Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay bạn có rất nhiều sự lựa chọn để nâng mũi giúp cải thiện diện mạo hay giải quyết các vấn đề đường thở khác. Trong đó, nâng mũi sụn tự thân được biết đến là phương pháp giúp loại bỏ đáng kể tình trạng đào thải của cơ thể, giảm thiểu rủi ro khi nâng mũi. 

Bạn đang đọc: Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nâng mũi sụn tự thân ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Nâng mũi sụn tự thân là gì?

Phần trên cấu trúc của mũi là xương, phần dưới là sụn. Nâng mũi là các phẫu thuật giúp thay đổi tạo hình của mũi, có thể thay đổi xương, sụn, da hoặc cả ba cấu trúc này. Trong đó, nâng mũi sụn tự thân là phương pháp sử dụng chất liệu sụn lấy từ chính cơ thể của bạn, để nhằm thay đổi toàn bộ cấu trúc sống mũi và đầu mũi. 

Phần sụn dùng để nâng mũi sụn tự thân thường được lấy từ: 

  • Sụn vách ngăn mũi: Chất liệu này ngày nay gặp nhiều hạn chế vì bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi lấy sụn nếu có tiền sử chấn thương hay thủng vách ngăn mũi. 
  • Sụn vành tai: Chất liệu được dùng phổ biến hiện nay. 
  • Sụn sườn: Thường chỉ được lấy khi cần một lượng lớn trong phẫu thuật.

Bạn có thể xem thêm: Nâng mũi bằng chỉ: Mũi đẹp không cần phẫu thuật

Khi nào cần thực hiện nâng mũi sụn tự thân?

So với người châu Âu, người châu Á chúng ta thường có nhược điểm ở mũi là sống mũi tẹt và đầu mũi to. Vì vậy mà phương pháp nâng mũi sụn tự thân thường được ưa chuộng tại các nước Châu Á. Bác sĩ thẩm mỹ thường chỉ định loại hình thẩm mỹ này cho các trường hợp: 

  • Đầu mũi không cân đối, quá to hoặc quá nhỏ. 
  • Mũi ngắn, phần sống mũi ngắn. 
  • Di chứng khe hở môi vòm miệng ở mũi. 

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Thận trọng

Các biến chứng và tác dụng phụ từ nâng mũi sụn tự thân 

Đối với phẫu thuật lớn như phẫu thuật nâng mũi nói chung, rủi ro là có thể xảy ra, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng 
  • Chảy máu 
  • Phản ứng bất lợi với thuốc mê
  • Khó thở bằng mũi
  • Tê vĩnh viễn bên trong và xung quanh mũi 
  • Đau, bầm tím hoặc sưng kéo dài
  • Sau phẫu thuật mũi bị lệch
  • Để lại sẹo
  • Thủng vách ngăn
  • Cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại. 

Tuy nâng mũi sụn tự thân có khả năng chống lại nhiễm trùng cao và tỷ lệ đào thải thấp nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro như có thể phá vỡ cấu trúc mũi, tăng nguy cơ làm thủng đầu mũi do nâng mũi. Hơn thế nữa, nếu bị biến chứng và nhiễm trùng sẽ rất khó để sửa chữa. 

Quy trình

Chuẩn bị trước khi nâng mũi sụn tự thân 

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Trước khi đặt lịch phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân, bác sĩ thẩm mỹ cần thảo luận và thống nhất một số vấn đề sau đây: 

  • Tiền sử bệnh của bạn. Đặc biệt nếu bạn có bệnh máu khó đông, bạn chắc hẳn không nên phẫu thuật nâng mũi. 
  • Khám sức khỏe tổng thể và kiểm tra cấu trúc của mũi.
  • Ảnh chụp mũi từ nhiều góc độ. 

Bạn cần được tư vấn để hiểu rõ về việc mũi của bạn sẽ thay đổi ra sao sau khi nâng mũi và bác sĩ cũng cần biết mong đợi của bạn khi nâng mũi là gì. Ví dụ như bạn có cằm nhỏ, thực tế bạn chỉ cần thực hiện nâng cằm. Điều này sẽ giúp mũi bạn trong thon gọn và cao hơn. 

Quá trình nâng mũi sụn tự thân như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Răng khôn có thể bị sâu không? Cách nhận biết và xử lý răng khôn bị sâu

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

Đối với phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể cần gây mê toàn thân hoặc gây tê tùy vào mức độ phức tạp của phẫu thuật và lựa chọn của bạn. 

Đầu tiên, bác sĩ cần lấy sụn để chỉnh sửa sụn mũi. Chất liệu dùng trong nâng mũi sụn tự thân thường được lấy từ sâu trong sụn vách ngăn mũi hoặc sụn tai. Với các trường hợp cần thay đổi lớn hơn, có thể lấy nguyên liệu từ sụn sườn. 

Sau đó, bác sĩ sẽ mở đầu mũi để bộc lộ toàn bộ cấu trúc bên trong như sụn vách mũi, sụn cánh mũi. Kế tiếp, họ sử dụng sụn vừa lấy được để làm vách ngăn mũi dài xuống dưới và ra trước, giúp mũi trông cao hơn. 

Nếu gặp vấn đề với vách mũi chẳng hạn như cong hoặc vẹo, bác sĩ phẫu thuật sẽ cần nắn chỉnh để cải thiện đường thở cho bệnh nhân.

Điều gì xảy ra sau khi nâng mũi sụn tự thân? 

Sau khi nâng mũi sụn tự thân, bạn cần nằm nghỉ trên giường, kê đầu cao hơn ngực để giảm tình trạng chảy máu và sưng tấy. Mũi của bạn có thể bị nghẹt do sưng hoặc do nẹp đặt bên trong mũi của bạn trong quá trình phẫu thuật.

Trong hầu hết các trường hợp, băng bên trong mũi vẫn giữ nguyên vị trí trong tối đa là bảy ngày sau khi phẫu thuật. Bác sĩ cũng băng một thanh nẹp vào mũi của bạn và duy trì chúng khoảng 1 tuần để bảo vệ và hỗ trợ.

Chảy máu nhẹ và chảy dịch nhầy thường xảy ra trong vài ngày sau khi phẫu thuật hoặc sau khi tháo băng. Bác sĩ có thể đặt một miếng gạc nhỏ được giữ cố định bằng băng ở dưới mũi của bạn để thấm dịch. Thay băng gạc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ép chặt miếng băng gạc này vào mũi.

Phục hồi

Những điều cần lưu ý trong sau khi phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân

Nâng mũi sụn tự thân: Bạn cần biết gì trước khi quyết định?

>>>>>Xem thêm: Giảm cân nhờ ăn chậm: Bạn đã biết đến phương pháp này?

Để giảm nguy cơ chảy máu và sưng tấy, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trong vài tuần sau khi phẫu thuật. Cụ thể bao gồm: 

  • Tránh các hoạt động gắng sức như thể dục nhịp điệu và chạy bộ.
  • Hạn chế tắm với vòi hoa sen khi bạn đang băng mũi.
  • Không xì mũi.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả, để tránh táo bón. Táo bón có thể khiến bạn căng thẳng, tạo áp lực cho vùng phẫu thuật.
  • Tránh các biểu hiện quá mức trên khuôn mặt, chẳng hạn như cười lớn.
  • Đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế cử động của môi trên.
  • Mặc quần áo có nút cài phía trước để tránh việc kéo quần áo qua đầu. 

Ngoài ra, không để kính râm hoặc kính cận trên mũi của bạn trong ít nhất bốn tuần sau khi phẫu thuật, để tránh áp lực lên mũi. 

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 khi bạn ra ngoài, đặc biệt là vùng da phía trên mũi. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến da mũi của bạn bị đổi màu vĩnh viễn.

Một số hiện tượng sưng tạm thời hoặc bầm tím trên mí mắt của bạn có thể xảy ra trong hai đến ba tuần sau khi phẫu thuật mũi. Sưng mũi sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Bạn nên hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn uống để giúp giảm sưng nhanh hơn. Không đặt bất cứ thứ gì như nước đá hoặc túi lạnh lên mũi sau khi phẫu thuật. Nhìn chung, tình trạng sưng mũi ở hầu hết mọi người sẽ mất trong vòng một năm. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *