạn nên làm gì sau khi nâng chân mày?
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách chăm sóc vết mổ. Trong vài ngày đầu sau khi nâng chân mày, bạn nên:
Hãy hỏi bác sĩ khi nào bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày như rửa mặt, sấy tóc và tắm. Bạn hãy nhớ rằng tình trạng sưng có thể kéo dài vài tuần và đường rạch sẽ mờ đi theo thời gian. Bạn có thể trang điểm để che bớt vết thâm tím hoặc các vết sẹo này.
Sau khi nâng lông mày, nếu gặp phải các tình trạng sau, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ:
- Khó thở
- Đau ngực
- Nhịp tim bất thường
- Chảy máu
- Đau dữ dội ở vết mổ
Nâng chân mày là một phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện tình trạng chân mày chảy xệ, sụp mí, đồng thời mang đến cho bạn gương mặt hài hòa và tươi trẻ hơn. Nếu đang suy nghĩ đến việc nâng chân mày, bạn nên cân nhắc lựa chọn các bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để thu được kết quả tốt nhất nhé.