Ngủ dậy mắt bị đỏ 1 bên hoặc 2 bên khá phổ biến và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù tình trạng này rất dễ khắc phục nhưng nếu ngủ dậy mắt đỏ là do bệnh lý, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Ngủ dậy mắt đỏ là bị gì? Mắt đỏ sau khi ngủ dậy có đáng lo?
Sáng sớm thức dậy, bạn bỗng thấy lòng trắng mắt hiện rõ các mạch máu màu đỏ sáng nhạt, xuất hiện đốm đỏ hoặc đỏ toàn bộ mắt khiến bạn vô cùng lo lắng? Nếu bạn đang trải qua tình huống này, hãy cùng xem vì sao mắt đỏ sau khi ngủ dậy và khi nào đáng lo nhé!
Nội Dung
- 1 19 nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ dậy mắt bị đỏ
- 1.1 1. Hội chứng khô mắt khiến mắt đỏ sau khi ngủ dậy
- 1.2 2. Ngủ dậy mắt bị đỏ 1 bên do viêm kết mạc
- 1.3 3. Viêm bờ mi
- 1.4 4. Viêm màng bồ đào khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ 1 bên
- 1.5 5. Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên khiến mắt bị đỏ nhưng không đau
- 1.6 6. Sử dụng kính áp tròng thường xuyên
- 1.7 7. Tại sao ngủ dậy khiến mắt bị đỏ? Chấn thương mắt
- 1.8 8. Viêm loét giác mạc khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ
- 1.9 9. Mắt bị đỏ nhưng không đau sau khi ngủ dậy do xuất huyết mắt
- 1.10 10. Bệnh glôcôm
- 1.11 11. Mọc lẹo mắt khiến ngủ dậy mắt đỏ
- 1.12 12. Ngủ dậy mắt đỏ do dị ứng
- 1.13 13. Mang thai khiến mắt đỏ sau khi ngủ dậy
- 1.14 14. Ngồi trước màn hình trong thời gian dài có thể khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ
- 1.15 15. Hút thuốc khiến bạn ngủ dậy bị đỏ mắt
- 1.16 16. Bơi lội
- 1.17 17. Thiếu ngủ gây ngủ dậy mắt bị đỏ nhưng không đau
- 1.18 18. Ngủ dậy bị đỏ mắt có thể do uống nhiều rượu
- 1.19 19. Không chú ý giữ vệ sinh cá nhân
- 2 Khi ngủ dậy mắt đỏ, bạn cần phải làm gì?
19 nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ dậy mắt bị đỏ
1. Hội chứng khô mắt khiến mắt đỏ sau khi ngủ dậy
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ ngầu. Khô mắt là khi không sản xuất đủ nước mắt để bôi trơn. Ngoài triệu chứng đỏ, mắt cũng có thể bị ngứa và nhạy cảm.
Nguyên nhân gây khô mắt có thể là do bạn ngồi máy tính nhiều bị mỏi mắt, thiếu ngủ, ngủ không ngon hoặc do bạn đeo kính áp tròng trong thời gian dài. Ngoài ra, nếu bạn dùng một số thuốc điều trị các bệnh mạn tính hoặc cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, mắt của bạn cũng có thể bị khô và rát.
Nếu mắt đỏ là do hội chứng khô mắt, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để bôi trơn cho mắt.
2. Ngủ dậy mắt bị đỏ 1 bên do viêm kết mạc
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau đó lây sang mắt bên cạnh. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ dậy mắt bị đỏ 1 bên. Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus đều dễ lây lan.
Đau mắt đỏ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phù đỏ, xuất huyết dưới kết mạc nếu không được điều trị đúng cách. Khi giữ vệ sinh cẩn thận, hầu hết trường hợp không cần đi bệnh viện.
Tuy nhiên, nếu thấy có đau mắt, mắt đổ ghèn nhiều,… hay bất kỳ dấu hiệu nào khác ngoài mắt đỏ, bạn nên đi khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp.
3. Viêm bờ mi
Ngủ dậy mắt đỏ đôi khi là do bạn mắc phải tình trạng viêm bờ mi. Viêm bờ mi xảy ra khi mí mắt bị viêm, thường do vi khuẩn gây ra, tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chú ý có thể gây viêm tấy, sưng đỏ, rất khó chịu.
Khi bị viêm bờ mi, bạn sẽ có các triệu chứng như nóng, rát, khó chịu ở mắt, chảy nước mắt, ngứa, sáng ngủ dậy mắt bị đỏ.
Để điều trị viêm bờ mi, bạn cần vệ sinh mí mắt sạch sẽ, nhỏ rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Nếu bạn thấy mắt đỏ sau khi ngủ dậy không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
4. Viêm màng bồ đào khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ 1 bên
Đây là tình trạng màng bồ đào (lớp giữa của mắt, nằm ở giữa võng mạc và kết mạc) bị viêm. Người bị viêm màng bồ đào có thể gặp phải các triệu chứng như: mắt bị đỏ, đau, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Hiện, nguyên nhân gây viêm màng bồ đào vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các bác sĩ nhãn khoa cho biết có thể là do tổn thương hoặc nhiễm trùng.
5. Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên khiến mắt bị đỏ nhưng không đau
Bạn nghĩ rằng sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên sẽ giúp bảo vệ đôi mắt tốt nhất? Thực tế có thể khác với những gì bạn nghĩ bởi nếu lệ thuộc vào thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài, nó có thể gây tác dụng ngược và khiến mắt đỏ mỏi khi ngủ dậy.
Để tránh gặp phải tình trạng mắt bị đỏ nhưng không đau do dùng thuốc nhỏ mắt, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào nhé.
6. Sử dụng kính áp tròng thường xuyên
Kính áp tròng có thể ngăn chặn lượng oxy đi tới mắt, từ đó khiến mắt xuất hiện những vằn đỏ. Nếu bạn dùng kính áp tròng quá lâu, thậm chí còn đeo ngay cả khi ngủ thì bạn sẽ gặp tình trạng ngủ dậy mắt bị đỏ, nhiễm trùng, nặng hơn là viêm giác mạc.
Để bảo vệ đôi mắt, bạn cần kiểm tra kính áp tròng thường xuyên. Sau khi về nhà, bạn hãy tháo kính ra và vệ sinh đúng cách. Trước khi tháo kính, bạn hãy nhớ rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vi khuẩn từ bàn tay không lây nhiễm vào mắt hoặc bám vào kính. Ngoài ra, trước khi ngủ, bạn cũng nên tra một ít thuốc nhỏ mắt để giúp đôi mắt được làm sạch và phục hồi trở lại.
7. Tại sao ngủ dậy khiến mắt bị đỏ? Chấn thương mắt
Ngủ dậy mắt đỏ cũng có thể là do mắt bạn đã gặp phải một chấn thương nào đó, chẳng hạn như bạn vô tình quẹt móng tay vô mắt. Khi mắt bị chấn thương, các mạch máu bên trong sẽ giãn ra để vận chuyển máu đến những vị trí bị tổn thương và chữa lành. Nếu bạn nghi ngờ mắt mình gặp phải vấn đề gì đó, hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời nhé.
8. Viêm loét giác mạc khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ
Giác mạc là một mảnh mô trong suốt nằm phía trước con ngươi. Viêm, loét giác mạc xảy ra khi giác mạc bị trầy hay nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, nấm, amip và virus.
Bệnh viêm giác mạc cần được điều trị sớm bởi nếu để lâu có thể dẫn đến mất thị lực, thậm chí mù lòa. Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
9. Mắt bị đỏ nhưng không đau sau khi ngủ dậy do xuất huyết mắt
Xuất huyết mắt là tình trạng một mạch máu dưới bề mặt mắt bị vỡ và máu tụ lại tạo thành một mảng màu đỏ tươi trong mắt.
Mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng thực tế, đây là thương tích khá phổ biến, không gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực và cũng không gây ra bất kỳ đau đớn, sưng viêm nào trong mắt. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám nhãn khoa nhằm xác định xem mắt của bạn có đang gặp phải những vấn đề gì khác hay không để có cách can thiệp và điều trị kịp thời.
10. Bệnh glôcôm
Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của trẻ 5 tuổi: Ba mẹ cần biết những gì?
Ngủ dậy mắt đỏ cũng có thể là do bạn đã mắc phải bệnh glôcôm (cườm nước). Glôcôm là bệnh gây tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và cuối cùng có thể dẫn đến việc mất thị lực không hồi phục. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 ở Việt Nam và trên thế giới.
Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng rất đa dạng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng thường gặp là:
- Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua
- Mờ mắt thoáng qua
- Nhìn thấy hào quang
- Nhức đầu
Khi có các triệu chứng trên, bạn đến bệnh viện khám để kiểm tra xem mình có đang mắc bệnh glôcôm hay không.
11. Mọc lẹo mắt khiến ngủ dậy mắt đỏ
Lẹo mắt có thể là nguyên nhân khiến mắt bị đỏ mỏi sau khi ngủ dậy, mắt cũng trở nên nhạy cảm ánh sáng hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn tấn công.
Nhìn chung, lẹo mắt không gây ảnh hưởng nhiều thị lực, bạn chỉ cần đợi khoảng vài ngày là nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn không nên chạm vào nốt lẹo hoặc cố gắng “nặn” bởi có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Nếu bạn thường xuyên mọc lẹo mắt hoặc mụt lẹo ảnh hưởng tới thị lực, hãy đi khám để bác sĩ có cách can thiệp phù hợp.
12. Ngủ dậy mắt đỏ do dị ứng
Dị ứng có thể khiến cho đôi mắt của bạn trở nên ngứa ngáy, chảy nước và đỏ. Nếu bạn cố dụi mắt thì bạn sẽ gặp tình trạng mắt đỏ ngầu nghiêm trọng hơn. Khi bạn hết dị ứng, đỏ mắt cũng sẽ biến mất nhưng còn tùy thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng mà bạn gặp phải.
Để khắc phục ngủ dậy mắt đỏ do dị ứng, bạn nên dùng nước sạch rửa mắt và sử dụng thuốc kháng histamin theo hướng dẫn của thầy thuốc nếu cần.
13. Mang thai khiến mắt đỏ sau khi ngủ dậy
Quá trình mang thai làm nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với đôi mắt. Cụ thể, đôi mắt có thể tiết ra ít nước mắt hơn, khiến bạn cảm thấy bị kích thích, khó chịu, đôi khi mắt có thể trở nên đỏ ngầu và nhạy cảm với ánh sáng.
14. Ngồi trước màn hình trong thời gian dài có thể khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ
Mắt bị đỏ, khô là kết quả của tình trạng thiếu độ ẩm. Động tác chớp mắt có thể giúp bổ sung độ ẩm cho mắt. Tuy nhiên, khi làm việc trên máy tính, số lần chúng ta chớp mắt thường ít hơn một nửa so với bình thường. Do đó, bạn hãy dành một ít thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để phòng ngừa điều này và cố gắng chớp mắt thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt.
15. Hút thuốc khiến bạn ngủ dậy bị đỏ mắt
>>>>>Xem thêm: Bạn có nên áp dụng phương pháp luyện ngủ Cry It Out cho bé?
Theo nhiều nghiên cứu, khói thuốc có chứa đến 4.000 hóa chất độc hại, trong số đó có những chất có thể gây tổn thương đôi mắt như formaldehyde, amoniac và hydro sunfua. Những hóa chất này có thể gây kích ứng mắt, khiến mắt bị viêm và chảy máu. Bên cạnh đó, việc hút và tiếp xúc nhiều với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
16. Bơi lội
Bạn bị đỏ mắt sau khi đi bơi? Nguyên nhân là do clo và một số vi khuẩn trong bể bơi gây kích thích mắt. Bạn có thể chăm sóc đôi mắt bằng cách không đeo kính áp tròng khi bơi và trang bị cho mình một chiếc kính bơi.
17. Thiếu ngủ gây ngủ dậy mắt bị đỏ nhưng không đau
Đôi mắt mệt mỏi vì thiếu ngủ có thể đi kèm theo triệu chứng tròng mắt đỏ ngầu. Lý do là tình việc thiếu ngủ làm giảm lượng oxy đến mắt, làm cho các mạch máu giãn nở và khiến mắt có màu đỏ.
Không những vậy, theo các chuyên gia, việc bạn bị mất ngủ kéo dài sẽ khiến giác mạc không được bôi trơn hiệu quả, dẫn đến khô và đỏ mắt.
Cách tốt nhất để làm dịu mắt là ngủ nhiều hơn, sử dụng nước mắt nhân tạo và đắp gạc lạnh để giảm bớt sự khó chịu.
18. Ngủ dậy bị đỏ mắt có thể do uống nhiều rượu
Việc uống quá nhiều rượu vào đêm hôm trước sẽ khiến cho đôi mắt của bạn nổi chằng chịt những mạch máu vằn đỏ vào sáng hôm sau. Nguyên nhân do rượu là chất kích thích, khi “nạp” quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị giãn nở, dẫn đến đỏ mắt. Nếu bạn uống càng nhiều thì sẽ càng thấy rõ những mạch máu vằn đỏ trong mắt.
Sau khi uống, rượu sẽ ở lại trong cơ thể một thời gian nhất định, khi nào rượu được đào thải hết, đôi mắt của bạn mới trở lại bình thường. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để giảm bớt tình trạng ngủ dậy mắt đỏ.
19. Không chú ý giữ vệ sinh cá nhân
Mỗi ngày, bàn tay chúng ta phải tiếp xúc, va chạm với rất nhiều đồ vật chứa các vi sinh vật gây hại mà không hề hay biết, chẳng hạn như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, thang cuốn, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Nếu vô tình, bạn đưa tay chạm vào mắt, những vi khuẩn này sẽ thừa cơ hội tấn công và khiến đôi mắt bạn bị viêm, gây đỏ và ngứa mắt.
Để tránh tình trạng ngủ dậy mắt đỏ này, bạn cần rửa tay thường xuyên, nhất là vào những thời điểm quan trọng như sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn. Vệ sinh bàn tay là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Khi ngủ dậy mắt đỏ, bạn cần phải làm gì?
Ngủ dậy mắt đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy, nếu thấy mắt bị đỏ đột ngột và đi kèm với các triệu chứng khác như khó chịu, ngứa, mắt mờ, hãy đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Bạn nên:
- Không tự ý sử dụng thuốc khi thấy ngủ dậy mắt đỏ. Một số loại thuốc có tác dụng làm các mạch máu trên màng cứng co lại khiến mắt bớt đỏ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào nó. Hơn thế nữa, khi ngừng sử dụng thuốc, mắt của bạn sẽ bị đỏ nặng hơn. Do đó, bạn nên đi khám để bác sĩ kê đúng loại thuốc phù hợp.
- Dừng đeo kính áp tròng khi mắt bị đỏ và nên đi khám ngay để xác định xem kính áp tròng có phải là “thủ phạm” khiến mắt bạn bị đỏ hay không.
- Tăng độ ẩm cho mắt bằng nước nhỏ mắt an toàn hoặc nước mắt nhân tạo
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm sưng
- Vệ sinh mắt sạch sẽ, thường xuyên lau mắt bằng khăn sạch.
- Không chạm mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay
Bên cạnh những biện pháp trên, bạn và gia đình mình cũng nên rửa tay thường xuyên để tránh không cho vi khuẩn, khói bụi lây nhiễm vào mắt. Để làm được điều này, bạn cần giữ gìn thói quen rửa tay và vệ sinh sạch sẽ nhằm phòng tránh tình trạng ngủ dậy mắt đỏ.