Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Ngứa cơ thể là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhưng ngứa chân khi mang thai có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Ngứa chân khi mang thai thường khiến mẹ bầu khó chịu ở khu vực bàn chân và bàn tay, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như tình trạng ngứa đi kèm với việc da đang căng ra thông thường trong thai kỳ, hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến gan hoặc thậm chí sức khỏe của thiên thần nhỏ.

Ngứa chân khi mang thai có nghiêm trọng không?

Nếu mẹ bầu chỉ bị ngứa da thôi thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, khi cảm thấy tình trạng ngứa xảy ra ở bàn tay và chân trongtam cá nguyệt thứ ba đi kèm với các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và ăn mất ngon, đây có thể không chỉ là vấn đề về da.

Một biến chứng thường gặp của hiện tượng ngứa chân khi mang thai là bệnh ứ mật – tình trạng suy yếu của dịch tiêu hóa từ gan. Bệnh thường đi kèm với việc khiến nước tiểu sậm màu và sáng màu phân. Chất dư thừa trong máu có thể gây độc cho em bé, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc hít phải nước ối phân su, dẫn đến khó thở khi sinh hay thậm chí nặng hơn là tử vong.

Bên cạnh đó, ứ mật có thể khiến mẹ bầu hấp thu kém các vitamin A, D, E và K (vitamin tan trong chất béo) nhưng tình trạng này sẽ được khắc phục sau khi sinh con. Bệnh ứ mật cũng mang lại nguy cơ mẹ bầu gặp phải các biến chứng nguy hiểm, khả năng tái phát cao trong lần mang thai tiếp theo.

Tại sao bà bầu bị ngứa chân trong thai kỳ?

Những vùng da bị căng trong thai kỳ như bụng, bắp đùi và bàn chân, sẽ trở nên ngứa nhưng không gây ra quá nhiều rắc rối. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý ứ mật như trên có thể xảy ra nếu một phụ nữ mang thai cảm thấy ngứa ngáy kèm theo ngứa dữ dội trên lòng bàn tay, nước tiểu có màu sẫm, phân màu nhạt, vàng da và mắt.

Nguyên nhân của ứ mật trong thai kỳ không rõ ràng, nhưng các chuyên gia nghi ngờ là do sự thay đổi hormone gây ra dẫn đến dịch mật bị tích tụ, thay vì chảy vào ruột từ gan. Mật được sản xuất trong gan, nhưng nếu chảy đến ruột bị cản trở thì chất dịch có thể xâm nhập ngược lại vào máu và gây ra những triệu chứng bất thường như bị ngứa chân. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là do một số yếu tố di truyền.

Làm dịu tình trạng ngứa chân khi có thai

Tìm hiểu thêm: Hẹp động mạch cảnh

Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Muốn chẩn đoán bị ứ mật, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vượt qua cảm giác ngứa chân khi mang thai hoặc lòng bàn tay bằng một số biện pháp dưới đây:

Uống nhiều nước giúp giảm ngứa chân

Để hỗ trợ làm dịu cơn ngứa chân ở bà bầu, bạn nên bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải, tăng cường hoạt động bài tiết và thải độc. Bên cạnh đó, chườm đá lạnh cũng giúp giảm cảm giác ngứa khá hiệu quả đấy.

Bà bầu bị ngứa chân có thể dùng kem dưỡng da

Kem dưỡng da dịu nhẹ có thể giúp giảm ngứa. Một số thuốc uống có thể không an toàn khi dùng để chữa ngứa trong thời kỳ mang thai. Bạn nên sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng da có chứa calamine hoặc các thành phần lành tính khác đã được kiểm nghiệm rõ ràng.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể sử dụng gel lô hội để xoa bóp chân trước khi lúc đi ngủ nhằm giúp làm dịu cơn ngứa và nghỉ ngơi dễ dàng hơn.

Bổ sung khoáng chất giảm ngứa chân khi mang thai

Ứ mật trong quá trình mang thai có thể làm giảm khả năng hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, bạn nên dùng thêm các loại thuốc bổ sung như vitamin K, chất cần thiết để thực hiện chức năng đông máu.

Giục sinh là biện pháp cuối cùng nếu bị ngứa nặng

Mẹ bầu có thể được giục sinh khi thai nhi đã đủ tuổi (37 tuần) nếu tình trạng ngứa nặng. Tuy nhiên, trong trường hợp phổi cũng như các chức năng khác của bé vẫn phát triển bình thường và không có dấu hiệu xấu, bác sĩ sẽ xem xét lại việc có nên giục sinh hay không. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *