Việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi gãy xương. Trái cây là một nguồn dinh dưỡng quan trọng không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn chứa nhiều dưỡng chất có thể hỗ trợ quá trình tái tạo và lành chữa xương. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp cho người bị gãy xương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại trái cây tốt nhất cho người bị gãy xương, giúp họ có thêm sức khỏe và nhanh chóng phục hồi.
Bạn đang đọc: Người bị gãy xương nên ăn trái cây gì? Những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương
Nội Dung
- 1 Vì sao trái cây rất cần thiết trong chế độ ăn của người bị gãy xương?
- 2 Người bị gãy xương nên ăn trái cây gì? Gợi ý những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương
- 2.1 Bị gãy xương nên ăn gì – trái cây giàu canxi là quan trọng nhất!
- 2.2 Những loại trái cây giàu vitamin D3 tốt cho người bị gãy xương
- 2.3 Hoa quả giàu magie cũng cần thiết cho người bị gãy xương
- 2.4 Trái cây cung cấp vitamin K giúp xương mau lành
- 2.5 Vitamin C trong nhiều trái cây cũng tốt cho người đang phục hồi sau gãy xương
Vì sao trái cây rất cần thiết trong chế độ ăn của người bị gãy xương?
Quá trình hồi phục sau chấn thương như gãy xương chia làm 2 giai đoạn: hậu phẫu và phục hồi. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hồi phục sau gãy xương. Các nhóm dưỡng chất quan trọng cần bổ sung tbao gồm: protein, chất xơ, vitamin C, kẽm, canxi và vitamin D.
Hầu hết mọi người vẫn thường nghĩ sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai hay sữa chua sẽ là nguồn canxi chủ yếu cung cấp dinh dưỡng để xương chắc khỏe.
Tuy nhiên, trái cây và rau quả có thể cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để xây dựng và duy trì khối lượng xương. Trong đó phải kể đến canxi, phốt pho, magie, vitamin K và vitamin D góp phần xây dựng xương chắc khỏe.
Bên canh đó, trái cây còn có nhiều hợp chất chống oxy hóa và lượng chất xơ dồi dào, giúp cho người bị gãy xương nâng cao đề kháng, chống táo bón và giải nhiệt cơ thể. Điều này đặc biệt có lợi với những người gãy xương mà tạm thời không đi lại được.
Người bị gãy xương nên ăn trái cây gì? Gợi ý những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương
Dưới đây là 4 nhóm trái cây nên được tăng cường trong chế độ ăn của người bị gãy xương:
Bị gãy xương nên ăn gì – trái cây giàu canxi là quan trọng nhất!
Canxi là thành phần quan trọng của xương, giúp xương đã gãy hoặc bị chấn thương phát triển và phục hồi. Thông thường, chúng ta thường nghĩ các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi chủ yếu. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ năm 1983 đến nay đều cho thấy những người có chế độ ăn châu Á, bao gồm nhiều rau xanh, cải thìa, bông cải xanh và bắp cải thường ít bị gãy xương hơn những người từ các quốc gia tiêu thụ nhiều sữa bò.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung canxi từ rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Vậy, bị gãy xương nên ăn trái cây gì để nhận được nhiều canxi? Đó là:
- Quả mọng: dâu đen, dâu tây, mâm xôi
- Trái cây họ cam quýt: chanh, cam, quýt, quất (tắc), bưởi hồng
- Mơ khô
- Quả sung
- Ổi
- Trái kiwi
- Đu đủ
- Quả hồng
- Mận
- Chuối
- Quả hạnh
Bạn cũng có thể bổ sung canxi thông qua các loại hạt như: Hạt lanh, hạt mè, hạt vừng trắng.
Những loại trái cây giàu vitamin D3 tốt cho người bị gãy xương
Vitamin D3 là chìa khóa để canxi có thể vào được trong xương và tái tạo lại xương bị gãy. Lượng vitamin D3 được khuyến nghị hàng ngày là 400 IU cho những người từ 51 đến 70 tuổi và 600 IU sau 70 tuổi. Nếu không đủ liều lượng vitamin D3, việc chữa lành xương có thể sẽ mất rất nhiều thời gian.
Cơ thể có thể sản xuất vitamin D3 từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, trong nắng cũng có rất nhiều tia UV có hại cho da. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng nên tập trung vào các loại thực phẩm giàu vitamin D3 hoặc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.
Ăn quả cam hoặc uống nước cam ép là nguồn vitamin D3 tuyệt vời mà bạn có thể bổ sung nếu đang quan tâm đến bị gãy xương nên ăn trái cây gì. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin D3 khác bao gồm cá béo chẳng hạn như cá thu, cá hồi, cá mòi và cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Tìm hiểu thêm: Nuôi thú cưng khi mang thai: Hại nhiều hơn lợi
Hoa quả giàu magie cũng cần thiết cho người bị gãy xương
Magie đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ canxi. Magie cũng là chất cấu hình nên xương, giúp xương tăng trưởng và thay mới nhanh chóng. Để cung cấp đủ lượng magie trong cơ thể, phụ nữ cần 320mg mỗi ngày và nam giới cần 420mg.
Dưới đây là danh sách gợi ý cho bạn:
- Bơ
- Chuối
- Dâu đen
- Quả sung
- Bưởi
- Trái ổi
- Quả kiwi
- Chanh dây
- Quả mâm xôi
- Đu đủ
- Dưa lưới
- Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt bí, hạt mè
Trái cây cung cấp vitamin K giúp xương mau lành
Cơ thể của bạn sử dụng vitamin K để tạo ra các protein cần thiết cho việc xây dựng xương chắc khỏe. Vitamin K cũng tác động đến quá trình tạo xương mới bằng cách điều chỉnh các tế bào tạo và hủy xương.
Bị gãy xương nên ăn gì? Đó là các loại trái cây giàu vitamin K bao gồm:
- Bơ
- Dâu đen
- Việt quất, nam việt quất
- Quả sung sấy khô
- Quả nho
- Trái kiwi tươi
- Dâu tằm
- Mận
- Quả mâm xôi
- Lê
Ngoài ra, vitamin K cũng được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh, dưa leo, bông cải xanh, súp lơ trắng, cá, gan, thịt, trứng và ngũ cốc.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để tránh mang thai? Bỏ túi 7 thực phẩm giúp ngừa thai
Vitamin C trong nhiều trái cây cũng tốt cho người đang phục hồi sau gãy xương
Collagen là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương. Vitamin C giúp cơ thể bạn tạo ra collagen, giúp xương gãy mau lành.
Bạn có thể tìm thấy vitamin C từ đa dạng các loại trái cây, có thể kể đến các loại trái cây họ cam quýt, quả kiwi, quả mọng (dâu tây, dâu tằm, việt quất, dâu đen…), cà chua,… Thực phẩm để lâu hoặc đun nóng có thể mất vitamin C, vì vậy hãy chọn trái cây tươi hoặc đông lạnh nhé.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “Bị gãy xương nên ăn trái cây gì?” rồi. Ăn nhiều trái cây và đa dạng các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống sẽ cung cấp rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, không những giúp xương bị gãy mau lành mà còn làm xương chắc khỏe và phòng ngừa được bệnh loãng xương.