Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

Cháo nghêu cho bé là món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại vừa dễ nấu. Chỉ với vài bước chuẩn bị đơn giản là bạn đã có ngay món cháo thơm ngon, lạ miệng khiến bé cực kỳ thích thú.

Bạn đang đọc: Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

Nghêu (hay ngao) là thực phẩm được nhiều mẹ nghĩ đến nhất khi có ý định nấu các món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại không biết nên nấu nghêu với rau củ gì để vừa không tanh vừa bổ dưỡng.

Bạn có thể nấu ngao với rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau cải, cà chua, đậu xanh, nấm… Tuy nhiên, bạn nên tránh kết hợp nghêu với các thực phẩm giàu vitamin C vì có thể gây ngộ độc. Dưới đây là 5 cách nấu cháo nghêu cho bé đơn giản, lạ miệng mà bạn có thể thử:

Mách mẹ 5 cách nấu cháo nghêu cho bé

Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

1. Cháo nghêu cho bé với rau mồng tơi

Để nấu món cháo nghêu ngon với rau mồng tơi, mẹ cần chuẩn bị:

  • 300g nghêu
  • 50g mồng tơi
  • 1 nắm gạo
  • Hành tím, hành ngò

Cách nấu cháo nghêu cho bé với rau mồng tơi:

  • Rau mồng tơi rửa sạch, băm nhỏ.
  • Nghêu rửa sạch, rồi ngâm nước và xả lại nhiều lần cho nhả bớt cát bẩn. Sau đó, luộc sơ cho há miệng rồi bóc lấy phần thịt, bằm nhỏ hay xay nhuyễn. Phần nước nghêu để lắng rồi lọc cẩn thận để loại bỏ cặn, cát bẩn.
  • Cho gạo vào nấu với nước luộc nghêu cho đến khi nhừ. Nếu cháo đặc, bạn có thể chế thêm một ít nước.
  • Khi cháo sôi, bạn hãy cho nghêu và rau mồng tơi vào, khuấy đều và đợi đến khi rau chín.
  • Nếu bé tập ăn dặm, bạn hãy dùng rây tán mịn cháo hoặc cho cháo vào máy, xay nhuyễn rồi cho ra nồi nấu tiếp. Còn nếu bé đã lớn, bạn có thể đợi các nguyên liệu chín rồi nêm nếm cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra chén và cho bé dùng khi còn ấm. Bạn có thể nêm thêm chút dầu mè để món cháo nghêu thơm ngon hơn.

2. Cách nấu cháo nghêu với gừng ấm nồng, đậm đà

Với món cháo nghêu cho bé với gừng, bạn cần chuẩn bị:

  • 200g nghêu
  • 1/3 chén gạo tẻ
  • 2 – 3 lát gừng
  • Hành lá, hành tím
  • Dầu ăn, gia vị

Cách nấu cháo nghêu cho bé với gừng:

  • Gừng thái mỏng, băm nhuyễn
  • Nghêu ngâm cho hết cát rồi luộc chín, khi nghêu mở miệng thì lấy ra, để nguội bớt, gỡ lấy thịt
  • Phần nước luộc nghêu lọc bỏ cặn, rồi cho gạo vào nấu và ninh nhừ thành cháo
  • Phi hành tím cho thơm rồi cho thịt nghêu, gừng băm vào xào. Để nguội rồi cho vào máy, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ
  • Khi cháo nhừ, cho hỗn hợp nghêu và gừng vào, khuấy đều đến khi sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Múc cháo ra chén và cho bé dùng khi cháo còn ấm.
  • Với cách nấu cháo nghêu này, mẹ không nên chọn phần gừng già vì gừng già sẽ cay và có xơ.

3. Cháo nghêu nấu với bầu và yến mạch: Món ngon cho trẻ biếng ăn

Để nấu món cháo này, bạn cần chuẩn bị:

  • 3 muỗng canh yến mạch
  • 200g nghêu
  • Bầu cắt khúc
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo nghêu với bầu và yến mạch:

  • Bầu rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, cắt nhỏ
  • Nghêu rửa sạch, ngâm và xả nhiều lần cho hết cát rồi đem đi hấp. Khi nghêu há miệng thì lấy ra, để nguội bớt rồi tách lấy thịt. Phần nước hấp nghêu lọc bỏ cặn.
  • Phi hành tím cho thơm rồi cho thịt nghêu vào xào.
  • Cho yến mạch vào nấu với nước hấp nghêu, sau khi sôi thì cho bầu và nghêu vào, khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Múc ra chén và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.

4. Cháo nghêu đậu xanh thơm ngon, béo ngậy

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cháo nghêu đậu xanh:

  • 200g nghêu
  • ¼ chén đậu xanh không vỏ
  • 1 muỗng thịt bằm
  • 1 chén cháo trắng đặc
  • Dầu ăn, gia vị

Cách chế biến món cháo nghêu đậu xanh:

  • Nghêu rửa sạch, ngâm cho hết cát rồi luộc chín. Khi nghêu há miệng thì vớt ra, để nguội bớt rồi tách lấy thịt, xào với hành tím, phần nước luộc nghêu để lắng, lọc bỏ cặn.
  • Đậu xanh nhặt lại cho sạch vỏ, đãi sạch rồi ngâm nước khoảng 1 giờ cho đậu mềm. Mẹ cũng có thể đêm hấp đậu xanh cho đậu nở mềm nhằm tiết kiệm thời gian nấu cháo.
  • Thịt nghêu băm đem ướp nước mắm ngon.
  • Cho cháo trắng vào nấu với nước luộc nghêu, khi cháo sôi cho đậu xanh, thịt nghêu và thịt băm vào, khuấy đều.
  • Nêm nếm chút gia vị và dầu ăn để món cháo thêm hấp dẫn.
  • Múc cháo ra chén, trang trí 1 ít hành ngò và cho bé thưởng thức khi còn ấm.

5. Cháo nghêu nấu với rau ngót – Cực ngon và bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300g nghêu
  • 1 chén cháo trắng
  • 50g rau ngót

Cách nấu cháo nghêu ngon cho bé với rau ngót:

  • Nghêu rửa sạch, ngâm cho hết cát rồi luộc sơ cho há miệng, tách lấy phần thịt rồi băm nhỏ. Lọc lấy 1 chén nước luộc nghêu trong.
  • Rau ngót rửa sạch, thái nhỏ. Cho rau ngót với nước luộc nghêu vào nồi nấu trong 3 phút rồi cho thịt nghêu và cháo vào đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Múc cháo ra chén và cho bé dùng khi còn nóng.

Lưu ý: Với những cách chế biến trên, nếu bé đã có thể nhai tốt thì khi cháo sôi, bạn chỉ cần nêm nếm gia vị, múc ra chén cho bé dùng khi còn ấm. Với các bé chưa biết nhai, bạn nên xay bằm nghêu thật nhuyễn hoặc cho cháo vào xay rồi cho vào nồi, nấu thêm 1 chút rồi mới tắt bếp.

Trẻ mấy tháng ăn được nghêu?

Tìm hiểu thêm: Suy tim tâm trương

Nấu cháo nghêu cho bé với gì để không bị tanh mà lại bổ dưỡng?

>>>>>Xem thêm: Chứng khát nước liên tục là do đâu và cách điều trị?

Bạn chỉ nên nấu cháo nghêu cho bé sau khi bé được 1 tuổi. Trường hợp cho bé ăn dưới 1 tuổi thì bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ. Nếu bé không có phản ứng dị ứng thì bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé ăn.

Nguyên nhân là do nghêu và các động có vỏ khác có hàm lượng natri khá cao, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt nghêu thường dai và trơn, có thể khiến bé dễ bị nghẹn. Bên cạnh đó, khi chế biến, bạn cũng cần nấu nghêu chín kỹ vì nghêu sống có nguy cơ ngộ độc rất lớn.

Trẻ nhỏ ăn nghêu có tốt cho sức khỏe không?

Nếu cho trẻ ăn đúng cách, nghêu sẽ mang đến vô vàn những lợi ích về sức khỏe:

  • Nghêu là nguồn cung cấp protein, vitamin B12 và các khoáng chất như sắt và selen
  • Nghêu rất giàu i ốt, một khoáng chất thiết yếu không chỉ quan trọng với tuyến giáp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch và não bộ của bé
  • Trong 100g nghêu còn có chứa khoảng 140 mg axit béo omega-3, một dưỡng chất rất hữu ích đối với sức khỏe tim mạch
  • Ngoài ra, nghêu còn giúp hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng.

Tuy nhiên, bạn không nên nấu cháo nghêu cho bé quá thường xuyên bởi nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng natri huyết, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Bên cạnh đó, hấp thụ natri quá nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.

Ngoài ra, trong nghêu còn chứa nhiều ký sinh trùng, nếu mẹ chế biến không kỹ khi nấu cháo nghêu cho bé có thể khiến các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ngộ độc.

Lưu ý khi nấu cháo nghêu cho bé

Nghêu và các loài động vật có vỏ nói chung đều là những loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất với khoảng 60% số người gặp phải. Nếu gia đình bạn có người bị dị ứng với những thực phẩm này, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn. Bên cạnh đó, khi cho bé ăn lần đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và quan sát kỹ các triệu chứng. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể tăng dần lượng nghêu trong các bữa ăn sau.

Ngoài nghêu tươi, bạn cũng có thể dùng nghêu đóng hộp để chế biến cho bé. Tuy nhiên, khi mua, bạn cần đọc kỹ thành phần và tránh mua những sản phẩm có thêm muối. Bởi bản thân thịt nghêu đã có hàm lượng natri cao, nếu còn được thêm muối trong quá trình bảo quản thì sẽ dễ gây nguy hiểm cho bé.

Nghêu cũng là thực phẩm dễ gây nghẹn. Do đó, khi chế biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần băm hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Do nghêu có tính hàn nên chỉ cho bé ăn vào mùa hè, hạn chế cho bé ăn vào mùa đông vì dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bé bị cảm lạnh, bạn cũng không nên nấu cháo nghêu cho bé.

Khi sơ chế nghêu tươi, mẹ hãy chà rửa kỹ lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ hết bụi bẩn, cát, ngâm nghêu thật kỹ để nhả bơt cặn bẩn. Trong quá trình nấu, nghêu sẽ mở miệng, nếu vỏ nghêu không mở, bạn hãy bỏ đi vì có thể nghêu đã bị nhiễm khuẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *