Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Nghén là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Chính vì thế, nhiều mẹ muốn biết nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy và ốm nghén bao lâu thì hết để có sự chuẩn bị tốt nhất nhằm vượt qua giai đoạn này dễ dàng.  

Bạn đang đọc: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Dù nghén không gây hại cho mẹ bầu cũng như sức khỏe của bé cưng nhưng nghén có thể khiến mẹ “sợ hãi”. Bởi nghén khiến mẹ ăn uống không đầy đủ, ăn không ngon nên dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng, hay bị hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung vào công việc.

Bài viết sau Kenshin.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng ốm nghén khi mang thai cũng như giúp mẹ giải đáp một số băn khoăn như có thai bao lâu thì bị ốm nghén, nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy, ốm nghén bao lâu thì hết, làm sao để hết ốm nghén…

Ốm nghén từ tuần thứ mấy? Ốm nghén là như thế nào?

Đa phần, bà bầu sẽ bị nghén ở khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, nghén cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm do có nhiều bà bầu bị nghén khi mới mang thai.

Theo chia sẻ của nhiều bà bầu, khi bị ốm nghén, bạn thường nhạy cảm về mùi vị của các loại thức ăn và sự kích thích này khiến bạn thấy buồn nôn và nôn. Đồng thời, nó cũng khiến bạn ăn không ngon miệng và thậm chí là chán ăn. 

Các triệu chứng nghén có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số người hay bị nghén vào buổi sáng và giảm dần các cơn nghén trong ngày, trong khi một số khác lại bị ốm nghén vào chiều tối.

Ốm nghén là tình trạng rất thường gặp, theo thống kê, có khoảng 70% bà bầu bị nghén trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính xác gây ốm nghén hiện vẫn chưa xác định nhưng thường được cho là do sự thay đổi hormone.

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Mỗi bà bầu sẽ bị nghén theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, bà bầu bị nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10 của thai kỳ.

Đây cũng là thời điểm mà nồng độ hormone hCG tăng cao nhất. Lượng hormone này sẽ giảm dần vào tuần thứ 11 và đến tuần thứ 15, nồng độ hormone hCG có thể giảm khoảng 50% so với thời điểm cao nhất.

Ốm nghén có thể khiến bạn thấy khó chịu nhưng nhìn chung, tình trạng này không nguy hiểm. Theo nghiên cứu, thời gian bà bầu trải qua các cơn ốm nghén có thể là vào khoảng tuần thứ 6 đến 18 của thai kỳ, đây cũng là thời điểm các cơ quan của em bé bắt đầu phát triển.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ốm nghén có thể là cách để cơ thể bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh do thực phẩm và các loại hóa chất khác có trong thực phẩm.

Ốm nghén bao lâu thì hết?

Sau khi trải qua các cơn nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 11, tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% bà bầu bị nghén nặng hơn sau tuần thứ 9. 

Nhìn chung, sau khi qua 3 tháng đầu, bà bầu sẽ ít bị nghén hơn. Đến khoảng tuần thứ 14, tình trạng nghén có thể biến mất. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp bà bầu hết nghén sớm hoặc muộn hơn.

Một số bà bầu có thể bị nghén suốt cả 9 tháng của thai kỳ. Đa phần, tình trạng này thường gặp ở những bà bầu bị ốm nghén nặng.

Bật mí cách giảm ốm nghén khi mang thai

Tìm hiểu thêm: Dậy thì muộn

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các loại sáp vuốt tóc nam tốt nhất hiện nay

Không có cách để ngăn ngừa ốm nghén, tuy nhiên bạn có thể thử một vài bí quyết giúp giảm ốm nghén hiệu quả:

  • Uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức vì tình trạng mệt mỏi và căng thẳng có thể khiến bạn nghén nặng hơn
  • Ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn
  • Sau khi thức dậy cần nằm trên giường khoảng vài phút rồi mới ngồi dậy từ từ
  • Dùng một tách trà gừng
  • Chú ý chăm sóc răng miệng vì nôn mửa có thể gây ảnh hưởng đến răng
  • Không ăn món quá cay, món ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ hoặc món có mùi vị mạnh
  • Không uống nhiều nước hay ăn nhiều canh trong bữa ăn
  • Không nằm ngay sau khi ăn…

Nếu bạn băn khoăn bị ốm nghén nên ăn gì thì câu trả lời là bạn nên ăn các món giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt, nhất là rau xanh, các thực phẩm giàu protein cho bà bầu, thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, trứng.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin B6, thuốc kháng histamine như doxylamine hoặc thuốc chống buồn nôn. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc nào không được kê đơn. Bởi nếu dùng không đúng, một số chất có thể gây hại cho em bé.

Lưu ý về tình trạng ốm nghén nặng khi mang thai

Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 3 người bị ốm nghén nặng. Ốm nghén nặng là tình trạng phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn dữ dội, thậm chí các triệu chứng có thể nghiêm trọng đến mức dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng khiến bà bầu phải nhập viện.

Bạn sẽ có nguy cơ bị ốm nghén nặng nếu mang thai lần đầu, mang thai đôi hoặc thai ba, đã từng bị ốm nghén nặng khi mang thai, có tiền sử gia đình bị ốm nghén nặng hoặc bị thừa cân.  

Triệu chứng giúp bạn nhận biết mình bị ốm nghén nặng là: 

  • Nôn nhiều hơn 3 đến 4 lần một ngày, nôn nghén kéo dài đến tháng thứ 4
  • Nôn khiến bạn chóng mặt hoặc choáng váng
  • Nôn dẫn đến mất nước. Các dấu hiệu mất nước thường là cảm thấy khát, khô miệng, tim đập nhanh, tiểu ít hoặc không đi tiểu.
  • Giảm hơn 4,5kg khi mang thai.

Nếu có các triệu chứng ốm nghén nặng, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giảm buồn nôn. Ngoài ra, nếu tình trạng nghén quá nghiêm trọng, ốm nghén không ăn được gì, bạn có thể được truyền nước và chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *