Schisandra chinensis là một vị thuốc thường thấy trong Đông y. Đồng thời, đây cũng là loại trái cây có năm vị (gồm ngọt, mặn, đắng, cay và chua) nên nó còn được nhiều người biết đến qua tên gọi ngũ vị tử.
Bạn đang đọc: Ngũ vị tử và những điều bạn có thể chưa biết
Hạt của quả ngũ vị tử chứa rất nhiều lignan, một nhóm hoạt chất phytoestrogen có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
Thông thường, mọi người dùng ngũ vị tử như một loại thực phẩm. Tuy nhiên, loại quả này còn được sử dụng cho mục đích y học trên khắp châu Á, đặc biệt là ở Nga và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, ngũ vị tử được nhận định là có lợi cho khí công (năng lượng vốn có trong mọi sinh vật). Nó tác động tích cực đến một số kinh mạch trong cơ thể, bao gồm cả tim, phổi và thận.
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Phytoestrogen liệu có tốt cho sức khỏe hay không?
Nội Dung
Các dạng thường dùng của ngũ vị tử
Schisandrins A, B và C là các hợp chất có hoạt tính sinh học, chiết xuất từ quả mọng của cây schisandra hay ngũ vị tử. Một số chuyên gia y tế có thể khuyến nghị bạn sử dụng các chiết xuất này dưới dạng bột, lỏng hoặc thuốc viên.
Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng ngũ vị tử ở dạng sấy khô hoặc nước ép.
Những lợi ích sức khỏe do ngũ vị tử mang lại
Những chuyên gia Đông y thường sử dụng ngũ vị tử để điều trị một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Một số dữ liệu khoa học từ các cuộc nghiên cứu trên động vật và người cho thấy ngũ vị tử ảnh hưởng tích cực đến nhiều bệnh lý, bao gồm:
Bệnh Alzheimer
Theo một nghiên cứu vào năm 2017, Schisandrin B có tác động tích cực đáng kể đối với bệnh Alzheimer. Nhiều nhà nghiên cứu xác định rằng điều này là nhờ Schisandrin B có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các amyloid beta peptide dư thừa trong não. Những peptide này là một trong các yếu tố chính chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của mảng bám amyloid, một chất được tìm thấy trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng Schisandrin B còn có thể hiệu quả trong việc chống lại cả bệnh Alzheimer lẫn bệnh Parkinson, nhờ vào tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào thần kinh của ngũ vị tử đối với các tế bào vi mô trong não.
Các bệnh về gan
Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2013 cho thấy phấn hoa được chiết xuất từ cây ngũ vị tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trước những thiệt hại gây ra trong gan chuột. Schisandrin C còn có khả năng đối phó với tình trạng thương tổn gan ở những người mắc bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan cấp hoặc mạn tính.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có nguy cơ dẫn đến nhiều tình trạng tổn thương gan nặng nề, ví dụ như viêm gan nhiễm mỡ hay thậm chí là xơ gan và suy gan. Khi bệnh diễn ra, số lượng axit béo và tình trạng viêm ở gan tăng nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Schisandrin B có thể giảm số lượng axit béo này ở chuột đáng kể. Cơ chế hoạt động của hợp chất trên tương tự một chất chống oxy hóa cũng như chống viêm điển hình.
Tuy nhiên, giả thiết ngũ vị tử hữu ích với việc điều trị các bệnh về gan cần có thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng ở người nhằm củng cố độ tin cậy trước khi đưa loại quả này áp dụng thực tiễn.
Bạn có thể quan tâm: Cảnh báo người béo mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và 5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết.
Mãn kinh
Một nghiên cứu tiến hành vào năm 2016 đã phân tích tác dụng chiết xuất từ ngũ vị tử đối với phụ nữ có triệu chứng mãn kinh. Nghiên cứu đã theo dõi 36 phụ nữ mãn kinh trong suốt một năm. Các nhà nghiên cứu xác định rằng loại thảo dược ngũ vị tử có hiệu quả trong việc giảm bớt một số triệu chứng mãn kinh, bao gồm:
- Dễ kích động
- Đổ nhiều mồ hôi
- Nhịp tim nhanh
Phiền muộn
Một nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy chiết xuất của cây ngũ vị tử còn có tác dụng chống trầm cảm ở chuột. Các nghiên cứu bổ sung tiếp theo về chuột, dưới sự điều hành bởi cùng một nhà nghiên cứu chính, đã củng cố phát hiện này. Tuy nhiên, ngũ vị tử và công dụng tiềm năng của nó trước căn bệnh trầm cảm vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi ở người.
Căng thẳng
Một số chuyên gia tin rằng ngũ vị tử có thể có đặc tính adaptogen, giúp cơ thể chống lại những tác động tiêu cực từ sự lo lắng và căng thẳng, kèm theo việc tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà
Hen suyễn
Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra giả thiết chiết xuất từ ngũ vị tử có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị một số rối loạn ở hệ hô hấp, bao gồm cả hen suyễn.
Một nghiên cứu vào năm 2014 ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng loại trái cây này có tác dụng chống hen suyễn bằng cách ức chế các kháng thể kích thích dị ứng trong khi làm giảm phản ứng tăng cường khiến đường thở bị co thắt và đóng lại.
Nghiên cứu này có thể xem là yếu tố giúp bổ sung độ tin cậy cho giả thiết ngũ vị tử có khả năng làm giảm ho và viêm phổi ở chuột lang tiếp xúc với khói thuốc lá trong một cuộc nghiên cứu khác đã tiến hành trong quá khứ.
Tăng huyết áp
Trong y học Hàn Quốc, schisandra đôi khi được sử dụng để điều trị các triệu chứng tim mạch liên quan đến mãn kinh.
Trong một nghiên cứu vào năm 2009 tiến hành tại Đại học Quốc gia Pusan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra các chiết xuất từ ngũ vị tử có thể giúp các mạch máu tim giãn nở, cải thiện tình trạng máu lưu thông và hạ huyết áp trên chuột bạch.
Cơ chế hoạt động của chiết xuất ngũ vị tử là ức chế sự sản xuất oxit nitric, giúp các mạch máu giãn ra tương tự cơ chế của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, ví dụ như thuốc chẹn kênh canxi.
Bạn có thể muốn biết: Hỏi đáp về thuốc điều trị tăng huyết áp.
Liệu ngũ vị tử có tác dụng phụ hay rủi ro khi sử dụng?
Bạn nên để ý đến liều lượng ngũ vị tử được sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Dùng quá nhiều ngũ vị tử có nguy cơ trực tiếp dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày, chẳng hạn như ợ nóng. Vì lý do này, ngũ vị tử, cũng như các chiết xuất từ loại thảo dược này, không phù hợp với những người đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, bao gồm:
- Loét dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Tăng axit hydrochloric trong dịch vị
Bên cạnh đó, ngũ vị tử còn có thể gây ra sự thèm ăn bằng cách tạo khẩu vị cho người dùng.
Ngược lại, thảo dược ngũ vị tử không thích hợp với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ về việc sử dụng loại quả này trước khi bắt đầu sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của men vi sinh trong điều trị hội chứng ruột kích thích
Trong một số trường hợp hy hữu, ngũ vị tử có khả năng gây phản ứng dị ứng ở một số người mẫn cảm với các hoạt chất trong loại quả này, bao gồm ngứa hoặc phát ban.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.
Tổng kết
Ngũ vị tử nổi tiếng là vị thuốc Đông y lâu đời ở châu Á, đặc biệt là tại hai quốc gia Nga và Trung Quốc. Loại quả này có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại một số bệnh, bao gồm các bệnh về gan hay Alzheimer.
Mặc dù nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật đã cho thấy ngũ vị tử có tác dụng trong việc đối phó với trầm cảm, những phát hiện này cần được nghiên cứu sâu hơn ở các thử nghiệm lâm sàng trên người trước khi các chuyên gia có thể được công bố rộng rãi.
Ngũ vị tử tương đối lành tính với hầu hết người dùng. Tuy nhiên, những người trong các trường hợp sau đây cần có sự chấp thuận từ bác sĩ nếu muốn sử dụng ngũ vị tử:
- Bà bầu
- Phụ nữ đang cho con bú
- Những người đang gặp vấn đề về dạ dày, ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài ra, để tránh tác dụng phụ, bạn cần ghi nhớ một điều quan trọng là không lạm dụng vị thuốc này.