Hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã đều trải qua những lần ngủ mơ. Tuy được xem là hiện tượng khá bình thường, nhưng bạn có biết rằng ngủ mơ thường xuyên có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe bạn.
Bạn đang đọc: Ngủ mơ thường xuyên báo hiệu tình trạng gì? Làm sao khắc phục?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về tác hại của việc ngủ mơ thường xuyên và những cách để hạn chế tình trạng này.
Nội Dung
Ngủ mơ là gì?
Ngủ mơ hay còn gọi là giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh – RAPID EYE MOVEMENT) là 1 trong 2 trạng thái cơ bản của giấc ngủ (giấc ngủ NREM – chuyển động mắt không nhanh và giấc ngủ REM. Ngoài ra, ngủ mơ còn là một giai đoạn ngủ không sâu với sự hoạt động điện não mạnh mẽ tại vùng não trước và não giữa.
Khi vào giấc ngủ REM, hoạt động điện của não tăng lên gần như bằng lúc bạn thức tỉnh nên nó tạo ra những giấc mơ sống động. Đồng thời, trong giai đoạn này cơ thể cũng bị mất trương lực cơ (tức không có sự vận động của các cơ) ngoại trừ vùng cơ mắt và cơ hoành.
Giấc mơ xảy ra theo chu kỳ nhiều lần trong quá trình ngủ theo sự xuất hiện của giấc ngủ REM, nhưng nó chỉ chiếm khoảng thời gian nhỏ nhất trong các chu kỳ giấc ngủ (chỉ khoảng 25% tổng thời gian ngủ của 1 người trưởng thành.
Xem thêm: Cách ngủ nhanh trong vòng 10 đến 120 giây
Tại sao chúng ta ngủ mơ?
Chức năng của giấc mơ sẽ giúp chúng ta:
- Củng cố lại những ký ức, trí nhớ, học tập
- Quản lý cảm xúc
- Thể hiện những mong muốn sâu kín nhất khi còn thức
- Tạo cơ hội cho chúng ta tìm ra cách giải quyết cho vấn đề đang đối mặt.
Ngoài ra, trong khi nhiều nhà nghiên cứu tin rằng giấc mơ là điều cần thiết đối với sức khỏe tinh thần, tình cảm và thể chất; một số khác lại cho rằng giấc mơ thường không có mục đích thực sự nào cả.
Một số yếu tố góp phần hình thành nên việc ngủ mơ thường xuyên là do:
- Tâm lý stress, trầm cảm, căng thẳng, áp lực quá mức do công việc, học tập
- Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia,…
- Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt
- Mắc 1 số các bệnh lý khác như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt dẫn đến tình trạng thiếu oxy thoáng qua… từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Ngủ không thường xuyên hoặc không đủ giấc
Điểm mấu chốt là, trong khi nhiều giả thuyết đã được đề xuất thì không có sự đồng thuận nào giải đáp về lý do tại sao chúng ta mơ.
Xem thêm: 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng cả ngày dài
Khi nào ngủ mơ là bệnh lý?
Tùy theo sức khỏe của mỗi người, hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên đa số các trường hợp ngủ mơ không đi theo quy luật, hoặc ngủ mơ thường xuyên khi mệt mỏi thì cũng không được tính.
Nếu diễn ra trạng thái ngủ mơ thường xuyên và lặp đi lặp lại kèm theo cảm giác mệt mỏi, ngủ mê mệt thì bạn nên gặp bác sĩ để được theo dõi thêm. Ngoài ra, đối với một số trường hợp nặng thì việc ngủ mơ thường xuyên còn gây ra hiện tượng đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ,.. vẫn được xem là hiện tượng đáng quan ngại.
Xem thêm: 12 cách để không suy nghĩ khi ngủ
Tác hại của ngủ mơ thường xuyên đối với sức khỏe
Tình trạng thường xuyên ngủ mơ kéo dài có thể gây ra 1 số các tác hại như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, không thoải mái sau khi tỉnh dậy
- Giấc mơ kéo dài đến sáng, tỉnh giấc giữa đêm và sau đó khó tiếp tục ngủ lại
- Gián đoạn giấc mơ do bất cứ nguyên nhân gì cũng đem lại cảm giác mệt mỏi và uể oải khi thức dậy
- Tâm lý bị khủng hoảng, lo lắng
- Ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống
- Trong quá trình khủng hoảng tâm lý thì bạn liên tục bắt gặp những giấc mơ hãi hùng, ác mộng. Do đó khi thức dậy sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và lo lắng.
Ngủ nằm mơ thường xuyên, ngày nào cũng mơ có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến bạn mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó chịu,.. ảnh hưởng đến hoạt động công việc và cuộc sống.
Cách hạn chế ngủ mơ thường xuyên
Để giảm bớt tần suất ngủ mơ thường xuyên, bạn có thể nghiên cứu 1 số phương thức sau đây:
Giảm thiểu căng thẳng, áp lực trước khi ngủ
Bạn cần chú ý không nên vận động quá sức hay thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ một cách trọn vẹn. Ngoài ra, bạn vẫn nên chuẩn bị yếu tố tâm lý, thư giãn đầu óc bằng các bản nhạc nhẹ hoặc thử tô màu, vẽ tranh, đọc sách trước khi ngủ hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ. Tuyệt đối tránh xa các bộ phim kinh dị vì sẽ khiến bạn dễ bị ám ảnh bởi các hình ảnh ghê sợ và dần hình thành trong giấc mơ về sau.
Tạo không gian ngủ thật thoải mái, sạch sẽ và yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn có thể làm bạn thức giấc giữa đêm, tránh bật đèn quá sáng.
Tìm hiểu thêm: Ngủ dậy mắt bị sưng là do đâu? Sưng mắt khi ngủ dậy phải làm sao?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Bạn cần đảm bảo tuân thủ ăn uống điều độ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe hoặc có thể tập các bài thể dục nhẹ trước khi ngủ. Trong đó, việc đi bộ trước lúc ngủ cũng giúp thư giãn đầu óc và lưu thông khí huyết hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như: sử dụng rượu, chè, cà phê, thuốc ngủ,… vì chúng sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn chập chờn và dễ gặp ác mộng.
Điều quan trọng khác mà bạn cần phải nhớ là không nên để bụng đói hoặc ăn quá no trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn 1 lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây cảm giác khó ngủ hay tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, từ đó khiến cho bạn dễ tăng cân.
Chỉnh các tư thế ngủ để hạn chế ngủ mơ thường xuyên
Các tư thế ngủ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm bớt tình trạng ngủ mơ. Bạn không nên đặt tay lên trước ngực, đặc biệt là phần tim bởi vì tư thế ngủ đó sẽ khiến cho tim bị chèn ép. Lúc này thì tim sẽ bị co bóp chậm lại làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não.
>>>>>Xem thêm: Đặt stent là gì? Quy trình và biến chứng thường gặp
Khi ngủ, bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngủ ngửa người hoặc nằm nghiêng sang 1 bên nếu muốn. Tuy vậy nhưng bạn vẫn không nên ép mình vào 1 tư thế cố định vì sẽ tạo căng thẳng lên cho cơ thể bạn. Do đó bạn có thể lựa chọn cho mình 1 vài tư thế ngủ quen thuộc miễn là bạn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn mỗi khi thức dậy.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nói mớ khi ngủ có đáng lo? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Chú ý đến thời lượng giấc ngủ
Trung bình thì bạn chỉ nên ngủ từ 7h-8h/ngày, không nên ngủ quá mức vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rằng thời lượng ngủ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn cần phải tự cân chỉnh thời gian ngủ sao cho hợp lý nhất với bản thân để cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe thể lực và tăng cường trí lực để đảm bảo được thời gian làm việc hiệu quả và tránh tình trạng ngủ mơ thường xuyên.
Ngủ mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong quá trình ngủ và đây là 1 hiện tượng hoàn toàn bình thường của mỗi người để phản ánh những nhu cầu, mong muốn khi còn nhận thức. Tuy nhiên nếu tình trạng này liên tục kéo dài, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ngủ li bì thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị phù hợp.