Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Bạn sắp sinh và được người lớn tuổi trong giai định dặn dò là cần kiêng tắm sau sinh trong ít nhất là 1 tháng. Đồng thời, trong thời gian này, bạn cũng cần phải hạn chế đụng tay vào nước, cần hơ lửa, nằm than để khi về già không bị đau nhức mình mẩy, không ốm vặt.

Bạn đang đọc: Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Bạn quá hoang mang với lời khuyên này và không biết việc tắm gội sau sinh kiêng sao cho đúng? Hãy tham khảo bài viết sau của Kenshin.

Tục kiêng tắm sau sinh có từ bao giờ?

Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, sau ca sinh nở, phụ nữ bị mất sức, mất máu nên phải nằm than, hơ lửa và kiêng gội đầu, kiêng tắm sau sinh ít nhất 1 tháng, thậm chí là 3 tháng 10 ngày. Nguyên do được cho là việc tắm gội sớm ngay sau sinh sẽ khiến tay chân phụ nữ nổi gân guốc, hay đau nhức mình mẩy và ốm vặt khi về già.

Xét theo điều kiện sinh sống thì chúng ta có thể hiểu tại sao lại có tập tục kiêng cữ sau sinh này. Thời xa xưa hoàn cảnh sống, điều kiện vật chất sinh hoạt không được đầy đủ và đảm bảo vệ sinh như hiện nay. Bên cạnh đó, việc tắm gội thường dùng nguồn nước tự nhiên như nước sông, suối, ao hồ… nên dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nhà tắm cũng không được kín đáo, không tránh gió lùa, nhất là về mùa đông giá rét. Phụ nữ mới sinh tắm trong điều kiện như vậy rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm, đau ốm nên cần kiêng cữ.

Sau sinh bao lâu thì được tắm gội?

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non – Lợi ích cho trẻ phát triển và học hỏi trong tương lai

Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Nếu bạn từng sinh con, điều đầu tiên bạn muốn làm khi đã đi lại được sau ca sinh hẳn nhiên là được tắm rửa sạch sẽ đúng không? Nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn không nên tắm gội sau sinh thì bạn có thể tắm, gội nếu muốn.

Thực tế là tùy thuộc vào hình thức sinh mà bạn vừa trải qua như sinh thường, sinh mổ mà bạn có thể cần tắm bằng vòi sen, vệ sinh vùng kín sau sinh thay cho việc ngâm mình trong bồn nước ấm.

1. Đối với các mẹ sinh thường

Để đảm bảo vệ sinh thân thể, tránh tình trạng viêm nhiễm sau sinh cho cả mẹ và bé, các mẹ sinh thường không nên kiêng tắm sau sinh quá lâu. Sau ca sinh khoảng 1-2 ngày, mẹ có thể tắm gội nhanh bằng vòi sen với nước ấm. Việc tắm dưới vòi sen hay ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp mẹ mới sinh thư giãn, giảm đau hiệu quả.

Nguyên do là trải qua ca sinh thường, âm đạo, phần đáy chậu, tầng sinh môn có thể bị tổn thương gây đau rát. Mẹ sau sinh nên chú ý vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận bằng nước ấm và dung dịch rửa phụ khoa, lau khô ngay sau đó. Mẹ nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu sản dịch ra nhiều và thay băng vệ sinh sau 2 – 3 giờ.

Nếu bị rạch tầng sinh môn, bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay nhân viên y tế nơi bạn sinh con để chăm sóc tầng sinh môn đúng cách.

Khoảng 6 tuần sau ca sinh thường, bộ phận sinh dục của bạn sẽ trở lại bình thường và bạn có thể quan hệ tình dục nếu muốn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn hay cấn thai quá sớm sau sinh.

Lưu ý: Hãy đi khám phụ khoa nếu sau sinh bạn cảm thấy đau nhiều hơn, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín sưng đau phù nề hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thường nào khác.

2. Mẹ sinh mổ cần lưu ý gì khi tắm sau sinh?

Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

>>>>>Xem thêm: Mách nhỏ mẹ bầu: Khi nào nên uống sữa bầu và uống sao cho hợp lý?

Sau ca sinh mổ, bạn có thể bị đau trong vài tuần, thậm chí là vài tháng. Tùy vào tình trạng vết mổ mà bạn có thể tắm khi cảm thấy khỏe. Hiện nay, vết rạch sinh mổ thường được băng bằng băng vô trùng nhằm giúp giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn nên bạn có thể tắm mà không lo nước dính vào vết mổ gây viêm nhiễm.

Việc gội đầu không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi gội vì vết thương gây đau khi bạn cử động. Do đó, cách tốt nhất là hãy nhờ người thân hoặc dịch vụ gội đầu (nếu bệnh viện bạn sinh có dịch vụ này) gội và sấy khô tóc giúp.

Nếu chưa thể tắm được, bạn cần dùng khăn sạch và nước ấm lau sạch người 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch và nước rửa phụ khoa để giữ vệ sinh thân thể. Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không phải do bác sĩ chỉ định.

Trường hợp bạn bị sốt, đau, sưng quanh vết mổ hay choáng váng…, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, mẹ mới sinh cần chú ý điều gì?

Sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng có sản dịch (tương tự như kinh nguyệt) diễn ra trong khoảng 6 tuần. Do đó, ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, bạn vệ sinh vùng kín cẩn thận.

  • Khi đi vệ sinh: Nếu việc đi tiểu vết rạch tầng sinh môn đau rát, bạn có thể xối nước nhẹ nhàng để giảm đau rát, tránh nước tiểu hay phân dính vào vết thương. Sau đó cần dùng nước rửa sạch, dùng giấy vệ sinh hay khăn mềm, khô sạch thấm khô.
  • Vệ sinh vùng kín: Sau khi xuất viện về nhà, bạn cần dùng nước ấm và nước rửa phụ khoa để vệ sinh vùng kín tối thiểu ngày 3 lần. Lau khô, thay mới băng vệ sinh thường xuyên để tránh hăm, viêm nhiễm, nấm ngứa.

Với các mẹ sinh mổ, bạn có thể cần phải cắt chỉ vết mổ. Trường hợp sinh mổ lần đầu , bạn có thể được cắt chỉ sau ca mổ khoảng 5 ngày. Với các mẹ sinh mổ lần 2, việc cắt chỉ thường được tiến hành sau 7 – 8 ngày. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế cắt chỉ giúp bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đã biết việc kiêng tắm sau sinh có từ đâu, bản thân có nên thực hiện điều này hay không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *